Công ty đóng tàu Titanic chìm trong nợ
17/09/24
Ngày 16/9, Công ty đóng tàu Harland & Wolff (Anh) cho biết sẽ chỉ định công ty tiếp quản hoạt động của hãng thời gian tới. Đây là cách các công ty ở Anh tái cấu trúc khi không thể trả nợ. Quá trình này khác với thanh lý tài sản.
Trong thông báo, Harland & Wolff cho biết họ bị UK Export Finance - một cơ quan thuộc chính phủ Anh - từ chối rót 200 triệu bảng (264 triệu USD). Việc này khiến hãng "rơi vào khó khăn tài chính". Harland and Wolff đã chật vật nhiều năm qua do cạnh tranh khắc nghiệt, đặc biệt từ châu Á.
"Tập đoàn đang trải qua giai đoạn rất thách thức, do lỗ lũy kế nhiều năm và chưa thể tìm được nguồn tài chính dài hạn. Chúng tôi phải đưa ra các quyết định cực kỳ khó khăn để bảo đảm tương lai các xưởng đóng tàu", Giám đốc Russell Downs cho biết.
Harland & Wolff cũng thông báo cắt giảm nhân sự tại các hoạt động "không cốt lõi". Họ nghiên cứu bán bớt mảng kinh doanh, đồng thời tìm cách huy động nguồn tài chính mới.
Ngược lại, mảng cốt lõi sẽ không bị ảnh hưởng và tiếp tục hoạt động bình thường. Đó là xưởng đóng tàu Belfast, nơi tạo ra tàu Titanic năm 2012, đang đóng 3 tàu chiến cho chính phủ Anh.
Đây không phải lần đầu Harland & Wolff gặp rắc rối tài chính. Năm 2019, chính phủ Anh đã chỉ định bên tiếp quản để tái cấu trúc công ty này. Vài tháng sau, hãng được cứu khi InfraStrata - công ty năng lượng của Anh - đồng ý mua lại.
Năm ngoái, Harland & Wolff hoàn thành con tàu đầu tiên từ xưởng Belfast sau 2 thập kỷ. Hiện tại, công ty này tập trung sửa chữa tàu và các dự án năng lượng xanh.
Một người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết việc một công ty khác tiếp quản Harland & Wolff sẽ không ảnh hưởng đến các xưởng đóng tàu của hãng, cũng như việc thực hiện các hợp đồng cho Bộ Quốc phòng Anh.
"Sau khi đánh giá toàn diện tình hình tài chính, chúng tôi nhận thấy thị trường tự có cách giải quyết vấn đề này. Việc chính phủ tham gia hỗ trợ có nguy cơ lớn gây thất thoát tiền thuế của người dân", người này cho biết. Dù vậy, chính phủ Anh cam kết làm việc sát sao với các bên liên quan để giúp Harland & Wolff.
Công ty này hiện có khoảng 1.200 nhân viên tại 4 xưởng đóng tàu. Báo cáo tài chính chưa kiểm toán công bố hồi tháng 7 cho thấy họ lỗ gần 24,8 triệu bảng năm ngoái. Con số này chỉ bằng nửa năm 2022.
Hà Thu (theo Reuters, CNN)
ông ty năng lượng InfraStrata (Anh) đồng ý mua lại.
Năm ngoái, Harland & Wolff hoàn thành con tàu đầu tiên từ xưởng Belfast sau 2 thập kỷ. Hiện tại, công ty này tập trung sửa chữa tàu và các dự án năng lượng xanh.
Một người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết việc Harland & Wolff cần admin sẽ không ảnh hưởng đến các xưởng đóng tàu của hãng, cũng như việc thực hiện các hợp đồng cho Bộ Quốc phòng Anh.
"Sau khi đánh giá toàn diện tình hình tài chính của công ty, chúng tôi nhận thấy thị trường sẽ tự có cách giải quyết vấn đề này. Việc chính phủ tham gia hỗ trợ có nguy cơ lớn gây thất thoát tiền thuế của người dân", người này cho biết. Dù vậy, chính phủ Anh cam kết vẫn sẽ làm việc sát sao với các bên liên quan để giúp Harland & Wolff.
Công ty này hiện có khoảng 1.200 nhân viên tại 4 xưởng đóng tàu. Báo cáo tài chính chưa kiểm toán công bố hồi tháng 7 cho thấy họ lỗ hoạt động 24,76 triệu bảng năm ngoái. Con số này chỉ bằng nửa năm 2022.
Hà Thu (theo Reuters, CNN)
Nguồn từ: Vnexpress.net
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.