Giá trị tài sản ròng (Net worth) của một cá nhân hay tổ chức là giá trị thị trường của tổng tài sản trừ đi tổng các khoản nợ phải trả.
Công thức tính giá trị tài sản ròng:
Giá trị tài sản ròng=Tổng tài sản −Tổng nợ phải trả
Tài sản có thể bao gồm số dư tài khoản ngân hàng, tài khoản tiết kiệm, chứng khoán như cổ phiếu hoặc trái phiếu, tài sản cố định ô tô, nhà v.v. Bất cứ thứ gì còn lại sau khi bán tất cả tài sản và trả hết nợ sẽ được gọi là giá trị tài sản ròng.
Các khoản nợ có thể bao gồm khoản vay thế chấp, số dư thẻ tín dụng, hay khoản vay mua ô tô.
Ví dụ: Một cặp vợ chồng có 1 căn nhà mua 2 tỷ, giá thị trường 3 tỷ đồng. Danh mục cổ phiếu 500 triệu và tại thời điểm hiện tại đang lỗ 5%. Hai vợ chồng có khoản vay ngân hàng 1 tỷ đồng.
Giá trị tài sản ròng = 3 tỷ - 500tr*95% - 1 tỷ = 2 tỷ 450 tr đồng.
Tài sản ròng không tính sức lao động hay giá trị tài sản mà hai vợ chồng có thể làm trong tương lai.
Giá trị ròng là thước đo quan trọng để đánh giá sức khoẻ tài chính của mỗi cá nhân, tổ chức. Nó thể hiện khả năng trả nợ, mức độ thịnh vượng tài chính, và khả năng đầu tư vào tài sản hoặc dự án mới.
Ví dụ: ở Việt Nam, top 1% dân số giàu nhất có giá trị tài sản ròng trung bình lên tới hơn $800,000, top 10% là khoảng $180,000 và tài sản trung bình của 50% dân số rơi vào khoảng $3,500.
Các nhà đầu tư và ngân hàng thường xem xét giá trị tài sản ròng khi xem xét cấp vay hoặc đầu tư vào một cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Xem thêm:
Sử dụng bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân trong quản lý tài chính
Cách quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.