Giới thiệu cổ phiếu ngành Vật liệu cơ bản
19/05/23
Lĩnh vực vật liệu cơ bản bao gồm các công ty sản xuất các loại vật liệu cần thiết để tạo ra những đồ vật chúng ta sử dụng hàng ngày. Do vậy nó đã trở thành một ngành quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Hãy cùng Tititada tìm hiểu về cổ phiếu vật liệu cơ bản; một số cổ phiếu vật liệu nổi bật cũng như ưu điểm và rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngành này nhé!
Lĩnh vực vật liệu cơ bản bao gồm nhiều công ty với ngành khác nhau, bao gồm cả những công ty sản xuất hoặc khai thác:
- Hóa chất, nhựa và thủy tinh
- Vật liệu xây dựng
- Giấy, lâm sản và bao bì sản phẩm
- Kim loại và khoáng sản
Mặc dù có nhiều công ty hoạt động trong ngành vật liệu, nhưng những công ty sau đây nổi bật là một số cổ phiếu vật liệu hàng đầu mà bạn có thể xem xét tới:
1. Hoà Phát (HoSE: HPG):
HPG là một tập đoàn sản xuất công nghiệp đa ngành, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực thép xây dựng, ống thép và tôn mạ. Sản xuất sắt thép là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn của tập đoàn.
Hòa Phát có thị phần thép xây dựng đứng đầu cả nước, khoảng 30-35% cả nước và 50% tại khu vực phía Nam; trong khi đó sản phẩm tôn mạ nằm trong Top 5.
Thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát nhận được nhiều đơn đặt hàng từ khu vực châu Á, châu Âu. Tập đoàn đã xuất khẩu thép xây dựng tới gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp thế giới.
Đồng thời, Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á với quy mô công suất 8.5 triệu tấn/năm.
T7/2023, HPG sản xuất
633,000 tấn thép thô và sản lượng bán hàng thép các loại đạt 555,000 tấn, lần lượt tăng 22% và 3% so với tháng trước.
Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn thép ở Việt Nam với thị phần tôn mạ đạt 29%, trong 11 tháng đầu năm 2022 và là nhà xuất khẩu tôn thép hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn Hoa Sen hiện sở hữu 10 nhà máy trải khắp 3 miền, nhằm sản xuất và cung ứng nhanh nhất các sản phẩm Tôn, Thép dày mạ, Ống kẽm, Ống nhựa cho thị trường theo từng khu vực.
HSG có hơn 500 chi nhánh – cửa hàng bán lẻ trải rộng khắp các vùng miền trên cả nước.
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM), hay Đạm Cà Mau, được thành lập vào năm 2011.
Công ty chuyên sản xuất phân bón và hợp chất nitơ bao gồm các hoạt động: sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, phân phối và xuất nhập khẩu sản phẩm phân bón và hóa chất dầu khí.
Năm 2022, DCM đạt sản lượng tiêu thụ đạt hơn 1 triệu tấn, doanh thu đạt 111% kế hoạch năm, nhờ giá bán phân bón tăng cao so với các năm trước do đại dịch Covid-19, cước vận chuyển tăng mạnh cũng như giá dầu, giá khí tự nhiên tăng cao.
Năm 2022, DCM gặt hái nhiều thành tích nổi bật: sản lượng tiêu thụ đạt hơn 1 triệu tấn, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 111% kế hoạch năm.
Điều này là nhờ giá bán phân bón tăng cao so với các năm trước do đại dịch Covid-19, cước vận chuyển tăng mạnh cũng như giá dầu, giá khí tự nhiên tăng cao.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM), hay Đạm Phú Mỹ, được thành lập vào năm 2003. Các hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất.
Trong 10 tháng đầu năm 2022, DCM là công ty xuất khẩu ure lớn nhất tại Việt Nam với hơn 194 triệu đô, xếp thứ hai là DPM với 138 triệu đô.
Với tính chất ngành theo chu kỳ, năm 2022 DPM lập kỷ lục về các kết quả doanh thu và lợi nhuận và chia gần 2,800 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, tương đương 7,000 đồng/cổ phiếu.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE: GVR) thành lập năm 1975.
