Chỉ số P/E hay Price to Earning ratio, là hệ số Giá trên Lợi nhuận một cổ phiếu.
Công thức tính chỉ số P/E:
P/E = Thị giá cổ phiếu (Price) / Lợi nhuận trên cổ phiếu trong một năm (EPS)
P/E được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường và lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu. Hiểu đơn giản hơn, chỉ số này cho bạn biết để có được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu, thì bạn cần phải bỏ ra số tiền là bao nhiêu.
Nhìn chung, nếu P/E thấp, nghĩa là giá cổ phiếu càng rẻ và ngược lại. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tiềm năng của một doanh nghiệp, thì P/E cần phải được so sánh với các công ty trong ngành.
Chỉ số P/E có thể bị âm, nếu công ty có kết quả kinh doanh lỗ dẫn đến EPS bị âm.
Ví dụ: một công ty có mức P/E khoảng 7x là tương đối thấp nhưng nếu toàn ngành đang có mức P/E trung bình ở mức 5.0x thì mức 7.0x sẽ trở thành đắt.
Ngoài ra, còn phải xem thêm khả năng tăng trưởng của công ty.
Ví dụ: một công ty có mức tăng trưởng dưới 5% năm, thì P/E 10.0x sẽ trở thành đắt.
P/E ngành thường được tính bằng trung bình cộng (cộng chia trung bình) hoặc trung bình vị (lấy số ở giữa) của tất cả các công ty trong ngành. Khi định giá công ty bằng phuơng pháp P/E, thường so sánh P/E của công ty định giá với P/E trung bình ngành để xác định mức độ đắt rẻ, hấp dẫn của công ty định giá. Các chỉ số này có thể tự tính hoặc dùng số liệu của các tổ chức chuyên cung cấp dữ liệu như Bloomberge, Cafef, Vietstock cung cấp.
Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là cách phổ biến nhất và có thể áp dụng cho cổ phiếu ở hầu hết các ngành nghề.
Giá cổ phiếu = Chỉ số P/E * Dự phóng EPS
Trong công thức này, chỉ số P/E thường được dùng theo số trung bình ngành, điều chỉnh tăng hay giảm theo mức tăng trưởng của công ty. Dự phóng EPS là EPS dự đoán của năm hiện tại.
Nếu giá của cổ phiếu trên thị trường thấp hơn giá trị định giá theo phương pháp P/E thì cổ phiếu đang ở vùng giá hấp dẫn và ngược lại, nếu giá của cổ phiếu trên thị trường cao hơn giá trị định giá theo phương pháp P/E thì cổ phiếu đang đắt và có thể xem xét bán.
Để định giá một công ty sử dụng chỉ số P/E, các nhà phân tích thường dự phóng kết quả kinh doanh và lợi nhuận sau thuế trong tương lai của công ty.
Ví dụ: Một công ty có Lợi nhuận sau thuế năm 2023 dự phóng là 100 tỷ đồng và chỉ số P/E trung bình ngành là 10.0x thì Vốn hóa của công ty sẽ được tính như sau:
Vốn hóa thị trường = Lợi nhuận sau thuế dự phóng * Chỉ số P/ E = 100* 10.0 = 1,000 tỷ đồng.
Từ vốn hóa công ty, có thể tính ra Giá cổ phiếu và so sánh với giá thị trường để có thể biết cổ phiếu đắt hay rẻ và ra quyết định mua bán.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.