Thông tin chung
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập vào năm 1993 và niêm yết trên sàn HoSE từ năm 2017. Hiện tại, VPBank đã phát triển mạng lưới lên tới 229 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp cả nước, và có tập khách hàng hợp nhất cán mốc 21 triệu khách hàng, tương đương 1/5 dân số Việt Nam. Hiện, VPBank là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống với hơn 79,300 tỷ đồng.
Cập nhật thông tin gần nhất
Kết thúc năm 2023, VPBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 38,174 tỷ đồng, giảm 6.9% so với năm 2022, và ghi nhận 10,987 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 48.2% và chỉ đạt được 46% mục tiêu đặt ra cho cả năm. Điểm sáng là mảng tài chính tiêu dùng - FE Credit đã thoát lỗ vào quý IV với lợi nhuận trước thuế đạt 208 tỷ đồng.
Trong năm 2023, VPBank đã thành công ký cam kết khoản vay song phương trị giá 300 triệu USD (tương đương 7,200 tỷ đồng), kỳ hạn 7 năm, với Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC), để thúc đầy tín dụng xanh tại Việt Nam.
Tính tới cuối năm 2023, quy mô khách hàng của
toàn hệ sinh thái VPBank đã vươn tới hơn 30 triệu người, riêng phân khúc khách
hàng cá nhân ghi nhận 4 triệu khách hàng tăng thêm so với cuối năm 2022.
Diễn biến giá cổ phiếu so với VNINDEX
Điểm nhấn tài chính
Tính cả năm 2023, VPBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 38,175 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 8,641 tỷ đồng, lần lượt giảm 6.9% và 48.9% svck 2022. Nhìn chung, ngoài thu nhập lãi, VPB ghi nhận kết quả kinh doanh ở các hoạt động khác cũng không mấy khả quan. Cụ thể, mặc dù lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 10.2% lên 7,096 tỷ đồng nhưng không đủ để bù đắp cho mức sụt giảm của lãi thuần từ các hoạt động khác, giảm 56.1% còn 4,646 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng chi phí hoạt động chỉ giảm nhẹ 1.5% còn 13,912 tỷ đồng, và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 10.6% lên 24,844 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của VPBank đạt 817,699 tỷ đồng, tăng 29.6% so với đầu năm, trong đó tiền gửi và cho vay các TCTD khác tăng đến 96%, đạt 94,094 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng gần 30% lên 551,622 tỷ đồng; và chứng khoán kinh doanh tăng 58% lên 12,326 tỷ đồng. Hơn nữa, nợ xấu tăng đến 12.8% lên 28,345 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của VPB đạt 5.14%, giảm nhẹ so với mức 5.92% vào đầu năm. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đã lên đến 17.1%, ở mức cao nhất trong các ngân hàng.
Về phía nguồn vốn, tổng dư nợ của VPB đạt 677,753 tỷ đồng, tăng 28%, trong đó tiền gửi của khách hàng tăng mạnh 46% lên 442,368 tỷ đồng và tiền gửi không kỳ hạn cũng ghi nhận tăng, giúp tỷ lệ CASA của ngân hàng tăng lên 17.0% từ mức 16.5% vào cuối năm 2022. Một trong những sự kiện nổi bật của VPBank trong năm 2023 là việc phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Tập đoàn SMBC (Nhật Bản) với tổng giá trị đạt 1.5 tỷ USD, giúp nâng tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của ngân hàng lên gần 140 nghìn tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2022.
Trong năm 2023, VPB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 24,003 tỷ đồng, tăng 13.1% so với thực hiện năm 2022. Như vậy, kết thúc năm 2023, VPB chỉ hoàn thành được 46% kế hoạch cả năm.
VPBank kỳ vọng sự phục hồi của thị trường trong năm 2024 sẽ mang tới một kịch bản tăng trưởng lạc quan cho ngân hàng và các công ty con trong hệ sinh thái. Ngân hàng, theo đó đã xây dựng kịch bản kinh doanh tăng trưởng trên 20% (số liệu cụ thể sẽ được trình tại đại hội cổ đông thường niên tổ chức trong tháng 4).
VPBank xác định mục tiêu chiến lược phát triển 5 năm lần thứ 3 (2022-2026) trở thành ngân hàng có vị trí vững chắc trong Top 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đạt quy mô thuộc Top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á.
Theo tầm nhìn chiến lược 2022-2026 được đề ra, VPBank đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình hàng năm lên tới 36% ở nhiều tiêu chí, như tín dụng 35%, huy động khách hàng 36%, lợi nhuận trước thuế 31% và vốn chủ sở hữu 25%. VPBank sẽ tập trung tăng trưởng các phân khúc ngân hàng bán lẻ và SME (Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ).
Định giá cổ phiếu so với VNINDEX
Khuyến nghị đầu tư của các CTCK
Giá mục tiêu là định giá công ty do các nhà phân tích thuộc các công ty chứng khoán đánh giá và phân tích. Các nhà phân tích so sánh giá thị trường và giá mục tiêu để đưa ra quyết định mua bán. Thông thường, khi giá thị trường thấp hơn mức định giá một mức nhất định sẽ có Khuyến Nghị Mua. Ngược lại nếu giá thị trường cao hơn mức định giá thì sẽ là Khuyến Nghị Bán.
Giá trị khoản đầu tư 100K VND vào các kênh tài sản qua các năm
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.