Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cách quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình

Nội dung

    Vì sao phải biết cách quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình? 

    Chi tiêu trong gia đình bao gồm tất cả các khoản tiền mà một gia đình phải chi trả hàng tháng để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Các khoản này bao gồm chi phí ăn uống, nhà ở, dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục,… Tuy nhiên, chi phí cuộc sống hiện nay đã tăng lên mức khá cao, đặc biệt là các gia đình ở các thành phố lớn, đã khiến cho nhiều bà nội trợ phải đau đầu khi thực hiện phân bổ chi tiêu. 

    Hiện nay, 64% các cặp vợ chồng ngày nay thừa nhận rằng tiền bạc là thách thức lớn nhất trong hôn nhân, nó có thể khiến một gia đình trở nên hạnh phúc hay thậm chí là phải ly tán, đặc biệt là trong thời gian kết hôn. Vì thế, biết cách quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình là vô cùng quan trọng, khi chi tiêu được quản lý hiệu quả, mọi thành viên trong gia đình có thể tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái hơn, có thể dành nhiều nguồn lực và thời gian cho hoạt động giáo dục, giải trí và du lịch.

    7 mẹo quản lý tài chính gia đình hiệu quả 

    1. Xác định khả năng tài chính gia đình 

    Trước hết, hãy bắt đầu bằng cách xác định rõ khả năng tài chính của gia đình bạn, bao gồm tổng thu nhập hàng tháng được đến từ những nguồn nào, nguồn thu nhập nào là cố định và nguồn thu nhập nào thay đổi hàng tháng tùy vào tính chất công việc. Sau đó, bạn hãy xác định chi phí cố định của gia đình bạn như tiền thuê nhà, tiền điện, gas và cả những khoản vay. 

    Khi bạn biết được tình hình tài chính hiện tại, bạn có thể đưa ra quyết định thông minh về việc sử dụng nguồn lực và thiết lập kế hoạch tiết kiệm.

    2. Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch quản lý chi tiêu 

    Việc đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng là nền tảng quan trọng để xây dựng kế hoạch quản lý tài chính gia đình hiệu quả. Bạn cần dành thời gian để thảo luận với các thành viên trong gia đình để cùng nhau thống nhất mục tiêu tài chính chung và tốt nhất là mục tiêu này có thể đo lường được.  

    Từ đó, bạn hãy lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể, bao gồm việc đặt thứ tự ưu tiên cho khoản chi quan trọng và cố định, con số phần trăm thu nhập bạn cần phân bổ cho nó, chẳng hạn như: 55% cho chi phí thiết yếu, 5% cho chi phí đi lại, 10% cho chi phí tự do, 10% cho tiết kiệm, 10% cho đầu tư và 10% dùng để hưởng thụ. Đối với một đôi vợ chồng mới cưới chưa có nhiều khoản chi tiêu, bạn cũng có thể tham khảo cách phân chia chi tiêu như sau: 50% cho phí sinh hoạt và 50% còn lại cho tiết kiệm và đầu tư

    Tùy vào tình hình và khả năng tài chính của gia đình mà bạn có thể tăng/giảm tỷ lệ phân bổ trên. Ví dụ, nếu gia đình bạn ưa chuộng sự an toàn hơn cho khoản tiền dư giả, bạn có thể phân bổ hết 20% cho tiết kiệm, thay vì 10% cho tiết kiệm và 10% cho đầu tư.

    3. Đừng quên quỹ dự phòng 

    Dù mức thu nhập của bạn là thấp hay cao, bạn vẫn nên trích cho mình một khoản dự phòng những trường hợp bất trắc vì cuộc sống là một sự vô thường. Khoản dự phòng này có thể chỉ chiếm khoảng 5-20% tùy theo tổng thu nhập của gia đình bạn, nhưng nó lại phần nào giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình bạn mỗi khi có vấn đề phát sinh. 

    4. Theo dõi và đánh giá tình hình tài chính gia đình mỗi tháng 

    Cũng giống như đầu tư, bạn cần phải theo dõi và đánh giá lại tình hình tài chính gia đình mình mỗi tháng. Việc theo dõi cẩn thận giúp bạn xác định rõ lượng tiền vào và ra, từ đó tạo ra cái nhìn chân thực hơn về tình hình tài chính của bạn và giúp đưa ra những quyết định có căn cứ và linh hoạt. Nếu có bất kỳ biến động nào, gia đình bạn cũng có thể nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch chi tiêu gia đình hợp lý, tránh khỏi rủi ro nợ nần và tăng khả năng ứng phó với các tình huống tài chính khẩn cấp. 

    Mặt khác, đánh giá tình hình tài chính hàng tháng tạo ra cơ hội để thiết lập và điều chỉnh mục tiêu tài chính dài hạn. Gia đình bạn có thể xem lại các khoản tiết kiệm, đầu tư, hoặc thậm chí là lên một chiến lược mới phù hợp hơn với khả năng tài chính hiện tại.

    5. Từ bỏ thói quen mua sắm không cần thiết 

    Lập mục tiêu, kế hoạch, theo dõi và đánh giá thôi vẫn chưa đủ. Điều quan trọng là bạn phải kiềm chế được thói quen mua sắm thì mới không đi lệch khỏi quỹ đạo mà bạn đặt ra. Cách quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình cũng như vậy, có rất nhiều khoản mà gia đình bạn phải chi tiêu mỗi tháng, phải mua sắm rất nhiều thứ nếu gia đình bạn đông người và đôi lúc sẽ vượt quá khoản tiền mà bạn phân bổ cho nó. 

    Thói quen mua sắm vô tội vạ thường dẫn đến việc tiêu tốn quá nhiều nguồn lực tài chính, tệ hơn là tăng nguy cơ nợ nần nếu bạn vay thẻ tín dụng. Bằng cách từ bỏ việc mua sắm những thứ không cần thiết, bạn có thể giữ nguồn thu nhập gia đình được sử dụng vào những thứ hiệu quả hơn, giảm bớt gánh nặng nợ cần và giữ cho tình hình tài chính ổn định hơn. Hơn nữa, khoản tiền dư được từ việc từ bỏ thói quen mua sắm không cần thiết còn tạo điều kiện cho gia đình bạn xây dựng thêm nhiều tiền tiết kiệm cho mục đích lâu dài như mua nhà, du lịch hay giáo dục.

    6. Mở rộng nguồn thu nhập càng sớm càng tốt 

    Một cặp vợ chồng mới cưới thì sẽ không có nhiều khoản chi tiêu, nên tiền lương cố định của hai người mỗi tháng vẫn có thể dư giả cho tiêu dùng và tiết kiệm. Tuy nhiên, khi có con, gia đình cần phải chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm nhiều hơn nữa để có thể cung cấp nền tảng giáo dục tốt nhất cho con mình. Điều này đòi hỏi mỗi cặp vợ chồng phải nhanh chóng mở rộng nguồn thu nhập để có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu cơ bản của một gia đình đầy đủ con cái. Giải pháp tốt nhất để vợ chồng mở rộng tài chính có thể là tìm việc làm thêm trong lúc rãnh rỗi, đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc bảo hiểm.

    7. Mọi thành viên đều phải có trách nhiệm 

    Nhìn chung, mọi thứ sẽ trở nên vô ích nếu bạn lập ra mọi thứ nhưng các thành viên khác không có ý thức và trách nhiệm cho tài chính gia đình. Trước tiên, hãy cùng nhau ngồi lại và thảo luận mục đích chung cho gia đình mình, nói ra những mong muốn và nhu cầu chi tiêu của mỗi người để tránh nhưng mâu thuẫn không đáng có. Sau đó, ngoài việc đóng góp vào quỹ chung, mọi thành viên đều phải được phân rõ trách nhiệm tài chính, ví dụ chồng phụ trách tiền học cho con, tiền điện nước và tiền thuê nhà; vợ phụ trách chi phí sinh hoạt, ăn uống và quỹ tiết kiệm; con cái chỉ được sử dụng tiền tiêu vặt có giới hạn,… 

    Cha mẹ thôi là chưa đủ, bạn cũng hãy dạy trẻ thói quen tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ, để chúng có nhận thức tốt hơn về việc quản lý chi tiêu gia đình hợp lý khi trưởng thành. Cách quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình tốt nhất đó chính là hãy để cả gia đình bạn cùng chung tay xây dựng sự giàu có.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán