Thêm hai hãng hàng không được giao máy bay 'Made in China'
29/08/24
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin Air China và China Southern Airlines đã nhận lô máy bay C919 đầu tiên hôm 28/8 tại nhà máy của Tập đoàn Máy bay Thương Mại Trung Quốc (COMAC) ở Phố Đông (Thượng Hải). Phi cơ bàn giao cho Air China có 158 ghế, với 8 ghế hạng thương gia và 150 ghế hạng phổ thông. Cả Air China và China Southern đều được dự báo nhận thêm 2 chiếc C919 nữa năm nay, theo hãng tin Yicai.
C919 bay thương mại từ tháng 5/2023, được vận hành bởi China Eastern. Hãng này hiện sử dụng 7 chiếc để bay nội địa.

C919 là thành quả 14 năm phát triển của Comac, được Trung Quốc cấp chứng nhận cuối tháng 9/2022. Hãng đang nỗ lực phá thế thống trị của Airbus và Boeing trong ngành sản xuất máy bay chở khách toàn cầu. Thời gian qua, ngành hàng không thế giới gặp nhiều vấn đề, khi các hãng thiếu phi cơ, còn Boeing chìm trong cuộc khủng hoảng về an toàn.
COMAC cho biết đến nay, họ đã nhận số đơn đặt hàng hơn 1.000 chiếc C919. Riêng 3 hãng bay quốc doanh lớn của Trung Quốc đã đặt mỗi hãng 100 chiếc. C919 có thể chở tối đa 192 hành khách, cùng phân khúc với Boeing 737 Max và Airbus A320neo.
Năm nay, COMAC cũng tích cực sản xuất và quảng bá sản phẩm ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á và Arab Saudi. Họ cũng đang phát triển máy bay thân rộng.
Tháng trước, Zhongtai Securities dự báo đến năm 2030, COMAC có thể sản xuất 100 máy bay một năm. Đến năm 2035, họ có thể xuất xưởng hơn 1.000 chiếc. Trong khi đó, Airbus năm ngoái bàn giao 735 chiếc.
Dù vậy, Reuters trích các nguồn tin trong ngành cho biết con đường ra quốc tế của COMAC còn rất dài, đặc biệt khi máy bay của họ chưa được Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cấp chứng nhận.
Hồi tháng 5, hãng tư vấn hàng không Cirium ước tính đến năm 2042, COMAC có thể bàn giao khoảng 1.700 máy bay C919. Việc này sẽ giúp hãng có thị phần 25% trên toàn cầu, xếp sau Boeing (30%) và Airbus (45%).
Hà Thu (theo Reuters)
Nguồn từ: Vnexpress.net

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam
25/09/24

Doanh nghiệp bánh kẹo rục rịch tăng giá
25/09/24

Giá vàng thế giới vẫn tăng
25/09/24

Tổng bí thư, Chủ tịch nước đề nghị IMF hỗ trợ Việt Nam tái cơ cấu kinh tế
25/09/24

Doanh nghiệp nên được hỗ trợ thế nào sau bão?
24/09/24

UOB hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam do bão Yagi
24/09/24

Giá dầu tăng cao vì căng thẳng Trung Đông
24/09/24

TRUY TỐ cựu Bí thư Tỉnh ủy
24/09/24

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam
24/09/24

Sau Bắc Ninh, thêm một tỉnh vừa thu hút được hơn 6 tỷ USD cho 17 dự án
24/09/24

Giá heo hơi tăng lên 70.000 đồng một kg
24/09/24

Trung Quốc tung thêm loạt chính sách kích thích kinh tế
24/09/24
Giá vàng miếng lên 83,5 triệu đồng
24/09/24

Việt Nam dự kiến tiêu thụ một triệu ôtô vào 2030
24/09/24

Giá vàng thế giới tiếp tục chuỗi tăng
24/09/24

Không dễ thành 'kỹ sư AI lương tháng 50 triệu'
24/09/24

Bộ Công Thương dự kiến tiêu thụ một triệu ôtô vào 2030
23/09/24

Chứng khoán được dự báo 'sớm trở lại mốc 1.300 điểm'
23/09/24

Công ty sợi kinh doanh thêm bất động sản sau hai năm thua lỗ
23/09/24

Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam tăng hiệu quả thị trường chứng khoán
23/09/24

EuroCham Việt Nam có chủ tịch mới
23/09/24

Sứ mệnh doanh nghiệp tư nhân lớn trước “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
23/09/24

Hơn 60.000 tỷ đồng tiêu tan vì bão số 3 càn quét
23/09/24

Dầu Nga vào Ấn Độ giảm gần 20%
23/09/24