Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tiền điện tử - Mỏ vàng giàu có hay trò lừa đảo?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Tiền điện tử là một bối cảnh tài chính thú vị và đang phát triển, nhưng không phải là không có rủi ro. 

    - Tiền điện tử không phải là một mỏ vàng được đảm bảo, cũng không phải lúc nào cũng là một trò lừa đảo, mà là một loại tài sản mới nổi cần được xem xét và thẩm định cẩn thận.  

    Thời gian gần đây, hầu hết mọi sự chú ý của nhà đầu tư đều hướng vào tiền điện tử và Bitcoin, khi giá của loại tài sản này tăng vọt lên đỉnh kỷ lục mọi thời đại. Một số người coi chúng như một hình thức tiền tệ mới mang tính cách mạng có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về tiền, trong khi những người khác coi chúng chẳng khác gì một bong bóng đầu cơ hoặc một trò lừa đảo. Hãy cùng Tititada xem xét kỹ hơn về tiền điện tử và Bitcoin để xác định xem chúng là những mỏ vàng đích thực hay chỉ là những trò lừa đảo nhếch nhác.

    Tiền điện tử là gì?

    Tiền điện tử là loại tiền kỹ thuật số, hay tiền ảo sử dụng mật mã để bảo mật, hoạt động độc lập với ngân hàng trung ương hoặc chính phủ và được phân cấp. Trong đó, Bitcoin là loại tiền điện tử đầu tiên và nổi tiếng nhất, được tạo ra vào năm 2009 bởi một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân vô danh sử dụng bút danh Satoshi Nakamoto.

    Tiền điện tử, giống như Bitcoin không có tính chất vật lý như tiền xu hay tiền giấy, chúng chỉ tồn tại trong lĩnh vực kỹ thuật số, nhờ đó, lợi ích lớn nhất mà chúng mang lại là cho phép thực hiện các giao dịch gần như tức thời với chi phí thấp. Bởi vì nó hoạt động trên một mạng lưới phi tập trung nên không có bên trung gian nào tham gia vào quá trình này, nghĩa là phí giao dịch thường thấp hơn nhiều so với phí giao dịch liên quan đến ngân hàng truyền thống. Ngoài ra, vì nó hoạt động trên mạng ngang hàng nên các giao dịch có thể được xử lý nhanh hơn nhiều so với các hệ thống ngân hàng truyền thống.

    Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của tiền điện tử chính là tính dễ biến động. Giá trị của Bitcoin được biết là biến động dữ dội trong một khoảng thời gian ngắn. Vào đầu năm 2020, Bitcoin tăng từ mức giá dưới 10,000 USD lên khoảng 30,000 USD vào đầu năm 2021. Sau đó, nó tăng gấp đôi lên mốc 60,000 USD rồi lại lao dốc mạnh xuống mức thấp nhất là 15,758 USD khi sàn tiền ảo lớn thứ hai thế giới FTX sụp đổ. 

    Ngoài ra, vì nó hoạt động bên ngoài các hệ thống ngân hàng truyền thống nên việc chuyển đổi tiền điện tử thành tiền tệ truyền thống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều này có thể gây khó khăn cho những người muốn sử dụng tiền điện tử cho các giao dịch hàng ngày. Nhà đầu tư tiền điện tử sẽ không được bảo vệ theo quy định của pháp luật như nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, nên khả năng bị lừa đảo, lợi dụng và mất tiền là rất cao.  

    Được gì và mất gì khi đầu tư tiền điện tử, Bitcoin?

    Đơn giản là, nếu đầu tư và thu được lợi nhuận cao, thì tiền điện tử và Bitcoin đích thực là mỏ vàng. Nếu đầu tư mà nó xuống giá, thì tiền điện tử và Bitcoin chính là một trò lừa đảo tinh xảo.

    Một số người coi tiền điện tử và Bitcoin như một mỏ vàng thời hiện đại, họ tin rằng nó có tiềm năng giúp các nhà đầu tư sớm trở nên giàu có. Thật vậy, nếu theo dõi biến động của Bitcoin, bạn có thể thấy rằng Bitcoin đã có những lúc tăng giá lên mốc cao nhất thời đại 68,991 USD vào tháng 11/2021. Vừa rồi, Bitcoin cũng đã phá đỉnh kỷ lục đó và tăng lên mức 72,750 USD khi các quốc gia như Anh và Mỹ cấp phép giao dịch liên quan đến tiền số.

    Sự tăng giá này của Bitcoin đã giúp nhà đầu tư trở thành “tỷ phú” chỉ sau một đêm. Nếu nhà đầu tư đầu tư 1,000 USD vào Bitcoin một năm trước, thì số tiền này tính đến ngày Bitcoin đạt kỷ lục 13/03/2024 tăng tương đương 202% lên 3,017 USD. Nếu đầu tư 1,000 USD vào Bitcoin 5 năm trước, số tiền này tính đến ngày 13/03/2024 sẽ là 13,028 USD, tương đương tăng 1,203%. Đầu tư càng sớm, nhà đầu tư càng lãi đậm hơn. Nhờ biến động mà không ai điều tiết hay quản lý, nhiều nhà đầu tư đều kỳ vọng rằng sẽ kiếm được lợi nhuận đáng kể từ Bitcoin.

    Mặt khác, việc thiếu quy định về tiền điện tử đã thu hút nhiều kẻ lừa đảo. Họ tạo ra tiền điện tử giả và lừa mọi người đầu tư vào chúng, để rồi tiền của họ “tự dưng” biến mất. Theo Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), hơn 46,000 người báo cáo đã mất hơn 1 tỷ USD tiền điện tử do các vụ lừa đảo khác nhau từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2022. Tuy nhiên, con số này chỉ bao gồm những người báo cáo thông tin này cho chính quyền, nghĩa là thực tế còn rất nhiều người bị mất tiền mà chưa thống kê hết. Một số vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử có thể kể đến là OneCoin (thiệt hại 25 tỷ USD), BitConnect (thiệt hại 4 tỷ USD), Bitclub Network (thiệt hại 722 triệu USD) và Bankman-Fried với cáo buộc gian lận tại FTX Trading Ltd. (FTX) (thiệt hại 8 tỷ USD).

    Tiền điện tử có tính biến động vô cùng cao và nó hoạt động trong một thị trường không được kiểm soát, nên tiền điện tử là một khoản đầu tư rủi ro đối với nhiều người. Không giống như cổ phiếu, biên độ giao động giá của Bitcoin là vô tận, nên lỗ cũng sẽ là vô tận. Hôm nay giá Bitcoin lên, ngày mai giá Bitcoin lại xuống là chuyện bình thường. Chẳng hạn như Bitcoin vừa lập kỷ lục với mức giá trên 72,000 USD vào 13/03, thì đến ngày 20/03/2024, Bitcoin lại rớt xuống dưới 62,000 USD, tương đương 16%. Thậm chí, một số trader cũng phải “toát mồ hôi” vì Bitcoin từ 66,000 USD bốc hơi còn 8,900 USD trên sàn BitMEX trong khi loại tiền này đang được giao dịch trên giá 66,000 USD ở các nền tảng đối thủ.

    Tiền điện tử và Bitcoin – Mỏ vàng thực thụ hay chỉ là một cái bẫy nhếch nhác?

    “High risk, high return” chính là câu nói đúng nhất cho đầu tư tiền điện tử, ranh giới giữa có tất cả và mất tất cả khi đầu tư tiền điện tử là rất mỏng manh và nó có thể diễn ra chỉ trong nháy mắt. Đã có những người thành công khi đầu tư vào tiền điện tử, đưa họ từ nghèo khó đến giàu có và đã truyền cảm hứng cho vô số cá nhân, thúc đẩy họ bước vào thế giới tiền kỹ thuật số.

    Nếu nói tiền điện tử là một trò lừa đảo thì quá nặng, vì đầu tư vào tiền điện tử cũng thu được lợi nhuận đáng kể và cơ hội đang dạng hóa cao hơn. Sự biến động cực độ của tiền điện tử có thể dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể nên đã khiến nhiều người hoài nghi, cho rằng những lời hứa hẹn làm giàu nhanh chóng chỉ là một cái bẫy. Ngoài ra còn có những rủi ro bảo mật liên quan đến đầu tư tiền điện tử. Các sự cố hack và trộm cắp đã xảy ra trong quá khứ.

    Điều cần thiết là phải tiếp cận tiền điện tử một cách thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng và hiểu rõ những rủi ro liên quan trước khi lao vào đầu tư tiền điện tử. Nhà đầu tư cũng có thể tìm kiếm lời khuyên chuyên nghiệp từ các chuyên gia tài chính chuyên về lĩnh vực này để giúp vượt qua những cạm bẫy tiềm ẩn.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán