Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Đạt doanh thu mục tiêu nhờ mô hình nhượng quyền

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Hiện nay, hình thức kinh doanh nhượng quyền ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực.  

    - Loại hình kinh doanh này có nhiều ưu điểm và hạn chế, vì thế các nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định theo đuổi mô hình này. 

    Một trong những hình thức kinh doanh đem lại lợi nhuận đáng kể cho chủ doanh nghiệp là nhượng quyền, theo đó bên nhượng quyền sẽ trao quyền và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền nhằm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo nhãn hiệu, hệ thống, v.v. 

    Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về nhượng quyền, những loại hình khác nhau cũng như những ưu – nhược điểm của hình thức kinh doanh mới này.   

    Mô hình nhượng quyền là gì?  

    Nhượng quyền (Franchise) là một loại hình thức kinh doanh cấp phép cho bên nhận quyền truy cập vào kiến thức, quy trình và nhãn hiệu kinh doanh độc quyền của bên nhượng quyền, cùng với đó cho phép bên nhận quyền bán sản phẩm hoặc dịch vụ dưới tên doanh nghiệp của bên nhượng quyền. Để đổi lấy việc nhượng quyền, bên nhận quyền thường trả một khoản phí khởi nghiệp ban đầu và phí cấp giấy phép hàng năm. 

    Cụ thể, khi một doanh nghiệp muốn tăng thị phần hoặc phạm vi tiếp cận thị trường với chi phí thấp đặc biệt là khi bước vào một ngành có tính cạnh tranh cao như đồ ăn nhanh, doanh nghiệp đó có thể nhượng quyền sản phẩm và thương hiệu của mình. Một lợi thế lớn khi mua nhượng quyền là bạn có quyền truy cập vào thương hiệu của một công ty đã thành lập và sẽ không cần tốn nhiều nguồn lực để đưa tên tuổi và sản phẩm của mình đến với khách hàng. Mô hình nhượng quyền thường được chia thành bốn loại 

    1. Toàn vẹn của mô hình  

    Tính toán vẹn của mô hình tiếp tục được chia thành hai hình thức khác nhau là truyền thống và hiện đại. Hình thức truyền thống thường bao gồm nhượng quyền tên thương hiệu hoặc phân phối sản phẩm, mối ràng buộc giữa hai bên thông qua bản hợp đồng cho phép bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tại một khu vực nhất định. Bên cạnh đó là hình thức nhượng quyền hiện đại. Đây là hình thức liên quan đến việc cung cấp cho bên nhận quyền một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh, bao gồm giấy phép tên thương mại, sản phẩm, dịch vụ, phương pháp hoạt động, kế hoạch tiếp thị chiến lược, quy trình kiểm soát chất lượng và các dịch vụ kinh doanh liên quan. 

    2. Theo hợp đồng 

    Hợp đồng nhượng quyền cũng được phân thành nhiều loại theo hợp đồng để có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau của hai bên. Đầu tiên là nhượng quyền thương mại đơn lẻ, một trong những hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến nhất và lâu đời nhất. Trong hình thức kinh doanh này, bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền hoạt động ở một địa điểm duy nhất và hai bên có mối quan hệ trực tiếp. Bên nhận quyền có quyền sử dụng hệ điều hành, tên thương mại và nhãn hiệu. Hình thức này là một trong những lựa chọn tốt nhất cho những chủ đầu tư đang tìm kiếm nhượng quyền thương mại với chi phí và rủi ro thấp. Trái ngược với nhượng quyền đơn lẻ thì hình thức nhượng quyền đa đơn vị bao gồm đại lý độc quyền và đại lý phát triển khu vực. Đối với đại lý độc quyền, hình thức này cho phép bên nhận quyền được mở nhiều đơn vị nhượng quyền trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Bên cạnh đó, bên nhận quyền cũng được trao quyền tái nhượng quyền cho đơn vị thứ ba cũng như đảm nhận một số trách nhiệm của bên nhượng quyền đầu tiên như cung cấp, hỗ trợ và đào tạo ban đầu cho bên nhận quyền phụ và nhận một tỷ lệ phần trăm phí nhượng quyền và bản quyền tương tự. Đối với đại lý phát triển khu vực, bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền độc quyền phát triển ở một lãnh thổ cụ thể bằng cách mở nhiều đơn vị tuy nhiên không có quyền nhượng quyền phụ như đại lý độc quyền. 

    3. Theo phạm vi lãnh thổ 

    Hình thức này bao gồm nhượng quyền thương mại trong nước cụ thể như các thương hiệu Việt Nam hiện nay cũng đã bắt đầu phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau, thường là giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa mới được thành lập. Bên cạnh đó có nhượng quyền thương mại từ doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Đây là hình thức mà các chủ thương hiệu nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo hình thức nhượng quyền và ngược lại có hình thức nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài với cách hoạt động tương tự 

    4. Khác

    Ngoài ra, các hình thức kinh doanh nhượng quyền còn phân loại theo một số yếu tố khác như theo mức độ tham gia đầu tư bao gồm nhượng quyền không bỏ vốn đầu tư hoặc có góp vốn đầu tư hay theo mức độ kiểm soát bao gồm tham gia quản lý vận hành hoặc không tham gia quản lý vận hành.   

    Ưu và nhược điểm của mô hình nhượng quyền 

    Một trong những lợi thế có thể khiến việc nhượng quyền trở nên hấp dẫn là bạn có thể tiếp cận được rất nhiều sự hỗ trợ, hướng dẫn trong quá trình sở hữu và điều hành một doanh nghiệp. Lợi thế lớn khác của nhượng quyền thương mại là nhận diện thương hiệu. Khi bạn bắt đầu kinh doanh từ đầu đồng nghĩa với việc phải dành thời gian và tiền bạc để quảng bá sản phẩm kinh doanh mới của mình. Với nhượng quyền thương mại, thương hiệu của bạn đã được thiết lập tốt và mọi người tự động biết họ có thể mong đợi điều gì từ doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, vốn là những trở ngại lớn nhất khi bắt đầu kinh doanh riêng. Điều này có nghĩa là chủ doanh nghiệp sẽ có ít rủi ro hơn so với việc mở một doanh nghiệp độc lập và kêu gọi nguồn vốn từ ban đầu. Nhìn chung sau cùng, nhượng quyền thương mại có tỷ lệ thất bại thấp hơn so với kinh doanh độc lập. Khi bạn mua nhượng quyền thương mại, bạn biết rằng bạn đang mua một thương hiệu thành công đã có sẵn cơ sở khách hàng. Họ đã có một ý tưởng kinh doanh đã được chứng minh nên bạn có thể yên tâm rằng có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.  

    Tuy nhiên nếu kinh doanh riêng, bạn có quyền tự do điều hành công việc kinh doanh của mình theo bất kỳ cách nào bạn chọn bởi nếu chấp nhận hình thức nhượng quyền bạn sẽ phải tuân thủ các quy tắc hiện có, điều đó sẽ hạn chế nhiều khả năng sáng tạo khi tiến hành quảng bá hoặc thiết kế logo cho doanh nghiệp của mình. Bạn cũng bị giới hạn do chỉ có thể cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đã được phê duyệt và được thương hiệu thiết lập. Bên cạnh đó sẽ phải tuân thủ các hoạt động quản lý, quy trình, tiêu chuẩn đào tạo và giờ hoạt động hiện có. Trong một số trường hợp, chi phí ban đầu để mua nhượng quyền thương mại thường cao hơn số tiền bạn bỏ ra để mở một doanh nghiệp độc lập. Và khi bạn bắt đầu tham gia nhiều hơn vào công việc kinh doanh, sẽ có những khía cạnh mà bạn không đồng ý nhưng sẽ bị hạn chế quyền tự do thực hiện các thay đổi, điều chỉnh. Đây có thể là nguồn cơ tạo tiền đề cho xung đột tiềm ẩn.    

    Câu chuyện của Mixue - phần lớn doanh thu đến từ nhượng quyền 

    Mixue Ice Cream & Tea là chuỗi đồ uống được thành lập năm 1997 tại Trung Quốc. Thành công của Mixue tại Việt Nam là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp. Doanh nghiệp cung cấp giá hợp lý với sản phẩm kem cơ bản với 10,000 đồng. Các sản phẩm đắt tiền hơn như trà sữa có giá khởi điểm từ 25,000 đồng nhưng vẫn nằm trong tầm túi tiền của người Việt Nam. Với giá thành thấp so với mặt bằng chung, liệu Mixue có kiếm được lợi nhuận hấp dẫn? Bằng hình thức kinh doanh hệ thống nhượng quyền của mình, đặc biệt là việc bán nguyên liệu thực phẩm và vật liệu đóng gói cho các bên nhận quyền, doanh nghiệp đã đem về những con số ấn tượng trong báo cáo tài chính của mình. Theo The Paper, trong năm 2021, việc bán nguyên liệu thực phẩm và vật liệu đóng gói cho các cửa hàng nhượng quyền là một trong những doanh thu “trụ cột” của Mixue. Doanh nghiệp đã thu về hơn khoảng 147 triệu USD từ việc bán cốc, hơn 41.6 triệu USD từ việc bán ống hút và 26.39 triệu USD từ việc bán bao bì đóng gói. Doanh thu trong 4 năm liên tiếp từ năm 2019 đến quý I/2022 từ các hoạt động liên quan đến cửa hàng nhượng quyền của Mixue thường chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu của hãng, khoảng 96.2 – 97% doanh thu của Mixue đến từ việc bán nguyên liệu, bao bì và thiết bị cho các cửa hàng nhượng quyền.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan