Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cách lập ngân sách cho đám cưới của bạn

Nội dung

    Tóm tắt:

    - Dự trù ngân sách đám cưới có thể giúp bạn tránh lãng phí tiền bạc hoặc bắt đầu cuộc sống hôn nhân trong nợ nần.

    - Những điều như nơi bạn sống, quy mô của lễ cưới và tiệc chiêu đãi, sở thích cá nhân của bạn có thể ảnh hưởng đến tổng chi phí của một đám cưới.

    - Khi lập kế hoạch ngân sách cho đám cưới, điều quan trọng là phải cân nhắc xem nên bao gồm những khoản chi nào dựa trên khả năng chi tiêu thực tế của bạn.

    - Điều quan trọng nữa là thảo luận xem ai sẽ trả tiền cho những gì với bạn đời tương lai của bạn khi tính toán ngân sách đám cưới.

    - Mấu chốt của việc bước vào cuộc sống hôn nhân cùng với người bạn đời của bạn bằng cách dự trù ngân sách đám cưới
     là một kỹ năng về tài chính cho bản thân cũng như cho cuộc sống tài chính hôn nhân và giúp ích cho tài chính tương lai trong suốt cuộc đời của bạn.

    Hãy bắt đầu cuộc hôn nhân của bạn trên nền tảng tài chính vững chắc. Khi dự trù ngân sách đám cưới,trước tiên bạn cần hiểu tổng số tiền bạn muốn chi tiêu hoặc có thể chi tiêu.

    Sau đó, soạn một danh sách làm nổi bật các chi phí hàng đầu để đưa vào ngân sách đám cưới của bạn và phân bổ tỷ lệ phần trăm ngân sách của bạn cho từng khoản chi phí.

    Ngân sách dành cho đám cưới có thể bị ảnh hưởng bởi thời gian bạn phải chuẩn bị cho ngày cưới và số tiền bạn có trong khoản tiết kiệm hoặc kế hoạch tiết kiệm hàng tháng.

    Điều gì ảnh hưởng đến ngân sách đám cưới?

    Tổng chi phí của một đám cưới có thể bị ảnh hưởng bởi:

    - Nơi bạn sống

    - Lựa chọn giữa đám cưới truyền thống, đám cưới kiểu tây kết hợp tuần trăng mật

    - Số lượng khách mời

    - Duy trì những tông thiết kế đám cưới truyền thống hoặc những tông cách điệu kết hợp giữa truyền thống và hiện đại hay là theo xu hướng hiện đại hoá hơn tuỳ vào lựa chọn của bạn.

    Hiện nay, xu hướng tổ chức đám cưới nhỏ ngày càng nổi đình đám hơn và có xu hướng tăng nhiều hơn. Những lễ cưới này thường có không quá 100 khách; thậm chí còn nhỏ hơn, giới hạn ở 30 người.

    Những chi phí n bắt buộc trong ngân sách đám cưới của bạn

    Việc thiết lập lên một ngân sách đám cưới của bạn bao gồm tất cả những yếu tố cần thiết để tổ chức một đám cưới có thể phụ thuộc vào phạm vi và quy mô của buổi lễ mà bạn đang lên kế hoạch. Khi xây dựng ngân sách cho đám cưới, có thể sẽ hữu ích khi bắt đầu với một danh sách đầy đủ mọi thứ có thể làm bạn tốn tiền và sau đó thu hẹp danh sách để chỉ bao gồm những gì bạn có thể chi trả trên thực tế.

    Những chi phí cơ bản phải chi trong ngân sách đám cưới của bạn bao gồm:

    - Nhẫn cưới

    - Trang phục cô dâu chú rể

    - Tạo mẫu tóc/Trang điểm

    - Thiệp cưới/văn phòng phẩm

    - Đám hỏi

    - Địa điểm tổ chức và ăn uống, Rượu bia, bánh cưới

    - Hoa và trang trí

    - Âm thanh và ban nhạc đám cưới

    - Nhiếp ảnh gia/thợ quay phim

    - Quà tặng đám cưới cho khách

    - Quà tặng phù rể, phù dâu

    - Tiệc độc thân trước khi cưới

    - Xe và các phương tiện vận chuyển


    Đặt giới hạn chi tiêu khi dự trù ngân sách đám cưới

    Nếu bạn đang đặt mục tiêu chi 100 triệu đồng cho đám cưới và đám cưới của bạn còn 10 tháng nữa và bạn hiện bạn chưa tiết kiệm được  đồng nào  trong quỹ đám cưới, thì bạn cần tiết kiệm 10 triệu đồng mỗi tháng để đạt được mục tiêu của mình.

    Nhưng nếu tiền lương mang về nhà cho cả hai bạn là 20 triệu đồng mỗi tháng thì sao? Tiết kiệm một nửa số tiền mang về nhà của bạn có lẽ không khả thi. Như vậy có thể bạn phải xem lại ngân sách 100tr có khả thi hay không hay cần điều chỉnh. Ơ đây có hai cách điều chỉnh, một là điều chỉnh thời gian làm đám cưới trễ thêm 10 tháng để bạn có thể tích lũy đủ tiền, hai là giảm lai dự trù ngân sách để bạn có thể chi trả cho hợp lý.

    Nếu bạn xem xét chi tiêu của mình và thấy có thể tiết kiệm tối đa 5 triệu đồng mỗi tháng, thì bạn có thể tiếp tục với mục tiêu chi 100tr cho đám cưới. Nếu số tiền tiết kiệm được trong 10 tháng đó không đủ và cũng không được sự giúp đỡ của các bên, thì tại thời điểm này, bạn có một vài lựa chọn. Bạn có thể:

    - Thu nhỏ quy mô của đám cưới để duy trì trong giới hạn tiết kiệm của bạn

    - Tìm cách tăng thu nhập của bạn để bạn có thể tiết kiệm nhiều tiền hơn mỗi tháng

    - Nhờ gia đình và bạn bè giúp đỡ trong việc chi trả cho đám cưới

    - Vay tiền hoặc sử dụng thẻ tín dụng để tài trợ cho chi phí đám cưới (mặc dù đây không phải là phương án được khuyến khích).

    Cách lập ngân sách chi tiêu cho đám cưới: Tỷ lệ phần trăm

    Cách lập ngân sách chi tiêu cho đám cưới hiệu quả nhất là chia ngân sách của bạn thành tỷ lệ phần trăm để trang trải từng loại chi ohi1. Đây là một ví dụ dựa trên ngân sách 100 triệu đồng:

    - 50% cho tiệc cưới bao gồm nước uống (50 triệu đồng)

    - 5% cho âm thanh ánh sáng + bánh cưới + các chi phí có thể phát sinh liên quan

    - 5% cho chụp ảnh (5 triệu đồng)

    - 10% cho trang phục, make up cô dâu chú rể 10 triệu đồng)

    - 10% cho nhẫn cưới

    - 10% cho đám hỏi

    - 10% cho các chi phí phát sinh khác

    Tỷ lệ phần trăm ngân sách của bạn có thể trông khác nhau dựa trên những chi phí bạn dự định đưa vào. Việc dự trù ngân sách đám cưới này có thể giúp bạn xem nhanh số tiền bạn nên dành cho mỗi chi phí của đám cưới.

    Vì tiệc cưới là chi phí lớn nhất của một đám cưới do đó bạn cần tim hiểu kỹ trước khi đặt tiệc. Có một số những vấn đề chính mà bạn cần lưu ý:

    Sảnh đãi tiệc có thể chứa bao nhiêu người. Bạn không muốn một sảnh tiệc qua lớn so với số người vì như vậy không khí có thể sẽ bị loãng. Bạn cũng không muốn một sảnh đãi tiệc quá chật, vì nếu nó quá chật chội sẽ làm khách khứa ít thoải mái.

    Giá của tiệc cưới đã bao gồm nước uống, trang trí bàn tiệc, bánh cưới hay am thanh chưa để tránh phát sinh chi phí. Nếu chưa có trong lúc thương lương hợp đồng cần yêu cầu nhà cung cấp bổ sung các dịch vụ này miễn phí.

    Thông thường tiệc cưới sẽ cho 5-10% dự phòng, tức la trong trường hợp khách mời đến đông hơn dự kiến, bạn có thể yêu cầu xếp thêm một số bàn nhật đinh, nên cần tính toán kỹ lượng khách mời. Ví du bạn đạt bàn cho 100 nguoi và co thêm Phương án tăng lên 110 người thì có thể mời 150 người, vì sẽ có it nhất 20-30% số người được mời sẽ không tham dự.

    Phân chia chi phí đám cưới cho mỗi người

    Khi dự trù ngân sách đám cưới, điều quan trọng là phải tính toán về việc vợ/chồng tương lai hay gia đình của cả hai sẽ trả tiền cho những khoản nào. Khi tính xem ai sẽ trả những gì, hãy cân nhắc xem cả hai gia đình có thể trả bao nhiêu cũng như bạn và vị hôn thê tương lai của bạn có thể trả bao nhiêu cho từng cá nhân. Các cặp vợ chồng thường sử dụng tiền tiết kiệm của họ để thanh toán, mặc dù họ cũng sử dụng cả thẻ tín dụng.

    Theo truyền thống, gia đình cô dâu là người chịu gánh nặng chi phí đám cưới, nhưng ngày nay những quy tắc này không còn nhiều nữa. Các cặp vợ chồng ngày nay đang tạo ra các quy tắc của riêng họ. Đối với tất cả các cặp vợ chồng, khoảng cách lớn về thu nhập hoặc tài sản cũng có thể quyết định ai sẽ trả những gì.

    Ví dụ: Nếu một trong hai người kiếm được 70% thu nhập hộ gia đình trong khi người kia kiếm được 30%, bạn có thể chọn chia chi phí đám cưới theo những yếu tố đó. Hoặc nếu một trong hai người có nhiều tiền tiết kiệm hơn đáng kể, người đó có thể chọn bỏ thêm tiền vào chi phí đám cưới để cặp đôi không phải mắc nợ. Mục tiêu là tìm ra một sự thỏa hiệp phù hợp với bạn, gia đình bạn và bất kỳ ai khác sẽ đóng góp tài chính cho đám cưới.

    Điểm mấu chốt khi dự trù ngân sách đám cưới

    Lên kế hoạch cho một đám cưới có thể rất căng thẳng, nhưng những lo lắng về tài chính không nên làm lu mờ ngày trọng đại như vậy. Dự trù ngân sách đám cưới và biết cách cách lập ngân sách chi tiêu cho từng chi phí chính cùng với người bạn đời tương lai của mình để quyết định cách tiết kiệm cho đám cưới và ai sẽ trả những gì, cho phép bạn bước vào cuộc sống hôn nhân mà ít phải đau đầu nhất có thể về tiền bạc.

    Hãy coi quá trình lập kế hoạch đám cưới là một bước quan trọng để phát triển các kỹ năng thảo luận và thương lượng về các quyết định quan trọng về tiền bạc mà chắc chắn sẽ là một phần trong tương lai của các bạn. Cuộc phiêu lưu của bạn chỉ mới bắt đầu.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán