Thuế gia sản (Wealth tax) là loại thuế đánh trên giá trị thị trường của khối tài sản ròng (sau khi đã khấu trừ các nghĩa vụ nợ) mà người nộp thuế sở hữu. Tài sản này bao gồm các loại như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, cổ phần, xe riêng, bất động sản, và các quỹ tài sản. Thuế gia sản từng được áp dụng ở một số quốc gia phát triển như Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Na Uy, Hà Lan, Tây Ban Nha,...
Mục tiêu của thuế gia sản là nhằm giảm sự chênh lệch giàu nghèo, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước và góp phần tài trợ cho các chương trình xã hội. Thuế này cũng có thể được sử dụng để khuyến khích việc sử dụng tài sản vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì tích lũy tài sản không sản xuất.
Vào thế kỷ 20, đặc biệt sau Thế Chiến thứ Nhất và Thế Chiến thứ Hai, nhiều quốc gia tại Châu Âu đã áp dụng thuế này để tái thiết quốc gia sau chiến tranh và giảm sự bất bình đẳng trong xã hội. Tuy nhiên, hình thức thuế này đã bị bãi bỏ ở một số quốc gia như Ireland (1977), Áo (1994), Đức (1997), Hà Lan (2001), Thụy Điển (2007), hoặc bị thu hẹp phạm vi như ở Pháp vào năm 2018.
Lý do chính là do khó giám sát, rủi ro chuyển dịch tài sản ra nước ngoài để tránh thuế, và tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Hiện tại, Việt Nam chưa có thuế gia sản chính thức. Tuy nhiên, đã có nhiều đề xuất và dự thảo về việc áp dụng thuế này trong những năm qua, nhưng chưa được thông qua do gặp nhiều ý kiến trái chiều. Thay vào đó, Việt Nam có một số loại thuế liên quan đến tài sản như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp và lệ phí trước bạ.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.