Điểm nhấn chính:
- Lý do lập ngân sách chi tiêu cá nhân
- Các bước lập ngân sách chi tiêu cá nhân
Vì sao phải biết cách lập ngân sách chi tiêu?
Ngân sách chi tiêu là là một kế hoạch tài chính bạn tự vạch ra cho bản thân để quản lý thu nhập và chi tiêu hằng ngày, hằng tháng hoặc thằng năm của mình. Việc này giúp bạn nhìn rõ bức tranh tổng thể về thu, chi, khoản tiết kiệm hoặc đầu tư là bao nhiêu. Từ đó, bạn chủ động điều chỉnh và có những hành động chi tiêu hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu tài chính như: mua nhà, mua xe, đi du học, nghỉ hưu,…
Đây là một việc vô cùng quan trọng giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn nhờ kiểm soát và nắm rõ tình hình chi tiêu cá nhân, giúp bạn biết được mình đang đi đúng hướng hay chưa để kịp thời điều chỉnh và từ đó đạt được tương lai tài chính vững chắc. Cụ thể, việc lập ngân sách giúp bạn:
- Kiểm soát dòng tiền hiệu quả: giúp bạn nắm rõ nguồn thu/chi của bản thân hàng ngày, hàng tháng, mỗi danh mục chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu/chi. Việc hiểu rõ dòng tiền của bản thân là bước đầu tiên và quan trọng để bạn bắt đầu hành trình chi tiêu hợp lý.
- Kiểm soát chi tiêu phù hợp: việc này giúp bạn không bị cảm xúc chi phối trước quyết định chi tiêu một khoản nào đó để thực hiện đúng kế hoạch chi tiêu của mình và xa hơn đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.
- Hiểu được hành vi tiêu dùng của bản thân: việc này giúp bạn kịp thời có kế hoạch cải thiện hoặc phát huy. Nếu nhận thấy bản thân luôn chi tiêu không suy nghĩ, bạn cần tiết chế và điều chỉnh hành vi này để quản lý tài chính hiệu quả.
Các bước lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả
1. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại và theo dõi hành vi chi tiêu hằng tháng trong quá khứ
Trước khi lên kế hoạch, bạn cần nắm rõ sức khoẻ tài chính hiện tại của bản thân để có cơ sở thiết lập kế hoạch phù hợp.
Đầu tiên, phân loại các nguồn thu nhập. Chúng có thể đến từ:
- Tiền lương hàng tháng
- Tiền lãi từ tiết kiệm, đầu tư
- Tiền công làm thêm
Tiếp theo, làm rõ các khoản mục chi tiêu hàng tháng đến từ đâu. Những khoản này có thể được chia thành 3 loại chi tiêu như sau:
- Chi tiêu cố định: tiền điện, tiền nước, hoá đơn hằng tháng
- Chi tiêu biến đổi: ăn uống, đi lại, mua sắm, giải trí
- Tiết kiệm và đầu tư: khoản tiền còn lại để giúp tiền sinh sôi. Tititada giúp bạn tiết kiệm và đầu tư định kỳ để luôn có một khoản sinh lợi trong tương lai.
- Các khoản nợ cần thanh toán: nợ từ thẻ tín dụng, vay ngân hàng, khoản vay bạn bè.
Sau đó, bạn thực hiện đánh giá bản thân trong quá khứ đã chi tiêu như thế nào cho các khoản nói trên cũng như xem tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Nếu bản thân không thể ghi nhớ hoặc nắm rõ, đây chính là lúc bạn cần lên kế hoạch chi tiêu.
