Xu hướng tiết kiệm cận biên (Marginal Propensity to Save – MPS) là một khái niệm phản ánh tỷ lệ phần trăm của thu nhập khả dụng tăng thêm mà người dân lựa chọn tiết kiệm thay vì chi tiêu. Nói cách khác, MPS cho biết khi thu nhập tăng thêm 1 đồng, người ta sẽ dành bao nhiêu để tiết kiệm.
Ví dụ, nếu thu nhập khả dụng của một cá nhân tăng thêm 1 triệu đồng, và họ quyết định tiết kiệm 200,000 đồng từ khoản tăng thêm này, thì MPS = 0.2 (hay 20%).
MPS và MPC (Xu hướng tiêu dùng cận biên) là hai khái niệm đối lập nhưng bổ sung cho nhau. Trong khi, MPC phản ánh phần thu nhập tăng thêm được sử dụng để tiêu dùng, MPS phản ánh phần thu nhập tăng thêm được giữ lại để tiết kiệm. MPC + MPS = 1. Ví dụ, nếu người dân chi 70% phần thu nhập tăng thêm để tiêu dùng (MPC = 0.7), thì phần còn lại để tiết kiệm chính là 30% (MPS = 0.3).
MPS là chỉ số quan trọng để phân tích:
- Tác động của chính sách tài khóa mở rộng (hiệu ứng số nhân): MPS càng thấp, hiệu ứng kích thích tổng cầu thông qua tiêu dùng càng mạnh.
- Tâm lý người tiêu dùng: Khi MPS tăng, người dân có xu hướng lo ngại rủi ro tương lai, dẫn đến tiêu dùng thấp hơn, điều này có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. ·
- Định hướng tiết kiệm – đầu tư quốc gia: MPS cao trong dài hạn thường gắn liền với khả năng tích lũy vốn mạnh, hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
Ví dụ, MPS tại Việt Nam ở mức trung bình – cao trong khu vực, với tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình khoảng 20–30%, nhưng MPS có xu hướng giảm trong những năm gần đây khi tầng lớp trung lưu gia tăng tiêu dùng.
Còn Trung Quốc là một trong những quốc gia có xu hướng tiết kiệm cận biên cao nhất thế giới, với tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình thường vượt 45–50% GDP trong nhiều năm. Điều này phản ánh văn hóa tiết kiệm, thiếu mạng lưới an sinh xã hội, và nhu cầu tự bảo vệ tài chính. Trong khi Mỹ có MPS thấp hơn, do văn hóa tiêu dùng cao, hệ thống tín dụng phát triển và an sinh xã hội rộng khắp. MPS của Mỹ thường dao động quanh mức 0.1–0.2.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Hiệp định EVFTA
05/05/25
Nghị quyết
05/05/25
Quốc hội Việt Nam
05/05/25
Tiết kiệm điều chỉnh theo lạm phát
05/05/25
Quỹ dự phòng
05/05/25
Thông tư
05/05/25
Quyền sử dụng đất
05/05/25
Xu hướng tiết kiệm cận biên
05/05/25
Cổ phiếu ESOP
05/05/25
Nghị định
05/05/25
Xu hướng tiêu dùng cận biên
05/05/25
Doanh nghiệp Nhà nước
05/05/25
Thu nhập toàn diện khác
05/05/25
Quản trị lợi nhuận
04/05/25
Nhồi kênh phân phố
04/05/25
Cán cân thanh toán
28/04/25
Xuất khẩu giá trị gia tăng
28/04/25
Truyền dẫn tỷ giá hối đoái
28/04/25
Trợ cấp xuất khẩu
28/04/25
Thuế chống bán phá giá
28/04/25
Sáng kiến Vành đai và Con đường
27/04/25
Cấm vận thương mại
27/04/25
Bá quyền
27/04/25
Trí tuệ nhân tạo sinh tạo
27/04/25