Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Sử dụng bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân trong quản lý tài chính

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Lập bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân giúp bạn dễ dàng theo dõi chi tiêu của mình trong các mốc thời gian nhất định và điều chỉnh hợp lý để hoàn thành các mục tiêu tài chính đã đề ra.

    - Khi lập bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân, bạn có thể phân loại chi tiêu thành ba loại chính: nhu cầu chi tiêu thiết yếu, nhu cầu chi tiêu cá nhân và đầu tư tích lũy/tiết kiệm.  

    Quản lý tài chính cá nhân là gì?

    Quản lý tài chính cá nhân là việc lập ngân sách thu chi, quản lý tiền gửi ở ngân hàng, thế chấp tài sản cho các khoản vay, đầu tư, mua bất động sản hay lập kế hoạch hưu trí. Nói đơn giản hơn, tìm hiểu về kế hoạch tài chính cá nhân và quản lý tài chính cá nhân chính là quản lý tiền bạc của mỗi người nhằm đạt được các mục tiêu tài chính mà bạn đặt ra cho tương lai.  

    Bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân là gì?

    Theo đó, bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân là một trong những công cụ hữu ích, giúp bạn theo dõi các khoản thu nhập và chi tiêu của mình một cách dễ dàng trong một khoảng thời gian nhất định như hàng tháng, hàng quý.

    Khi lập bảng chi tiêu, bạn có thể thấy tiền của mình đang được phân bổ như thế nào, chảy vào đâu nhiều nhất, hay đang thất thoát như thế nào,… Sau khi nắm bắt được tình hình tài chính của mình, bạn có thể điều chỉnh, cân đối dòng tiền thu chi, kế hoạch trả nợ hợp lý và dự phòng cho các khoản chi tiêu bất thường. Từ đó bạn sẽ đạt được mục tiêu tài chính mà mình đặt ra.  


    Các tiêu chí cơ bản của bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân

    Khi xây dựng kế hoạch chi tiêu, tùy vào nhu cầu cá nhân của mỗi người mà bạn sẽ điều chỉnh các mục để thuận tiện cho việc ghi chép và theo dõi. Thông thường, hai tiêu chí cơ bản nhất của bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân bao gồm:

    - Thu nhập: gồm tất cả các khoản thu nhập của bạn như tiền lương, tiền lãi từ hoạt động đầu tư, tiết kiệm,...

    - Chi tiêu: là tập hợp các khoản chi phí mà bạn bỏ ra, được phân loại theo các nhóm chính như chi phí cố định và chi phí linh hoạt.

    Sau đó, bạn hãy liệt kê một cách cụ thể nhất các nguồn thu nhập và chi phí của mình, xác định xem mình sẽ dành bao nhiêu thu nhập cho từng khoản mục, bao nhiêu cho đầu tư, bao nhiêu cho tiết kiệm và bao nhiêu cho vào quỹ khẩn cấp.

    Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chia ngân sách hay được áp dụng cho việc quản lý chi tiêu cá nhân. Một trong những phương pháp phổ biến là quy tắc tài chính 50-30-20: nghĩa là dành 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho sở thích cá nhân và giữ lại 20% để tiết kiệm hoặc trả nợ.  

    Hướng dẫn cách lập bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân

    Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính

    Hãy bắt đầu bằng việc đặt mục tiêu tài chính rõ ràng cho chính mình, có thể phân thành hai loại là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn để đảm bảo bạn đang lập kế hoạch cho hiện tại và tương lai của mình. Các mục tiêu tài chính ngắn hạn thường mất một đến hai năm để thực hiện, bao gồm trả hết nợ thẻ tín dụng, tiết kiệm cho một kỳ nghỉ đặc biệt, tiết kiệm để tham gia khóa học,… Và mục tiêu dài hạn có thể bao gồm mua nhà, mua ô tô, tiết kiệm để nghỉ hưu,… có thể mất từ 10 đến 40 năm hoặc hơn.

    Bước 2: Xác định thu nhập ròng của bạn

    Tiếp theo, hãy xác định tổng thu nhập ròng của bạn – là số tiền sau khi đã được khấu trừ thuế và các khoản đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bạn là người được trả lương cố định thì thu nhập ròng của bạn có thể ổn định, nhưng nếu bạn làm một công việc thời vụ, tự kinh doanh hoặc ăn chia hoa hồng bán hàng thì bạn cần phải xác định phần thu nhập ít nhất hàng tháng này.

    Bước 3: Liệt kê các khoản chi tiêu

    Ghi chép đầy đủ các khoản chi tiêu cá nhân có thể giúp bạn hiểu hơn về nhu cầu chi tiêu của mình và điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu tài chính đã đề ra. Thông thường, chi tiêu bao gồm chi tiêu bắt buộc và chi tiêu tùy ý. Trong đó chi tiêu bắt buộc bao gồm các khoản bạn luôn phải chi trả hàng tháng, như nhà ở, tiền xăng xe, tiền ăn uống, tiền thanh toán thẻ tín dụng hay thậm chí là các khoản vay khác. Cũng đừng quên khoản chi tiêu cho những thứ bạn thích, bạn muốn mặc dù nó đôi lúc nó không cần thiết, như chi phí du lịch, ăn ngoài, đi chơi với bạn bè,…

    Bước 4: Thời gian gắn với mục chi tiêu

    Gắn các mốc thời gian cụ thể với kế hoạch chi tiêu cá nhân sẽ tạo cho bạn một áp lực vô hình cũng như tạo động lực để bạn có thể hoàn thành mục tiêu tài chính đúng hẹn.

    Bước 5: Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân trên bảng tính Excel

    Phân chia thu nhập thành các nhu cầu chi tiêu thiết yếu, nhu cầu chi tiêu cá nhân và đầu tư tích lũy/tiết kiệm. Tuân thủ các nguyên tắc cũng như tiêu chí khi lập bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân.

    Bước 6: Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kế hoạch

    Theo dõi và đánh giá hiệu quả kế hoạch thường xuyên. Qua đó, sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết để phù hợp với sự thay đổi của thu nhập, chi tiêu và mục tiêu của bạn.  

    Hướng dẫn lập bảng chi tiêu bằng Excel đơn giản

    Dưới đây là các bước cơ bản để lập bảng kế hoạch chi tiêu bằng Excel:

    Bước 1: Mở một trang tính mới

    Mở ứng dụng Excel trên máy tính hoặc thiết bị di động và đặt tên cho trang tính tùy theo ý thích sao cho dễ phân biệt với các loại bảng mẫu khác và lưu ở nơi dễ nhìn thấy nhất trên các thiết bị của bạn.

    Bước 2: Chọn cách tổ chức trang tính

    Bạn sẽ cần tạo ra hai cột chính bao gồm một cột thu nhập và một cột chi tiêu hàng tháng. Đây là bước quan trọng cần người lập phải điền thật đầy đủ và chi tiết để lên kế hoạch được thực hiện thật chính xác. 

    Bước 3: Tính toán tiền thâm hụt và thặng dư mỗi tháng

    Tính toán số tiền dư/thâm hụt của bạn qua các phép tính toán đơn giản trên Excel. Nếu kết quả là số dương có nghĩa là bạn đang có dư trong chi tiêu, ngược lại, nếu là số âm thì biểu thị bạn đang thâm hụt tiền. 

    Bước 4: Sao chép qua trang tính khác để tính cho những tháng tiếp theo

    Thay vì nhập lại các nội dung trên, bạn có thể nhân bản trang tính cho các lần tiếp theo mà không phải mất thời gian tạo lại từ đầu.  

    Các thói quen tốt giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

    Ngoài việc lập bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân, bạn có thể tìm hiểu thêm về kế hoạch tài chính cá nhân. Các thói quen giúp bạn quản lý tài chính cá nhân, quản lý chi tiêu bao gồm:

    Hạn chế vay tiền

    Khi nhắc đến quản lý tài chính cá nhân, thì lời khuyên phổ biến nhất là đừng bao giờ chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được. Nghe có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều phải vay mượn và đôi khi mắc nợ lại có lợi nếu là nợ để mua được một tài sản, chẳng hạn như một căn nhà.

    Mặt khác, việc giảm thiểu các khoản vay nợ có thể giải phóng thu nhập của bạn để đầu tư vào nơi khác hoặc gửi vào khoản tiết kiệm càng sớm càng tốt để có thể nhận được lợi ích tối đa từ lãi kép.

    Hạn chế dùng thanh toán trả sau

    Ngày nay, xu hướng thanh toán trả sau đang dần trở nên thịnh hành trong mua sắm hàng hóa. Song, thanh toán trả sau chính là con dao hai lưỡi đối với người sử dụng nó, và nó là một hình thức khác của vay nợ. Vì vậy, khi sử dụng thanh toán trả sau, bạn cần phải ghi nhớ các mốc thời gian trả nợ để không bị tính thêm phí do quá hạn thanh toán.

    Hơn nữa, với hạn mức vay có thể cao và tâm lý “tiêu trước, trả sau”, không phải ai cũng ý thức được mình có đang tiêu xài quá mức hay không. Từ đó, dẫn tới việc chi tiêu bất hợp lý và gây ra các khoản nợ không đáng cho người sử dụng.

    Theo dõi sát sao các khoản chi tiêu

    Sở hữu các thói quen chi tiêu lành mạnh sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai. Qua đó, bạn có thể hạn chế được việc chi tiêu quá trớn và kiểm soát tình hình tài chính cá nhân tốt hơn. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính hoặc lập bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân để tiện hơn cho việc theo dõi chi tiêu của mình



    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan