Trên HoSE , dù số mã giảm vẫn lấn át nhưng VN-Index đóng cửa vẫn bảo vệ được mốc 1.230 điểm. Chỉ số chính hồi phục đáng kể trước khi bước vào phiên ATC. Đóng góp tích cực từ VCB với 2,3 điểm là nhân tố quan trọng củng cố đà hồi phục cho thị trường.
Mã ngân hàng khác gây chú ý là NAB. Mã này tăng trần sau khi được thêm vào danh mục chỉ số MSCI Frontier Market Index. Đây là chỉ số quan trọng nhất trong các bộ chỉ số theo dõi thị trường cận biên của MSCI. Cùng với NAB, BWE cũng vừa được thêm vào rổ chỉ số này.
Về cuối phiên, một số bluechip (mã lớn) cũng thu hẹp đà giảm, làm vơi bớt áp lực lên thị trường. Trước đó, trong phiên sáng, nhóm vốn hoá lớn đồng loạt suy yếu. Nhóm bất động sản có nhiều mã tích cực hơn thị trường chung, với PDR, TCH, DIG, CEO, NVL, VRE, DXG… đóng cửa trong sắc xanh.
Đáng chú DIG đảo chiều tăng nhẹ 0,4% bất chấp cổ phiếu này đang bị các công ty chứng khoán giải chấp lượng lớn. Chứng Khoán Mirae Asset cho biết, từ ngày 12/8 tiến hành bán giải chấp 4,7 triệu cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị DIG đến khi đảm bảo đủ tỷ lệ theo quy định về giao dịch ký quỹ. Phiên giao dịch 12/8, Mirae Asset đã bán khớp lệnh trên 2,95 triệu cổ phiếu DIG.
Chứng khoán Shinhan Việt Nam cũng đăng ký bán giải chấp 2,48 triệu cổ phiếu DIG của ông Tuấn. Ngày 12/8, khối lượng bán khớp lệnh đã đạt 2,36 triệu đơn vị. Chỉ trong ngày hôm qua, hơn 5,3 triệu cổ phiếu DIG đã bị bán giải chấp sau khi ông Tuấn đột ngột qua đời.
Ở chiều ngược lại, áp lực bán vẫn hiện hữu, chiếm áp đảo ở nhiều mã lớn như HPG, GAS, TCB… Chỉ số đại diện của nhiều ngành như công nghệ , xây dựng , vật liệu, chứng khoán, bảo hiểm đi lùi. Trong khi đó, một số penny (mã nhỏ) bất ngờ đắt hàng. QCG, DLG đóng cửa tại mức giá trần.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,14 điểm (0,01%) lên 1.230,42 điểm. HNX -Index giảm 0,59 điểm (0,26%) xuống 230,18 điểm. UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (0,23%) xuống 92,79 điểm.
Thanh khoản tiếp tục giảm với giá trị khớp lệnh HoSE chỉ gần 11.400 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng mạnh hơn, giá trị đạt 316 tỷ đồng, tập trung vào HDB, VNM, FPT, CTG…
Nguồn từ: Cafef.vn
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
TP HCM cần chuyển đổi công nghiệp như thế nào
25/09/24
CII muốn huy động 300 tỷ đồng trái phiếu
25/09/24
CEO JPMorgan cảnh báo rủi ro địa chính trị ngày càng lớn
24/09/24
Đề xuất tăng hơn 20.000 tỷ đồng vốn cho Vietcombank
24/09/24
TP HCM muốn công nghệ cao chiếm 40% GRDP vào 2030
24/09/24
Thế Giới Di Động tiếp tục đóng bớt cửa hàng nhưng doanh số vẫn không giảm
24/09/24
Chứng khoán LPBank (LPBS) chuẩn bị họp ĐHĐCĐ bất thường lần 1/2024
23/09/24
Chủ tịch HĐQT Chứng khoán LPBank xin từ nhiệm sau chưa đầy 1 năm tại vị
23/09/24
Cuộc chiến xe điện: Các "ông lớn" Trung Quốc đối đầu VinFast
23/09/24
Xây dựng Hòa Bình được gia hạn tín dụng 4000 tỉ đồng
23/09/24
Biến động 'của để dành' tại doanh nghiệp bất động sản nửa đầu năm 2024
23/09/24
HSC, VCBS khuyến nghị mua cổ phiếu MSB
23/09/24