Người Mỹ lạc quan hơn về kinh tế
16/09/24
Chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 9 là 69 điểm, tăng 2% so với tháng trước đó và 40% so với mức thấp kỷ lục tháng 6/2022 - thời điểm lạm phát tại Mỹ lập đỉnh. Dù vậy, chỉ số này vẫn thấp hơn tiền đại dịch.
"Niềm tin tiêu dùng đã tăng 2 tháng liên tiếp, cao nhất 4 tháng qua. Nguyên nhân chủ yếu là người tiêu dùng thấy giá cả dễ chịu hơn, đặc biệt với các sản phẩm giá trị lớn như xe hơi và đồ nội thất", Joanne Hsu - người đứng đầu bộ phận khảo sát tiêu dùng tại Đại học Michigan cho biết.
Người Mỹ cũng lạc quan hơn về lạm phát năm tới. Dự báo lạm phát trung bình năm sau giảm tháng thứ 4 liên tiếp, xuống 2,7%. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.
Khảo sát cũng chỉ ra "ngày càng nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa dự báo Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris chiến thắng" trong cuộc bầu cử tháng 11. Cuộc tranh luận đầu tiên giữa cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và bà Harris trên truyền hình diễn ra tuần trước. Ông Trump từ chối tranh luận lần hai với bà Harris.
Các số liệu mới nhất này có thể có lợi cho bà Harris. Kinh tế là vấn đề bao trùm cuộc bầu cử năm nay, từ giá nhà đến lạm phát. Đây cũng là chủ đề đầu tiên được bàn tới trong cuộc tranh luận tuần trước. Vì thế, diễn biến kinh tế từ nay đến đầu tháng 11 có thể tác động đến quyết định của cử tri.
Trong tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 2,5%, giảm đáng kể so với mức đỉnh 9% so với cùng kỳ năm 2022. Chỉ số chi tiêu cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Fed - cũng phát tín hiệu hạ nhiệt suốt 2 năm qua. So với thời điểm 2022, giá cả giảm đáng kể trong nhiều lĩnh vực, nhất là xăng. Sản phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tâm lý về giá cả của người dân.
"Nếu người tiêu dùng tập trung vào mức tăng giá trong 4 năm qua, Trump sẽ có lợi thế. Nhưng nếu nhìn vào quá trình Mỹ đưa lạm phát về 2% - mục tiêu của Fed, bà Harris lại có lợi", Ryan Sweet - kinh tế trưởng tại Oxford Economics cho biết trên CNN.
Hà Thu (theo CNN, Reuters)
Nguồn từ: Vnexpress.net
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam
25/09/24
Doanh nghiệp bánh kẹo rục rịch tăng giá
25/09/24
Giá vàng thế giới vẫn tăng
25/09/24
Tổng bí thư, Chủ tịch nước đề nghị IMF hỗ trợ Việt Nam tái cơ cấu kinh tế
25/09/24
Doanh nghiệp nên được hỗ trợ thế nào sau bão?
24/09/24
UOB hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam do bão Yagi
24/09/24
Giá dầu tăng cao vì căng thẳng Trung Đông
24/09/24
TRUY TỐ cựu Bí thư Tỉnh ủy
24/09/24
Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam
24/09/24
Sau Bắc Ninh, thêm một tỉnh vừa thu hút được hơn 6 tỷ USD cho 17 dự án
24/09/24
Giá heo hơi tăng lên 70.000 đồng một kg
24/09/24
Trung Quốc tung thêm loạt chính sách kích thích kinh tế
24/09/24
Giá vàng miếng lên 83,5 triệu đồng
24/09/24
Việt Nam dự kiến tiêu thụ một triệu ôtô vào 2030
24/09/24
Giá vàng thế giới tiếp tục chuỗi tăng
24/09/24
Không dễ thành 'kỹ sư AI lương tháng 50 triệu'
24/09/24
Bộ Công Thương dự kiến tiêu thụ một triệu ôtô vào 2030
23/09/24
Chứng khoán được dự báo 'sớm trở lại mốc 1.300 điểm'
23/09/24
Công ty sợi kinh doanh thêm bất động sản sau hai năm thua lỗ
23/09/24
Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam tăng hiệu quả thị trường chứng khoán
23/09/24
EuroCham Việt Nam có chủ tịch mới
23/09/24
Sứ mệnh doanh nghiệp tư nhân lớn trước “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
23/09/24
Hơn 60.000 tỷ đồng tiêu tan vì bão số 3 càn quét
23/09/24
Dầu Nga vào Ấn Độ giảm gần 20%
23/09/24