GVR tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm trồng, chế biến, kinh doanh cao su; chế biến gỗ; sản phẩm công nghiệp cao su; đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tập đoàn có nguồn lực lớn về đất đai để khai thác và phát triển trồng rừng nguyên liệu.Đặc biệt, GVR kỳ vọng chuyển đổi được 7,000 - 8,000 ha đất cao su thành đất Khu công nghiệp vào cuối năm 2025.
Các công ty vật liệu hàng đầu thường có vị thế tài chính tốt hơn và được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh.
Các công ty hàng đầu này cũng thường có xếp hạng trái phiếu ở mức cao, nợ được kiểm soát một cách tương đối tốt và có chi phí sản xuất thấp.
Những yếu tố này giúp họ vẫn có thể kiếm lợi nhuận ngay cả khi giá nguyên vật liệu giảm.
Các công ty vật liệu có nhiều khả năng tăng trưởng hơn trong điều kiện kinh tế khả quan, nhất là trong giai đoạn tăng giá.
Tuy nhiên, ngay cả khi nền kinh tế đang phát triển, sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này có thể hạn chế khả năng tạo ra lợi nhuận của các công ty, và làm cho giá của cổ phiếu của chúng bị tác động.
Bạn nên ưu tiên các công ty có hoạt động kinh doanh tốt, sức mạnh tài chính với triển vọng tăng trưởng rõ ràng.
Đồng thời, để ý tới chu kỳ nền kinh tế, và hạn chế nắm giữ quá nhiều cổ phiếu ở lĩnh vực này khi thị trường suy thoái.
Các doanh nghiệp vật liệu cơ bản chịu sự biến động theo chu kỳ của hàng hóa nên nhà đầu tư cần xét đến yếu tố chu kỳ, biến động giá hàng hóa khi đầu tư.
- Nhu cầu cốt lõi:
Các công ty vật liệu cung cấp các sản phẩm, chẳng hạn như kim loại, bê tông và hóa chất, là nền tảng của việc xây dựng nền kinh tế toàn cầu.
Chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và người tiêu dùng chi tiêu vào việc xây dựng và tu sửa nhà cửa, sẽ dẫn đến nhu cầu nhiều loại vật liệu tăng. Từ đó, thúc đẩy giá trị của chúng theo chiều hướng tăng.
- Phòng hộ danh mục đầu tư:
Các công ty vật liệu khai thác kim loại quý, chẳng hạn như vàng và bạc, cung cấp cho các nhà đầu tư sự phòng hộ (một phần) danh mục trước, đặc biệt là trong thời kỳ thị trường suy thoái.
Ngược lại, các nguyên vật liệu có tính chu kỳ cao như dầu khí, thép nhạy cảm với biến động thị trường, sẽ thường hoạt động tốt hơn trong chu kỳ kinh tế tăng trưởng.
- Chi phí gia tăng:
Trong thời kỳ lạm phát, chi phí gia tăng, các công ty có thể đối mặt với sự sụt giảm thu nhập.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng, chi phí nhiên liệu và bảo trì máy móc tăng cũng có thể gây ra những thách thức đáng kể.
- Tính chu kỳ của hàng hóa:
Biến động giá cả hàng hóa theo chu kỳ có thể ảnh hưởng tới doanh thu và chi phí nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp sản xuất nên nhà đầu tư cần theo dõi biến động giá cả hàng hóa khi đầu tư.
- Các cuộc đình công công nghiệp:
Một số ngành trong lĩnh vực vật liệu, chẳng hạn như khai thác mỏ, thường có lực lượng lao động liên minh chặt chẽ với nhau.
Điều này làm tăng nguy cơ các cuộc biểu tình, đình công, làm ngưng hoạt động và giảm năng suất của công ty, dẫn đến ảnh hưởng thu nhập, và gây áp lực lên giá cổ phiếu của công ty đó.
Chúc mừng bạn đã làm quen với cổ phiếu nhóm ngành Vật liệu xây dựng.
Sau đây là những gì Tititada mang đến cho bạn trong phần này:
- Ngành vật liệu cơ bản là gì?
- Một số cổ phiếu vật liệu cơ bản nổi bật
- Có nên đầu tư vào cổ phiếu vật liệu cơ bản?
- Ưu điểm của việc đầu tư vào cổ phiếu nguyên vật liệu
- Rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu nguyên vật liệu
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.