Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tiết kiệm và lên kế hoạch đám cưới như thế nào?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Chi phí trung bình của một đám cưới khác nhau, dựa trên nơi bạn sống và loại đám cưới mà bạn đang lên kế hoạch.

    - Phần lớn các cặp vợ chồng chi ngân sách nhiều hơn mức trung bình cho một đám cưới mà họ đã lên kế hoạch.

    - Có sự so sánh giữa các chi tiêu mua sắm cho lễ cưới là một trong những cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí đám cưới.

    - Tài khoản tiết kiệm cho đám cưới phải có tính thanh khoản và dễ dàng tiếp cận để thanh toán chi phí đám cưới khi chúng phát sinh.

    Mỗi người sẽ đều mong muốn có một lễ cưới đáng nhớ. Tuy nhiên lễ cưới có thể sẽ trở thành sự kiện đáng nhớ không vui vẻ nếu chúng ta không có sự chuẩn bị và lên kế hoạch tài chính cụ thể, để tất cả những khoản chi tiêu sẽ không khiến bạn (hoặc gia đình bạn) gặp khó khăn về tài chính trong nhiều năm tới.

    Có vô số chi phí phát sinh khi kết hôn, một số chi phí có thể tính toán được như nhẫn cưới, tiệc, áo cưới, nhưng cũng sẽ có vô số chi phí không lường trước được. Và vì tâm lý luôn mong muốn một đám cưới tốt đẹp nhất, hoàn hảo nhất vì “cả đời chỉ có một lần” thường khiến chúng ta dễ dàng chấp nhận các chi phí phát sinh mà không nghĩ đến các chi phí này sẽ ảnh hưởng đến tài chính của mình như thế nào.

    Chi phí tổ chức đám cưới là bao nhiêu?

    Số tiền bạn sẽ chi cho đám cưới có thể khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào quy mô lớn (hoặc nhỏ), sự xa hoa mà bạn quyết định tổ chức, và thường phải là “lựa cơm gắp mắm”. Tức là phải xem khả năng tài chính của mình đến đâu.

    Những chi phí chủ yếu cho một đám cưới bao gồm:

    - Chi phí đám hỏi: sính lễ trang phục, am thanh anh sáng, qua phim, chụp hình, ăn trưa thân mật giữa hai gia đình.

    - Chi phí cho đám cưới: tiệc cưới tại nhà hàng hay các trung tâm tiệc cưới, nhẫn cưới và nhẫn đính hôn, váy cho cô dâu chú rể và trang điểm, thuê ban nhạc, hoa tươi, chụp hình làm album, xe đưa rước cô dâu.

    Tuy nhiên, chi phí này không bao gồm tuần trăng mật, cũng sẽ là một khoản chi phi tốn kém tùy mong muốn của bạn.

    Tính toán ngân sách cho đám cưới

    Theo WeddingWire, 74% các cặp đôi vượt quá ngân sách và hơn một nửa tăng ngân sách của họ trong quá trình lập kế hoạch và ngân sách cho đám cưới của họ. Các cặp vợ chồng trung bình chi 45% số tiền họ đã tiết kiệm cho đám cưới của mình.

    Việc lập mục tiêu tài chính cá nhân cho đám cưới và chuẩn bị ngân sách phù hợp bắt đầu bằng việc thảo luận về đám cưới mà bạn muốn. Trước tiên, các cặp đôi cần ngồi xuống và suy nghĩ về tầm nhìn tổng thể cho đám cưới của mình. Có phải bạn muốn một đám cưới sang trọng ở khách sạn 5 sao? Hay một đám cưới bình thường trong trung tâm tiệc cưới nhỏ? Hay một đám cưới ở thành phố khác? Song song với dự định cho đám cưới, bạn cần lập danh sách khách mời sơ bộ dựa trên những người mà bạn muốn họ tham dự, bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách.

    Không cần phải nói, việc mời 20 hoặc 30 thành viên gia đình và bạn bè thân thiết nhất của bạn đến dự đám cưới ở sân sau sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với việc tổ chức tiệc tối với danh sách khách mời lên tới hàng trăm người. Khi lập danh sách khách mời, bạn nên nhóm mọi người vào một trong ba loại: gia đình ruột thịt và bạn thân, bạn tốt và đại gia đình, và đồng nghiệp hoặc người quen thông thường.


    Từ đó, bạn có thể dự toán được con số sẽ nhận được từ mỗi người làm cơ sở cho ngân sách của mình. Đối với các bạn trẻ tài chính chưa dư giả thì lên dự toán khá quan trọng. Vì mỗi địa điểm tổ chức đám cưới luôn có những gói tiệc hay thực đơn khá basic, tuy nhiên những dịch vụ cộng thêm thì sẽ lại rất đắt đỏ. Bạn có thể thấy tiệc cưới trong các nhà hàng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có thể dao động từ vài trăm ngàn một người lên đến vài triệu đồng một người. Giả sử bạn tính mời 100 người, và bạn dự tính một người đi với mức 500k, và bạn có thêm budget cho tiệc là 30tr, thì bạn có thể đạt suất ăn 500k/người, và tiền nước, các dịnh vụ phát sinh sẽ nằm trong khoảng 30tr này. Nếu bạn đặt một suất ăn sang trọng hơn 600k, thì có khả năng các chi phí phát sinh khác cộng lại sẽ vượt qua dự toán của bạn. Hoặc là có thể tình hình kinh tế khó khăn hơn, khách mời trong điều kiện kinh tế khó khăn, trên thực tế không đi 500k thì bạn cũng có mức dự phòng. Trên thực tế, nếu bạn tổ chức đám cưới trong bối cảnh nền kinh tế ảm đảm, thì phần dự toán này của bạn cần đặc biệt chú ý, vì khi kinh tế khó khăn, chi phí đám cưới sẽ là chi phí mọi người cắt giảm đầu tiên, thậm chí là không đi dự, thì như vậy càng phải tính toán số người, đặt số tiệc cho cụ thể hơn.

    Nếu bạn quyết định tổ chức đám cưới của mình ở một nơi xa lạ hơn - hoặc ít nhất là xa nhà hơn một chút thì chi phí tổ chức đám cưới tại một nơi xa có vẻ như là một món hời so với chi phí trung bình của một đám cưới nói chung. Tổ chức đám cưới tại một địa điểm xa nhà thậm chí có thể rẻ hơn nếu bạn mời ít khách hơn, tổ chức đám cưới và tuần trăng mật cùng nhau ở cùng một địa điểm. (Mặt khác, lựa chọn này sẽ thường khiến khách mời của bạn tốn kém hơn so với việc đi đến một đám cưới ở nơi họ sống, điều này cũng có thể làm giảm số lượng người tham dự.)

    Lập mục tiêu tài chính cá nhân cho đám cưới

    Lý tưởng nhất là bạn lập mục tiêu tài chính cá nhân và đặt đám cưới là một mục tiêu, từ đó cần phải tiết kiệm và lên kế hoạch cho đám cưới của mình càng sớm càng tốt. Làm như vậy có thể giảm bớt những bất đồng sau này nếu các cặp đôi có cùng quan điểm về quy mô, loại hình và ngân sách tổng thể của đám cưới trước khi bắt đầu lên kế hoạch.

    Sẽ thực tế hơn nếu các cặp đôi bắt đầu nói về chi phí tổ chức đám cưới sau khi họ đính hôn. Nếu gần đây bạn đã chấp nhận (hoặc thực hiện) một lời cầu hôn, hãy dành cho mình vài ngày để tận hưởng sự phấn khích, sau đó thực hiện các bước tích lũy theo mục tiêu đám cưới đi đúng hướng.

    Chọn ra những thứ cần ưu tiên

    Khi tính toán các chi phí, bạn và vợ/chồng tương lai của mình có thể cần thực hiện một số việc cần ưu tiên. Lập danh sách chi phí bao gồm mọi thứ bạn muốn tiêu tiền nhất, ngay cả khi nó có vẻ phù phiếm nhưng nó là thứ rất quan trọng với bạn. Sau khi lên ngân sách, nếu như chi phí vượt quá khả năng, có thể bạn sẽ phải tự cân nhắc chi phí nào giảm bớt hoặc loại bỏ mà không ảnh hưởng đến ngày trọng đại.

    Nếu bạn gặp khó khăn trong ngân sách của mình, hãy xem xét liệu bạn có thể giảm bớt các chi phí đó bằng cách tự làm hay không? Ví dụ, bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách tự làm quà cưới hoặc đồ trang trí thay vì mua chúng, điều này đặc biệt khiến các khách mời cảm động và quý trọng. Hoặc bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua hoa tươi về tự cắm thay vì mời các công ty đến làm. Chi phí hoa tươi là một chi phí rất đắt đỏ, nếu bạn vẫn muốn có hoa tươi và chi phi rẻ đi 70%-80%, bạn có thể tự mua hoa về cắm.

    Chia ngân sách thành nhiều phần nhỏ để tích lũy theo mục tiêu

    Khi bạn đã có con số ngân sách tổng thể cho đám cưới của mình, bước tiếp theo là tìm ra số tiền bạn cần tiết kiệm hàng tháng hoặc hàng tuần để đạt được mục tiêu của mình. Có một công thức khá hay để xác định ngân sách như sau:

    Số tháng cho đến đám cưới x Số tiền tiết kiệm thực tế mỗi tháng + Các khoản đóng góp và Số tiền tiết kiệm hiện có = Tổng ngân sách cho đám cưới.

    Khi bạn nhìn vào con số ngân sách tổng thể, hãy cân nhắc xem bạn phải tiết kiệm bao lâu cho đám cưới và nghĩ xem liệu bạn có thể nhận được sự giúp đỡ tài chính nào từ bạn bè hoặc thành viên gia đình trong việc lên kế hoạch hay không.

    Ví dụ: nếu bạn có ngân sách tổng thể là 60 triệu đồng và 10 tháng cho đến khi bạn dự định kết hôn, bạn cần tiết kiệm 6 triệu đồng mỗi tháng để đạt được mục tiêu của mình (giả sử bạn chưa dành dụm được bất cứ khoản nào cho đám cưới của mình). Tuy nhiên, nếu bố mẹ bạn chi 20 triệu đồng làm quà trước đám cưới, thì số tiền bạn cần giảm xuống còn 4 triệu đồng một tháng.

    Khi tính toán các con số về khoản đóng góp tiết kiệm hàng tháng hoặc hàng tuần, hãy tự hỏi bản thân xem điều đó có thực tế không. Nếu bạn liên tục không thể đạt được con số tiết kiệm đó, thì có hai lựa chọn: Thu nhỏ quy mô đám cưới để giảm chi phí (và số tiền bạn cần tiết kiệm) hoặc cân nhắc trì hoãn đám cưới để tạo cho mình một khoảng thời gian dài hơn để tiết kiệm. Tùy chọn thứ hai có thể không lý tưởng, nhưng nó có thể là lựa chọn tốt hơn nếu bạn không muốn lấy đi bất cứ thứ gì khỏi tầm nhìn tổng thể về đám cưới của mình.

    Giữ tiền tiết kiệm cho đám cưới của bạn ở đúng nơi

    Trước khi bạn bắt đầu tích lũy theo mục tiêu đám cưới, hãy quyết định tiền tiết kiệm này để ở đâu. Có ba lựa chọn cơ bản: tài khoản thanh toán riêng, tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư ngắn hạn.

    Tài khoản tiết kiệm lãi suất cao hoặc các chứng chỉ tiền gửi có thể mang lại thu nhập từ lãi nhưng chúng có khả năng tất toán hạn chế. Nếu đám cưới còn hơn 1 năm nữa, tiền lãi bạn kiếm được trên tài khoản có thể sẽ đáng kể.

    Một tùy chọn không khả thi để tiết kiệm cho đám cưới là tài khoản chứng chỉ tiền gửi (CD). CD là tiền gửi có kỳ hạn, nghĩa là bạn không thể rút tiền tiết kiệm của mình cho đến khi CD đáo hạn mà không bị trả phí.

    Cân nhắc về sự lựa chọn nhà cung cấp

    Hơn 80% các cặp đôi đặt ngân sách sơ bộ cho chi phí đám cưới mà không thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào trước về chi phí đám cưới cụ thể.

    Bạn có thể tránh khả năng phải trả giá quá cao bằng cách dành thời gian để nhận một số báo giá cho từng chi phí trong danh sách trước khi chọn nhà cung cấp. Nguyên tắc cơ bản là phải hỏi những người vừa làm đám cưới cách bạn 6-12 tháng để hỏi kinh nghiệm và các nhà cung cấp uy tín, đối với các chi phí chính, luôn tìm kiếm báo giá từ 2 nhà cung cấp để có thể so sánh về mức giá. Thậm chí trong một số trường hợp như hoa tươi, cần tìm hiểu nếu làm tại nhà thì chi phí tương đương ở mức nào, để bạn hiểu chi phí mình đang trả có đáng giá hay không.

    Chốt chi phí bằng tiền đặt cọc và hợp đồng đã ký có nghĩa là nhà cung cấp không thể tăng giá mà không có cảnh báo trừ khi trong hợp đồng cho phép điều đó. Đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ hợp đồng bản cứng trước khi ký và cân nhắc dành cho mình một khoản tiết kiệm dự phòng để trang trải những khoản thiếu hụt có thể xảy ra.

    Hãy thêm 20% vào ngân sách cho những chi phí phát sinh mà họ không tính đến.

    Tổ chức đám cưới đúng thời điểm và tìm kiếm các giao dịch đám cưới phù hợp

    Thời điểm tổ chức đám cưới trong năm cũng có thể ảnh hưởng đến ngân sách của bạn và cần được cân nhắc. Nhìn chung, mùa cưới kéo dài từ cuối mùa xuân và tiếp tục đến đầu mùa thu (tháng 6 và tháng 9 là những tháng cao điểm), do đó, việc hoãn lại cho đến giữa mùa đông có thể ít tốn kém hơn vì các nhà cung cấp có thể giảm giá do nhu cầu giảm.

    Với đám cưới tại ở nơi xa, hãy cân nhắc lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn vào mùa thấp điểm, khi giá vé máy bay và khách sạn thường giảm.

    Khi bạn đã xác định được thời gian, hãy cố gắng lên kế hoạch chi tiêu cho đám cưới của mình xung quanh các đợt giảm giá theo mùa càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn, bạn có thể tìm thấy các ưu đãi về nhẫn cưới vào tháng 3 hoặc cuối mùa hè, trong khi tháng 1 được coi là một trong những tháng tốt nhất để mua váy cưới giảm giá. Chỉ cần nhớ: Nếu bạn muốn mua bất kỳ mặt hàng nào liên quan đến đám cưới được giảm giá, hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ chính sách hoàn trả của cửa hàng. Tiết kiệm 20%, 30% hoặc nhiều hơn là điều tuyệt vời, nhưng nếu bạn cần đổi trả, bạn có thể không gặp may nếu nhà bán lẻ không cho phép hoàn tiền đối với các mặt hàng đã giảm giá.

    Mặc dù kết hôn là một dịp trọng đại đáng để ăn mừng, nhưng cuộc hôn nhân sẽ trường tồn theo thời gian chứ không phải chỉ mỗi ngày cưới. Bắt đầu cuộc sống mới cùng nhau trên việc lập mục tiêu tài chính cá nhân và nền tảng tài chính vững chắc quan trọng hơn việc bạn có một số lượng khách nhất định hay một loại hoa cụ thể. Lập kế hoạch ngân sách kỹ lưỡng và cùng nhau tiết kiệm cho đám cưới để không mắc nợ có thể góp phần tạo nên một sự kiện hạnh phúc mãi mãi về sau.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán