Phân tích ngắn – Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam (GVR)
Thông tin chung
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) thành lập năm 1975 và niêm yết giao dịch trên sàn HoSE từ tháng 03/2020. GVR tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm trồng, chế biến, kinh doanh cao su; chế biến gỗ; sản phẩm công nghiệp cao su; đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. GVR có nguồn lực lớn về đất đai để khai thác và phát triển trồng rừng nguyên liệu, qua đó là nòng cốt chính thúc đẩy việc kinh doanh của tập đoàn.
Cập nhật thông tin gần nhất
Với tỷ lệ nắm giữ là 55.8%, GVR hiện đang là cổ đông lớn nhất của CTCP Cao su Đồng Phú (HoSE: DPR), nhờ đó, trong quý I/2023, GVR sẽ được nhận 48 tỷ đồng cổ tức trong tổng số 86 tỷ đồng mà DPR dự kiến sẽ chi để chi trả cổ tức.
VRG cho biết, năm 2023, đơn vị đặt mục tiêu có sản lượng cao su khai thác đạt khoảng 425,000 tấn và sản lượng tiêu thụ đạt 500,000 tấn, không có tăng trưởng so với thực hiện năm 2022, lần lượt là 429,852 tấn và 501,300 tấn.
Hết ngày 31/12, vườn cây của Cao su Chư Mom Ray đạt năng suất bình quân khoảng 1.9 tấn/ha, trở thành đơn vị tiếp theo trên vùng Tây Nguyên cùng với Cao su Ea H’leo và Sa Thầy gia nhập CLB 2 tấn/ha của VRG.
Diễn biến giá cổ phiếu so với VNINDEX

Điểm nhấn về tài chính

Lũy kế cả năm 2022, GVR ghi nhận tổng doanh thu thuần đạt 25,315 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 4,798 tỷ đồng, giảm lần lượt 3.3% và 10.2%. Tính riêng quý IV/2022, lợi nhuận sau thuế ghi nhận giảm mạnh 26.6% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do tình hình kinh tế chung diễn biến xấu khiến giá cả hàng đầu vào tăng mạnh, làm doanh thu bán hàng giảm. Tuy nhiên, điểm sáng của GVR trong kỳ có lẽ đến từ lợi nhuận khác, ghi nhận đạt 581 tỷ đồng, gấp gần 6 lần cùng kỳ năm ngoái chủ yếu là do khoản bồi thường nhận được khi giao đất cao su để làm Khu công nghiệp.
Kết thúc năm 2022, GVR ghi nhận tổng tài sản 78,064 tỷ đồng, trong đó, tiền, các khoản tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tới 15,482 tỷ đồng, tương đương 20% tổng tài sản. Nợ phải trả của Tập đoàn giảm nhẹ 8.2% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 24,861 tỷ đồng, trong đó, vay và nợ thuê tài chính cả ngắn hạn và dài hạn là 7,412 tỷ đồng, chiếm gần 30% tổng nợ.


Cuối năm 2022, HĐQT Tập đoàn Cao su Việt Nam đã thông qua nghị quyết điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2022. Theo đó, chỉ tiêu doanh thu hợp nhất giảm 5% xuống còn gần 28,300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 27% xuống còn 3,800 tỷ đồng. Như vậy, tập đoàn đã hoàn thành lần lượt 89% và 124% kế hoạch đưa ra.
VRG đưa ra kế hoạch năm 2023, cụ thể gồm, sản lượng cao su khai thác khoảng 425,000 tấn, tiêu thụ 500,000 tấn; sản lượng gỗ phôi cao su 180,000 m3, gỗ MDF 1,065,000 m3; các sản phẩm khác phát huy hết công suất như năm 2022. Doanh thu và thu nhập khác đạt 28,600 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 5,200 tỷ đồng; và nộp ngân sách Nhà nước 4,000 tỷ đồng.
Tập đoàn cam kết bảo đảm khả năng cung ứng nguyên liệu cao su cho ngành công nghiệp cao su trong nước phát triển và xuất khẩu, gỗ cao su nguyên liệu và gỗ MDF cho ngành chế biến gỗ, dẫn dắt thị trường đối với các lĩnh vực Tập đoàn đang chiếm tỷ trọng lớn, có thế mạnh.
Định giá cổ phiếu so với VNINDEX

Khuyến nghị đầu tư của các CTCK
Giá mục tiêu là định giá công ty do các nhà phân tích thuộc các công ty chứng khoán đánh giá và phân tích. Các nhà phân tích so sánh giá thị trường và giá mục tiêu để đưa ra quyết định mua bán. Thông thường, khi giá thị trường thấp hơn mức định giá một mức nhất định sẽ có Khuyến Nghị Mua. Ngược lại nếu giá thị trường cao hơn mức định giá thì sẽ là Khuyến Nghị Bán.

Giá trị khoản đầu tư 100K vào các kênh tài sản qua các năm

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Các tài liệu trong báo cáo này dựa trên thông tin từ các nguồn công khai. Tititada không chịu trách nhiệm về việc điều tra hoặc xác minh độc lập thông tin đó (bao gồm nhưng không giới hạn, dữ liệu từ các nhà cung cấp bên thứ ba). Không có tuyên bố hoặc đảm bảo nào, rõ ràng hay ngụ ý, được đưa ra về tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin. Các tài liệu này không được xem là một khuyến nghị đối với bất kỳ giao dịch nào hoặc vấn đề nào khác. Tititada không chịu trách nhiệm cập nhật hoặc sửa đổi các tài liệu này. Các tài liệu này không được chuẩn bị nhằm mục đích công bố công khai theo luật chứng khoán hoặc theo cách khác, nhằm phục vụ lợi ích và sử dụng của Tititada, và không được sao chép, phổ biến, trích dẫn hoặc tham khảo, toàn bộ hoặc một phần, nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Tititada.