2. Lên kế hoạch chi tiêu ngắn hạn và dài hạn
Bạn có thể phân loại các mục tiêu dựa vào khoảng thời gian để đạt được nó. Các mục tiêu này bao gồm:
- Mục tiêu ngắn hạn: đi du lịch, mua điện thoại, …Những mục tiêu này có thể thực hiện trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm
- Mục tiêu dài hạn: đi du học, mua nhà, nghỉ hưu, … Đây là những khoản cần sự
3. Phân bổ ngân sách hợp lý
Từ việc có mục tiêu và thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu, bước tiếp theo cần phân bổ ngân sách hợp lý để đạt được mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể áp dụng quy tắc 50/30/20 để để phân ngân sách chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư cho mình:
- 50% thu nhập dành cho các chi tiêu cần thiết: tiền nhà, tiền điện, nước, xăng, cước điện thoại, tiền mạng, …
- 30% cho các chi tiêu khác như: mua sắm, ăn uống, du lịch, giải trí,…
- 20% cuối cùng để tiết kiệm và đầu tư
Với quy tắc này, bạn có thể quản lý chi tiêu hợp lý hơn và có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hơn. Việc cụ thể hoá con số sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường được việc chi tiêu trong tháng của bạn đã đúng kế hoạch chưa để kịp thời điều chỉnh, tiết chế nhằm đạt được sự cân bằng giữa nhu cầu hiện tại và mục tiêu tương lai nhưng vẫn có khoản tiết kiệm dự phòng cho những tình huống bất ngờ. Quỹ dự phòng nên được trích ra từ thu nhập hằng tháng đảm bảo đủ để bạn trang trải 3-6 tháng chi phí sinh hoạt. Bạn có thể gia tang nguồn tiền trích từ thu nhập thông qua Gửi tiết kiệm, tích luỹ lãi suất cao hoặc đầu tư thụ động nếu bạn là người quá bận rộn hoặc chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm đầu tư.
4. Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu
Sau khi có mục tiêu và kế hoạch chi tiêu hợp lý, bạn tiến hành chi chép lịch sử chi tiêu để theo dõi hiệu suất cũng như kịp thời điều chỉnh để có hành vi chi tiêu hợp lý. Bạn có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như ghi vào sổ hoặc dùng các app điện thoại quảnlý tài chính bằng AI để việc ghi chép dễ dàng và thuận tiện hơn.
Kết luận
Việc quản lý chi tiêu hợp lý và có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm rất quan trọng để bạn kiểm soát dòng tiền và từng bước đạt được mục tiêu tài chính của mình. Vì vậy, việc này phải được thực hiện càng sớm càng tốt và trở thành thói quen để sức khoẻ tài chính của bạn được tốt nhất. Mặc dù sẽ rất khó khăn lúc ban đầu nhưng Tititada tin rằng chỉ cần vượt qua được thử thách ban đầu, bạn sẽ vững bước trên con đường đạt được mục tiêu của bản thân nhờ việc biết cách lập ngân sách chi tiêu để quản lý tài chính hiệu quả. Hãy bắt đầu ngay sau khi đọc xong bài viết này bạn nhé!
Xem
thêm: Hướng dẫn cách mua sắm tiết kiệm nhất
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Cách áp dụng phương pháp Kaizen cải thiện cuộc sống
18/12/24
Cách lập ngân sách chi tiêu hiệu quả
27/11/24
Mua trước, trả sau và thực trạng tại Hoa Kỳ
20/11/24
Những điều bạn cần biết về Cyber Monday
14/11/24
10 bài học tài chính từ những bộ phim Giáng sinh
11/11/24
Những bài học dạy trẻ về tiền bạc
27/10/24
Kiểm soát cảm xúc, làm chủ tài chính
23/10/24
Thoát khỏi cuộc sống chỉ sống bằng đồng lương
21/10/24
Cách áp dụng phương pháp Kaizen cải thiện cuộc sống
18/12/24
Cách lập ngân sách chi tiêu hiệu quả
27/11/24
Mua trước, trả sau và thực trạng tại Hoa Kỳ
20/11/24
Những điều bạn cần biết về Cyber Monday
14/11/24
Những bài học dạy trẻ về tiền bạc
27/10/24
Cách tiết kiệm tiền lương và tích lũy đầu tư hàng tháng cho dân công sở
16/10/24
Quản lý tài chính cá nhân cho nhân viên văn phòng
20/08/24
Dạy con trước khi trao quyền thừa kế tài sản
03/07/24