Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Làm thế nào để nói với con bạn về khoản nợ của mình?

Nội dung

    Anh Eddie, nhân viên một ngân hàng chia sẻ, may mắn thay, tôi có hai đứa con gái nên tôi hoàn toàn có ý định để chủ đề thứ nhất cho vợ mình giải quyết. Đối với việc nói với bọn trẻ về nợ nần và các vấn đề tài chính khác, tôi không hiểu tại sao điều đó lại khiến các bậc cha mẹ phải lo lắng, nhưng rõ ràng là có. Một cuộc khảo sát năm 2017 của T. Rowe Price cho thấy 69% cha mẹ ngại nói về tiền bạc với con cái. Chỉ 23% trẻ em cho biết cha mẹ thường xuyên thảo luận về tiền bạc với chúng.

    Việc cha mẹ ngại nói với con cái về tiền bạc không chỉ ảnh hưởng không tốt trong việc dạy con, mà nó còn liên quan đến việc thiếu kiến thức nên tảng con cái. Con bạn sẽ học cách xử lý tiền ở đâu đó và nếu chúng học điều đó từ bạn chẳng phải tốt hơn là ở ngoài đường hay xem một người nổi tiếng nào đó trên TV?

    Tôi đã xem một bộ phim tài liệu về Michael Jackson vài năm trước, trong đó các máy quay đã theo chân anh ấy trong một chuyến du ngoạn mua sắm đến một cửa hàng nghệ thuật sang trọng. Về cơ bản anh ấy chỉ cần chỉ vào mọi thứ và trợ lý sẽ thu thập chúng lại. Tôi không nhớ hóa đơn cuối cùng, nhưng tôi nhớ anh ấy đã chi 250.000 đô la cho một chiếc đầu voi bằng gỗ lạ mắt.

    Thử nghĩ con bạn xem được những vide như thế này và cho rằng việc mua một chiếc đầu voi với giá 250.000 đô la mà nó thích là việc bình thường sẽ nguy hiểm thế nào. Một này nào đó chúng có thể xách về nhà một cái váy hàng hiệu đắt tiền, và tệ hơn nữa nếu con tôi sử dụng thẻ tín dụng của tôi.

    Trẻ em sẽ học được nhiều điều về tiền bạc từ việc đơn giản là quan sát cha mẹ chúng. Bạn có đi dạo xung quanh trước khi mua một món đồ không? Bạn có sử dụng voucher tại cửa hàng và tự hào kêu lên, "Tôi vừa tiết kiệm được 100 nghìn đồng!"

    Bạn có hiểu rõ về các hóa đơn và nhận được cuộc gọi từ ngân hàng hay nhà cung cấp? Bạn có bao giờ phải thông báo rằng do hoàn cảnh tài chính, kỳ nghỉ năm nay của gia đình sẽ tiết kiệm bằng cách mua hồ bơi trẻ em trong nhà thay vì đi công viên nước?

    Cho dù bạn muốn hay không, con bạn sẽ học về tiền bạc, nợ nần và hành vi tài chính từ bạn. Vì vậy, khi nào bạn nên nói với chúng và cần nói những gì?”

    Các yếu tố cần cân nhắc khi nói với trẻ em về khoản nợ

    Các yếu tố phụ thuộc vào độ tuổi, sự trưởng thành và khả năng phục hồi của trẻ em, nhưng một quy tắc cơ bản là bắt đầu một cách chậm rãi.

    Sẽ thật ngớ ngẩn khi thảo luận về việc phá sản với một đứa trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có thể học những điều cơ bản về lập ngân sách quản lý chi tiêu. Vì dụ như tiền lì xì của con chỉ có thể mua một hai món đồ chơi, và khi mua xong tiền sẽ hết đi, không phải như trẻ nhỏ luôn nói dùng tiền li xì của con, như thể rằng tiền lì xì là nồi cơm thạch sach, không bao giờ hết.

    Bạn có thể cho con bạn một khoản phụ cấp để làm việc nhà, yêu cầu chúng bỏ một số tiền vào hũ để chi tiêu, một số để tiết kiệm và một số để làm từ thiện.

    Nếu con bạn nhìn thấy một món đồ chơi mà chúng muốn mua nhưng không có đủ tiền, điều đó sẽ dạy cho chúng làm việc theo định hướng mục tiêu và tầm quan trọng của việc bỏ thêm tiền hũ để tiết kiệm.

    Đó cũng là một cách tốt để giới thiệu cho chúng về khái niệm nợ. Nếu chúng thiếu 100,000 đồng để mua món đồ chơi đó, hãy đưa tiền cho chúng, nhưng giải thích rằng đó không phải là một món quà mà là một khoản vay. Chúng phải hiểu rằng chúng đang có khoản "nợ" cho đến khi chúng trả lại cho bạn. Bạn thậm chí có thể nói với con bạn rằng chúng phải trả thêm cho bạn một ít tiền chỉ vì đặc quyền được vay tiền của bạn.

    Đó được gọi là "tiền lãi". Bạn sẽ không muốn trẻ em phải tìm hiểu về nó một cách khó khăn, như khi chúng đủ tuổi và đăng ký thẻ tín dụng lần đầu trong đời đi kèm với lãi suất trung bình 20%.

    Bạn nên dạy con sự khác biệt giữa nợ tốt và nợ xấu. Nợ tốt là vay tiền cho những thứ tăng giá trị về mặt lý thuyết, chẳng hạn như một ngôi nhà, hoặc tăng khả năng kiếm tiền như khoản vay sinh viên.

    Nợ khó đòi là khoản tiền được chi cho những thứ mất giá trị gần như ngay lập tức như xe hơi, quần áo, v.v. Đây cũng là một cách tốt để chuyển cuộc thảo luận sang sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu.

    Trẻ em có thể thích thú với việc bạn bè của chúng được mọi người ngưỡng mộ khi ngồi trong một chiếc xe hơi trong khi chúng lại ngồi ở yên sau chiếc xe máy của bạn.

    Đó là thời điểm tốt để giải thích rằng ô tô là phương tiện đi lại, đó là một nhu cầu. Đi từ điểm A đến điểm B trên ghế da trong khi xem hoạt hình lại là một mong muốn.

    Các sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ em là những khoảnh khắc có thể chỉ bảo được. Đôi lúc có những điều tồi tệ xảy ra chẳng hạn như phải chuyển đến một ngôi nhà nhỏ hơn do khó khăn về tài chính. Hoặc bạn phải bán tài sản vì bạn không thể thực hiện các khoản thanh toán.

    Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khi thảo luận về những cạm bẫy tiền bạc với trẻ nhỏ, bạn nên thận trọng.

    Tác động tiêu cực của việc nói với trẻ em về khoản nợ

    Trẻ em có trí tưởng tượng phong phú. Hãy ghi nhớ điều đó, đặc biệt nếu bạn đang trải qua thời kỳ khó khăn.

    Những đứa trẻ lớn hơn có thể nắm bắt được hậu quả của việc mắc nợ, chúng có thể lo lắng và nghĩ rằng gia đình của mình sắp trở thành người vô gia cư và không có thức ăn.

    Thậm chí tệ hơn, chúng có thể nghĩ rằng tất cả là lỗi của chúng. Vì vậy, hãy cẩn thận không chỉ với những gì bạn nói, mà còn là cách bạn hành động.

    Một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ cho thấy chỉ có 18% phụ huynh tin rằng tiền bạc là nguồn gốc gây căng thẳng cho con cái họ. Nhưng kết quả cũng cho thấy rằng 30% trẻ em nói rằng chúng lo lắng về việc liệu gia đình có đủ tiền và 91% trẻ em nói rằng chúng biết khi nào cha mẹ chúng đang gặp căng thẳng.

    Trẻ em trong độ tuổi đi học sẽ có thể hiểu chuyện hơn vì vậy chúng có thể cần được cung cấp thông tin cụ thể hơn. Ví dụ, nếu bạn bị mất việc làm, con bạn cần phải hiểu chuyện gì đã xảy ra và tại sao bạn lại ở nhà thay vì đi làm, nhưng tình huống khó khăn đó chỉ là tạm thời.

    Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói cho chúng biết bạn có khoản nợ đó từ đâu, dù cho điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận rằng đã chi quá nhiều hoặc không để ý đến các hóa đơn của mình. Hãy nhắc chúng rằng cha mẹ không hoàn hảo, và ai cũng mắc sai lầm.

    Sau đó, giải thích với chúng rằng cả gia đình sẽ cần phải tập hợp lại và hạn chế chi tiêu không cần thiết trong một thời gian. Điều đó có thể có nghĩa là hạn chế số lượng quà cáp, hoặc đi ăn ngoài ít hơn. Nếu bạn phải tạm dừng hoặc cắt giảm một số trò tiêu khiển và hoạt động của chúng, hãy cho chúng thấy bạn hy sinh như thế nào vì lợi ích tài chính của gia đình.

    Đặc biệt, thanh thiếu niên cần trở nên có trách nhiệm hơn với gia đình. Nếu chúng đủ tuổi để làm việc, hãy đề nghị chúng đóng góp một phần tiền lương cho gia đình. Chúng có thể sẽ khiến bạn ngạc nhiên về khả năng vươn lên trong giai đoạn khó khăn này.

    Tác động tích cực của việc nói với trẻ em về khoản nợ

    Thế giới thực đang chờ đợi và con bạn biết điều đó. Một nghiên cứu từ Đại học Bang North Carolina cho thấy trẻ em từ 8 đến 17 tuổi có nhận thức cao về các vấn đề tài chính của cha mẹ cho dù cha mẹ có thảo luận về chúng hay không.

    Tiến sĩ Lynsey Romo, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nếu cha mẹ không nói chuyện với con cái của họ về các chủ đề như tài chính gia đình hoặc nợ nần, trẻ sẽ tự đưa ra kết luận có thể không chính xác. Ngay cả khi cha mẹ không muốn thảo luận về vấn đề tài chính gia đình với con cái, thì việc giải thích lý do tại sao họ không muốn thảo luận về chủ đề này cũng được khuyến khích.”

    Với con cái của bạn, hãy nhớ tập trung chia sẻ điều tích cực. Hãy cho chúng biết về bất kỳ sự kiện đáng khích lệ hoặc tin tức tốt nào liên quan đến tình hình của bạn, và cẩn thận không để chúng bị phụ thuộc cảm xúc quá nhiều vào bố mẹ. Đừng suy đoán về những kết quả tiêu cực có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra, ví dụ như bị sa thải, bán tài sản của gia đình, v.v. Hãy nói với chúng rằng bạn sẽ đối phó với bất cứ điều gì xảy ra vào thời điểm thích hợp. Ngoài ra, hãy sử dụng tình huống không mong muốn nhưng không thể tránh khỏi như một cơ hội để nhấn mạnh những điều quan trọng nhất trong cuộc sống, không liên quan đến tiền bạc.

    Thời gian khó khăn cũng có thể là thời điểm tốt nhất để dạy con bạn về tiền bạc, tiết kiệm, mong muốn và nhu cầu và tất cả những điều cần thiết của trách nhiệm tài chính. Trẻ ở độ tuổi vị thành niên cũng có thể được dạy thêm về nền kinh tế ở các mức độ cao hơn - chu kỳ kinh doanh, suy thoái và chậm lại, nguyên nhân gây ra suy thoái,… Khi chúng già đi, thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức kinh tế. Cách chúng giải quyết các vấn đề nợ nần sẽ có tác động sâu sắc đến khả năng quản lý tài chính tương lai của chúng.

    Thẻ tín dụng thường được dùng như tiền miễn phí, vì vậy hãy tưởng tượng đứa trẻ có thể sẽ nghĩ gì về chiếc thẻ đó khi cha mẹ vung tiền ra để mua sắm. Hãy dạy chúng rằng không có gì kỳ diệu về mảnh nhựa đó. Nó đại diện cho tiền thật và phải được trả lại.

    Một lần nữa, bạn không cần phải thu nhập với trẻ em, nhưng chúng đang trong giai đoạn hình thành của cuộc đời. Các khái niệm cơ bản như lập ngân sách, tiết kiệm và trả bớt nợ cũng cần thiết phải nắm bắt như học cách đánh răng.

    Khi bạn chia sẻ ngày càng nhiều với con cái của mình, đừng tạo cho chúng ấn tượng rằng chúng phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề tài chính của gia đình. Không đứa trẻ nào có khả năng hoặc kinh nghiệm để đảm nhận loại trách nhiệm đó. Bạn phải có một kế hoạch, tranh thủ sự giúp đỡ và hỗ trợ của chúng, đồng thời thể hiện những cách thức cụ thể mà bạn đang thực hiện kế hoạch đó. Trẻ em luôn cảm thấy tốt hơn trong cơn khủng hoảng khi chúng biết rằng cha mẹ chúng đang phải đối mặt với tình huống này và làm tất cả những gì có thể để giữ cho gia đình được an toàn và bảo đảm.

    Điều đó ít nhất có thể trấn an trẻ nhỏ rằng tình hình đã được kiểm soát và chúng không phải lo lắng. Trẻ em sẽ học hỏi từ những thành công và sai lầm của bạn.

    Và nếu việc thảo luận về tiền bạc với con cái khiến bạn sợ hãi, hãy nghĩ rằng mọi thứ sẽ đáng sợ hơn cả trăm lần nếu chúng không nhận thức về tiền bạc.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán