Điểm nhấn chính:
- Tự chăm sóc tài chính, lập kế hoạch tài chính cá nhân, lập mục tiêu tài chính cá nhân dẫn đến sức khỏe tài chính lâu dài, bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền.
- Sử dụng các mẹo trong bài viết này để tạo một kế hoạch tự chăm sóc tài chính bền vững nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính và chăm sóc bản thân.
- Cũng giống như bất kỳ hình thức chăm sóc bản thân nào khác - bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều sau khi thực hiện. Bây giờ, hãy bắt đầu chăm sóc bản thân và tài chính của bạn.
Nhận thức được những rào cản trong việc yêu tài chính của bản thân có thể giúp bạn có một cuộc sống tốt hơn và ổn định hơn về mặt tài chính. Trong bài viết này, Tititada tiết lộ những cách đơn giản mà bạn có thể xây dựng việc tự chăm sóc tài chính thành thói quen của mình! Nhưng trước tiên, hãy xem những rào cản là gì!
8 rào cản có thể ảnh hưởng đến tài chính của bạn
Trước khi bạn có thể bắt đầu chăm sóc sức khỏe tài chính của mình tốt hơn, bạn phải tìm ra rào cản nào đối với việc chăm sóc sức khỏe tài chính của bản thân. Một số người sẽ gặp phải tất cả các rào cản được nhắc đến trong bài viết này hoặc có người chỉ gặp một số.
Hãy đi sâu vào và bắt đầu khám phá những rào cản đối với việc chăm sóc sức khỏe tài chính của bản thân có thể khiến bạn quản lý tiền của mình một cách kém hiệu quả.
1. Mua sắm bốc đồng
Mua sắm bốc đồng không phải là “yêu bản thân”, việc này có thể khiến bạn cảm thấy vui hơn trong thời gian ngắn, thậm chí chỉ một vài tiếng, nhưng lại gây hại cho tình hình tài chính của bạn về lâu dài, và làm bạn mệt mỏi hơn khi tiền bạc bì thiếu hút. Nếu bạn có thói quen mua sắm bốc đồng, đây là một số cách tuyệt vời để giúp bạn ngừng tiêu tiền.
- Lập danh sách trước khi mua sắm
- Sử dụng tiền mặt thay vì thẻ
- Mở một tài khoản tiết kiệm mà bạn không thể rút tiền trước hạn
- Đợi 24 giờ trước khi quyết định mua món hàng giá trị lớn
2. Ra quyết định theo cảm tính
Tâm trạng tồi tệ hoặc một ngày làm việc căng thẳng có thể dẫn đến việc bạn sẽ đưa ra những quyết định tài chính không sáng suốt để khiến bản thân vui lên. Quyết định theo cảm tính cũng không phải là hành động “yêu bản thân”.
Bạn có thể nghĩ rằng mua một món lẻ sẽ không có gì phải lo, nhưng cảm giác hài lòng dồn dập mà bạn cảm thấy sau khi mua một thứ gì đó một cách bốc đồng sẽ sớm biến mất và điều đó khiến bạn cảm thấy hối hận.
Thêm vào đó là bạn sẽ có những căng thẳng và lo lắng về nợ nần nếu bạn chi tiêu quá mức và tài chính của bạn đang sa sút hơn trước.
Vì vậy, hãy tìm cách lành mạnh hơn để khoả lấp khoản thời gian rảnh. Đó có thể là những việc như đi dạo, đọc sách, nghe nhạc hoặc làm điều gì đó khác mà bạn thích.
Tránh bị cám dỗ chi tiêu là cách tốt nhất để vượt qua thói quen bội chi.
3. Lập mục tiêu tài chính cá nhân không thực tế
Khi bạn lập mục tiêu tài chính cá nhân không thực tế, bạn sẽ cảm thấy buồn chán và căng thẳng, đây cũng không phải là một hành động yêu bản thân. Lập mục tiêu tài chính cá nhân thách thức nhưng vẫn có thể đạt được là chìa khóa cho một thói quen tự chăm sóc tài chính thành công và sức khỏe tài chính tốt, và có thể khiến bạn vui vẻ lâu dài.
Bạn có biết rằng chúng ta có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn 42% chỉ bằng cách viết nó ra? Các rào cản đối với việc chăm sóc bản thân và tài chính của bạn có thể được thay đổi chỉ bằng lập kế hoạch tài chính cá nhân và viết ra cácmục tiêu tài chính cá nhân mà bạn đã lập. Cho dù bạn muốn giảm khoản nợ vay mua xe, tiết kiệm để trả trước một căn nhà hay nạp tiền vào quỹ khẩn cấp, thì việc dành ra 10 phút cho công việc bận rộn hàng tuần có thể giúp bạn tập trung và thúc đẩy bạn đạt được mục tiêu của mình.
Đừng quên đảm bảo kế hoạch tài chính cá nhân của bạn có ý nghĩa và có thể đạt được.
4. Thiếu tương tác xã hội
Tương tác xã hội quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của bạn cũng như sức khỏe tài chính của bạn. Và những rào cản về chăm sóc bản thân chẳng hạn như không trò chuyện nhiều với những người thân yêu về tiền bạc có thể thực sự ảnh hưởng đến cảm nhận của bạn về tài chính của mình.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng nói chuyện với mọi người về tình hình tài chính của chúng ta có thể cải thiện tình hình tài chính của chúng ta và giảm bớt lo lắng về tiền bạc.
Các mối quan hệ cũng có thể ảnh hưởng đến cách bạn chi tiêu.
Giả sử bạn có một người bạn không biết quản lý tài chính và một người thành công về tài chính, có thể người bạn dành nhiều thời gian nhất sẽ ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của bạn.
5. Không hiểu nhu cầu của bản thân
Biết và đáp ứng nhu cầu của mình là chìa khóa để có một cuộc sống viên mãn. Nhu cầu cơ bản của chúng ta được liên kết trực tiếp với tài chính của chúng ta. Chẳng hạn như chúng ta cần một ngôi nhà để trú ẩn.
Vậy, làm thế nào để chúng ta xác định được nhu cầu của mình?
Hãy thử viết một danh sách các hoạt động đáp ứng nhu cầu thể chất và cá nhân của bạn. Chẳng hạn như tập thể dục, dành thời gian cho bạn bè và gia đình.
Nếu có bất kỳ chi phí nào liên quan đến nhu cầu của bạn, hãy ghi lại điều này cho mục đích lập ngân sách.
6. Đặt người khác lên hàng đầu
Nếu bạn là cha mẹ hoặc là người chăm sóc, việc đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bạn là điều tự nhiên. Nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tài chính của bạn.
Mặc dù việc đặt nhu cầu của người phụ thuộc lên hàng đầu là điều không thể thương lượng, nhưng điều quan trọng là bạn phải dành thời gian cho bản thân để có thể đạt được các mục tiêu tài chính của mình.
Điều này có thể đơn giản như tự thưởng cho mình những thứ mà bạn hằng ao ước từ lâu hoặc tiết kiệm đều đặn cho kỳ nghỉ. Điều cốt yếu là bạn dành thời gian để đáp ứng nhu cầu tài chính của chính mình.
7. Quá nhiều lời cam kết
Kiểm tra lịch trình của bạn và xác định các rào cản đối với việc chăm sóc bản thân và tài chính đang khiến bạn chi tiêu vượt quá khả năng chi trả. Có nhiều việc bạn có thể chọn không làm, cả về thời gian và tài chính, vì vậy đừng tạo áp lực không cần thiết cho bản thân để làm mọi thứ.
Đó có thể là những bữa tối thường xuyên với bạn bè hoặc gia đình của bạn hoặc một gói đăng ký hàng tháng đã bị lãng quên từ lâu liên tục đến hộp thư của bạn.
Hãy nhớ rằng bạn có thể nói không với mọi thứ.
8. Trả quá nhiều tiền cho mọi thứ
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng trong cuộc sống hàng ngày, mọi người đang trả quá nhiều tiền cho mọi thứ. Điều này có tác động rất lớn đến tài chính và sức khỏe tinh thần của bạn.
Những thứ mà bạn có thể phải trả quá nhiều bao gồm quần áo, kỳ nghỉ, ô tô, thực phẩm và các dịch vụ đăng ký.
Bạn nên biết mình đang mua gì và chi tiêu bao nhiêu để có thể đưa ra các biện pháp hợp lý để chi tiêu.
Lập kế hoạch tài chính cá nhân chăm sóc sức khỏe tài chính tốt
Bây giờ bạn đã biết mình có thể gặp phải những rào cản nào đối với việc chăm sóc bản thân, hãy xem cách chăm sóc bản thân về mặt tài chính.
Bạn có thể biết rõ về cách chăm sóc bản thân về thể chất và tinh thần. Nhưng thực hành tự chăm sóc tài chính có thể khiến bạn cảm thấy có thể kiểm soát được tương lai của mình.
Dưới đây là một số cách dễ dàng để thực hành tự chăm sóc tài chính ngay hôm nay!
Lập mục tiêu tài chính cá nhân có thể đạt được
Lập mục tiêu tài chính cá nhân sẽ giúp bạn có mục tiêu hướng tới, đây là một kỹ thuật chăm sóc bản thân đã được chứng minh cho phép bạn định hướng và lập kế hoạch cuộc sống một cách hiệu quả.
Có một mục tiêu cũng sẽ thúc đẩy bạn tiết kiệm nhiều hơn hoặc ngừng chi tiêu quá mức trong các lĩnh vực khác.
Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau khi thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân của bạn.
-Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì? Bạn có cần một chiếc xe mới hoặc muốn đi du lịch?
- Mục tiêu trung hạn của bạn là gì? Ví dụ như việc mua một ngôi nhà.
- Mục tiêu dài hạn của bạn là gì? Hãy nghĩ đến việc nuôi dạy con bạn hoặc tài khoản hưu trí.
Thường xuyên kiểm tra số dư ngân hàng của bạn
Bạn có thể nghĩ rằng việc theo dõi chặt chẽ số dư ngân hàng của bạn là căng thẳng. Nhưng liệu nó có căng thẳng hơn việc không kiểm tra số dư của bạn không?
Lợi ích của việc kiểm tra thường xuyên là bạn có thể phát hiện ra bất kỳ hoạt động hoặc khoản phí bất thường nào mà bạn không mong đợi. Nó cũng có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn tài chính của mình.
Lập kế hoạch tài chính cá nhân và ngân sách thông minh
Tất cả chúng ta đều biết rằng lập kế hoạch tài chính cá nhân và ngân sách là chìa khóa dẫn đến thành công về tài chính. Nhưng cách tốt nhất để lập kế hoạch chi tiêu của bạn là gì?
Về cơ bản, bạn cần biết tất cả thu nhập và chi phí của mình. Bạn có thể sử dụng bút và giấy đơn giản, bảng tính hoặc ứng dụng lập ngân sách, tùy thuộc vào sở thích của bạn.
Chỉ vay khi bạn có đủ khả năng
Nhiều người cần vay tiền vào một thời điểm nào đó trong đời. Không phải lúc nào cũng là điều xấu nếu bạn sử dụng đúng loại tín dụng và có đủ khả năng trả nợ hàng tháng.
Nợ khó đòi xảy ra khi chúng ta muốn những thứ mà chúng ta không thể chờ đợi để tiết kiệm.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải cân nhắc hậu quả của việc vay tiền – điểm tín dụng thấp hơn, số tiền chi trả cao hơn và lãi suất của khoản vay.
Vì vậy, khi sử dụng thẻ tín dụng, hãy tự hỏi liệu bạn có thực sự đủ khả năng thanh toán mà không cần vay mượn hay không.
Nói về tài chính của bạn và những rào cản đối với việc chăm sóc bản thân
Bằng cách thảo luận về vấn đề tài chính của mình, bạn có thể phá vỡ một trong những rào cản phổ biến nhất đối với việc chăm sóc bản thân và đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn để cải thiện tình hình tài chính của mình.
Bạn có thể nói chuyện với bất kỳ ai mà bạn có mối quan hệ tốt và tin tưởng. Đây có thể là một người bạn thân, một thành viên trong gia đình hoặc thậm chí là thú cưng của bạn! Họ sẽ thích nghe tất cả về những rào cản của bạn đối với việc chăm sóc bản thân và họ có thể giúp đỡ bạn.
Chìa khóa ở đây là nói ra những lo lắng về tiền bạc để bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch lấy lại quyền kiểm soát.
Ăn mừng sự tiến bộ của bạn
Làm tốt thì sẽ được nhận thưởng!
Ngay cả khi bạn đang cố gắng tiết kiệm tiền, thì một món quà nhỏ không tiêu tốn ngân sách để tự thưởng cho bản thân là một điều tuyệt vời và thói quen chăm sóc bản thân sẽ cảm ơn bạn vì điều đó. Vì vậy, hãy mua món đồ bạn ưa thích vì bạn xứng đáng với điều đó.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.