5 yếu tố tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh ở nền kinh tế Việt Nam
Vào ngày 7/12, PwC Việt Nam ra mắt ấn phẩm: “Thời khắc của Châu Á Thái Bình Dương: Chuyển mình cùng thực trạng mới”, đưa ra 5 chìa khoá thành công giúp doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh hiện nay.

Ấn phẩm chỉ ra các biến số bên ngoài làm gián đoạn môi trường kinh doanh như những tác động kéo dài của đại dịch hay sự căng thẳng lên địa chính trị toàn cầu gia tăng, lạm phát tràn lan, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và những thách thức mới về lực lượng lao động cũng như áp lực ngày càng tăng đối với hành động về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), đã tạo ra tình trạng mất cân bằng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Vừa qua, Đại dịch Covid-19 đã làm tác động lớn đến sự thay đổi thế giới. Đại dịch đã tăng tốc làm dịch chuyển mạnh xu hướng lao động và ứng dụng số hoá và dần trở thành tiêu điểm của cuộc sống. Nó dẫn đến sự thay đổi dài hạn trong các hành vi tiêu dùng và kinh doanh; thay đổi quỹ đạo của các nền kinh tế và xã hội. Và chính sự tác động dài hạn của đại dịch Covid-19 đã dấy lên cú sốc lớn trên toàn cầu và khu vực đã tạo ra một tình trạng mất cân bằng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Cụ thể là 5 yếu tố sau đây:
- Trạng thái của nền kinh tế: Tình trạng lạm phát tràn lan và triển vọng kinh tế kém tươi sáng, tạo ra sự bất định và gia tăng bất bình đẳng.
- Bối cảnh địa chính trị toàn cầu: Ảnh hưởng bởi cuộc chiến căng thẳng Ukraine và địa chính trị giữa các khu vực và nội địa trên khắp châu Á Thái Bình Dương tạo ra bất ổn và rủi ro trên diện rộng; đồng thời tăng sự phức tạp về hoạt động và tuân thủ cho doanh nghiệp.
- Sự suy yếu của chuỗi cung ứng: Sự gián đoạn giữa các chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch gây trầm trọng bởi các sự kiện thời tiết cực đoan và thiếu hụt lao động.
- Những thách thức mới về lực lượng lao động: Lực lượng lao động và nhân tài trên thế giới thay đổi công việc ở mức độ hơn với mức kỳ vọng gây sự choáng ngộp cho môi trường.
- Tăng tốc áp lực cho các hành động về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG): Thị trường chuyển từ chấp nhận ESG sang hành động có mục đích về ESG.
Đã có nhận định cho rằng: “Thế giới đang phải chịu đựng một mức độ gián đoạn chưa từng có. Vì thế các doanh nghiệp tại Việt Nam phải biết nắm bắt những thách thức và cơ hội của ESG cũng như một thế giới linh hoạt về việc làm”, bà Đinh Thị Quỳnh Vân – Tổng Giám đốc PwC Việt Nam cho biết.
Sự thay đổi của hành vi người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ tác động đáng kể lên quỹ đạo của các nền kinh tế và xã hội. Vì thế, các chuyên gia của PwC đã đưa ra nhận định rằng : “Mấu chốt của việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam cũng như tăng trưởng và năng lực cạnh tranh với khả năng chống chịu trong thời kỳ khó khăn trên thực tế đây chính là cách tiếp cận mới và linh hoạt ứng phó với chúng bằng cách hợp tác các khu vực toàn cầu dựa trên việc xây dựng lòng tin và mang lại kết quả bền vững.”
Châu Á Thái Bình Dương không thể hy vọng sự tăng trưởng và thay đổi dần sẽ dẫn dắt khu vực qua thời kỳ hỗn loạn này. Các bên liên quan phải điều chỉnh tâm thế để trở nên chủ động và tự quyết hơn. Họ phải áp dụng các chiến lược mới có nhiều sắc thái hơn, đồng thời tự định vị để thành công trong một châu Á Thái Bình Dương năng động và liên kết hơn.
Dựa trên các cuộc thảo luận của PwC với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia trong khu vực, chúng tôi tin rằng năm yếu tố thành công được liên kết và củng cố lẫn nhau sẽ thúc đẩy sự khác biệt và khả năng cạnh tranh để các doanh nghiệp và chính phủ phát triển thịnh vượng.
Và dưới đây chính là 5 yếu tố mà các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế chung cần tập trung tới để có thể nhanh chóng chuyển mình với thực tế mới:
Chuỗi cung ứng
Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng trong thời gian trước lối sống bình thường mới đã cho thấy sự cần thiết phải cân bằng lại các chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm hướng tới các mạng lưới khu vực đa dạng hơn. Và giúp các doanh nghiệp đánh giá lại các chiến lược tìm nguồn cung ứng cũng như đa dạng hoá hơn về cơ sở sản xuất.
Chuỗi cung ứng đã trải qua nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ để giảm chi phí và tăng hiệu quả trên toàn cầu, đồng nghĩa một số yếu tố khác bị đánh đổi dẫn đến sự thiếu chắc chắn, thiếu tính minh bạch và các hệ thống chỉ mang tính “kịp thời” ít khả năng chống đỡ các cú sốc bất ngờ. Việc tái cân bằng các chuỗi cung ứng gần đây kết hợp giữa phương thức “có dự phòng”(bằng cách chủ đích dự phòng), đang gặp khó khăn trong môi trường hiện tại khi mà các nguồn cung cấp còn hạn chế.
Các chuỗi cung ứng được kết hợp gần hơn về mặt địa lý, các trung tâm khu vực hoạt động kinh tế liên kết cùng các trung tâm phối hợp và bổ sung trong khu vực có thể mang đến sự thinh vượng là điều mà các nhà lãnh đạo Châu Á Thái Bình Dương cần phải chuyển trọng tâm từ chi phí và hiệu quả sang khả năng phục hồi và niềm tin chuyển đổi chuỗi cung ứng bằng cách tăng năng suất và khả năng cạnh tranh xuất khẩu đồng thời giảm áp lực cạnh tranh hạn chế tăng trưởng.
Ví dụ : Hiện tại, Việt Nam là một điểm đến nổi bật để di dời chuỗi cung ứng nhưng cũng đang gần đến giới hạn của việc chuyển đổi (tỷ lệ thất nghiệp 2.6% của Việt Nam vào năm 2022 là ít hơn một nửa con số 5.7% của Châu Á Thái Bình Dương). Điều này tạo ra cơ hội cho các nước Đông Nam Á khác đầu tư thông qua các phát triển cơ sở hạ tầng và hoạch định chính sách giúp việc tiến hành kinh doanh xuyên biên giới dễ dàng hơn.
Tăng trưởng doanh nghiệp khu vực
Sau nhiều thập kỷ với mức tăng trưởng trên mức trung bình và thu được lợi nhuận đáng kể, Châu Á Thái Bình Dương hiện đứng trước những lựa chọn mới. Các công ty trong khu vực (bao gồm công ty tư nhân) đang tái cơ cấu mô hình hoạt động kinh doanh thông qua hoạt động Mua bán và Sáp nhập (M&A) thay vì tăng trưởng hữu cơ để nhanh chóng tạo nên sự khác biệt trong cạnh tranh hoặc đơn giản hoá danh mục đầu tư của doanh nghiệp.
Châu Á Thái Bình Dương ngay thời khắc đó là một “điểm sáng” cho tăng trưởng toàn cầu – là nơi diễn ra quá trình luân chuyển vốn, đẩy mạnh hiện đại hoá, hội tụ các dòng chảy thương mại đầu tư và sự hiện diện quốc tế cũng như sự tập trung ngày càng lớn vào ESG. Và chính yếu tố này đã tạo ra những cơ hội mới và cũng là tiềm năng ẩn. Điều mà Châu Á Thái Bình Dương thúc đẩy nền tăng trưởng kinh tế là tận dụng tiềm năng có sẵn để tạo ra giá trị.
Có rất nhiều cơ hội để tạo ra giá trị ở Thời khắc của Châu Á Thái Bình Dương. Để mở rộng quy mô trong khu vực, các nhà giao dịch phải áp dụng cách tiếp cận chiến lược “Dựa trên năng lực”, kết hợp các quy trình, công cụ, công nghệ, kỹ năng và mục đích.
Kinh tế kỹ thuật số
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn bao giờ hết. Cách thức chúng ta làm việc và vận hành đã có những thay đổi lớn. Điều này cho thấy số hoá là chìa khoá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giúp gia tăng tính linh hoạt và hiệu quả trên toàn bộ chuỗi giá trị. Thay đổi là điều tất yếu để mang lại lợi thế cạnh tranh và đón đầu xu hướng.
Tốc độ vận dụng, chuyển đổi và phân phối kỹ thuật số trong những năm gần đây đang tăng tốc theo cấp số nhân. Vì thế số hoá ngày càng quan trọng để chuyển mình với thực tế mới. Các doanh nghiệp phải nắm bắt quá trình số hoá để thúc đẩy hiểu biết sâu sắc, giảm rủi ro về an ninh mạng và quyền riêng tư dữ liệu; đồng thời duy trì sự phù hợp trong một môi trường ngày càng phức tạp.
Ví dụ: Kế hoạch chi tiết về Quốc gia thông minh năm 2025 của Singapore, Kế hoạch chi tiết về nền kinh tế kỹ thuật số của Malaysia, Lộ trình của Indonesia, “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Việt nam và Kế hoạch chi tiết về Thành phố thông minh của Đặc khu hành chính Hồng Kong. Những chiến lược này là nền tảng báo hiệu sự công nhận rộng rãi ở cấp chính phủ rằng một nền kinh tế kỹ thuật số thịnh vượng hỗ trợ công bằng xã hội, tạo điều kiện cho một tương lai bền vững và thúc đẩy hợp tác đầu tư xuyên biên giới.
Lực lượng lao động
Theo “Khảo sát lực lượng lao động Châu Á – Thái Bình Dương của PwC” sự cân bằng quyền lực giữa người lao động và người sử dụng lao động đang thay đổi chóng mặt. Các nhân viên mong muốn được làm một công việc ý nghĩa hơn , có thể làm chính mình trong công việc và được làm tại các tổ chức mà họ tin tưởng. Ngoài ra còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết như môi trường làm việc, chế độ lương bổng và các ưu tiên ngắn hạn cũng như dài hạn.
Nhân viên ở Châu Á Thái Bình Dương coi trọng ý nghĩa và tính xác thực và 90% lực lượng lao động thích làm việc từ xa hoặc theo kiểu kết hợp. Để xây dựng lòng tin và đáp ứng với sự thay đổi năng động của lực lượng lao động, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về việc nâng cao kỹ năng, nắm bắt sự linh hoạt và thực hiện công việc theo mục đích.
Nhà lãnh đạo ngày nay cần đề cao cách thức làm việc “Lấy con người làm trung tâm với tầm nhìn toàn diện và bao quát, có thể tin tưởng trao quyền cho nhân viên và có khả năng hợp tác và đồng cảm với nhân viên” bằng cách xây dựng kế hoạch quản trị nguồn nhân lực, nắm bắt sự linh hoạt và đưa ý nghĩa vào công việc để tạo dựng niềm tin,thực hiện các cam kết xã hội (ESG).
Môi trường, xã hội và quản trị (ESG)
ESG không còn là một thứ “có sẵn” đối với các doanh nghiệp ở Châu Á Thái Bình Dương. Theo nghiên cứu của PwC, động lực không hề suy giảm – với 88% CEO Châu Á Thái Bình Dương vẫn cam kết thực hiện các mục tiêu không phát thải carbon ròng hoặc trung hòa carbon. Tại Việt Nam, Báo cáo Mức độ sẵn sàng cho ESG của PwC năm 2022 tiết lộ rằng 80% số người tham gia khảo sát cho biết công ty của họ đã đưa ra các cam kết về ESG hoặc có kế hoạch thực hiện điều này trong vòng 2 đến 4 năm tới. Các doanh nghiệp phải chuyển từ ý định tốt sang tạo ra giá trị – đẩy nhanh tiến độ của các ưu tiên ESG để tạo sự khác biệt trên thị trường vốn và nhân tài.
Quá trình chuyển đổi net zero có thể được đẩy nhanh đáng kể bằng cách tận dụng vốn đầu tư tư nhân. Các doanh nghiệp thể hiện khả năng ESG và mang lại tác động môi trường và xã hội tích cực có chi phí vốn thấp hơn, cơ hội được các nhà đầu tư ưu tiên cao hơn, có thể có quyền định giá sản phẩm và dịch vụ của họ ở mức cao hơn đồng thời thu hút và giữ chân nhân tài chất lượng cao thông qua định vị giá trị nhân viên của họ.
Raymund Chao – Chủ tịch PwC Châu Á Thái Bình Dương và Trung Quốc cho biết “Thế giới bao gồm cả Châu Á Thái Bình Dương đã thay đổi và sẽ tiếp tục và thay đổi. Với tư cách là những lãnh đạo, chúng ta phải hành động nhanh chóng để xây dựng niềm tin với các bên liên quan tạo ra giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh và mang lại kết quả bền vững.”
Điều này đòi hỏi một tư duy biến đổi và đa chiều dựa trên sự hợp tác. Điều cấp thiết là tất cả chúng ta phải đoàn kết lại và hành động ngay bây giờ vì thực tế mới trong khu vực. Và để đặt được điều này:
- Đặt ra tầm nhìn ESG và kết nối với định vị giá trị nhân viên một cách công khai
- Sử dụng các công cụ đo lường khí hậu để hiểu rõ các rủi ro, đầu tư vào hệ sinh thái dữ liệu và điều chỉnh danh mục đầu tư
- Hiện thực hoá khả năng thu hút lợi nhuận cao và nhân tài.
Tóm tắt
- Ấn phẩm: “Thời khắc của Châu Á Thái Bình Dương: Chuyển mình cùng thực tế mới” của PwC chỉ ra các biến số bên ngoài làm gián đoạn môi trường kinh doanh và đưa ra 5 yếu tố thành công.
- Thế giới cũng như các doanh nghiệp nên tập trung và hành động ngay lập tức về các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, tăng trưởng doanh nghiệp trong khu vực, kinh tế số, lực lượng lao động và ESG.