Điểm nhấn chính:
- Kế hoạch di sản rất cần thiết trong việc phân chia, quản lý tài sản của bạn sau khi bạn qua đời.
- Xác định ai là người thụ hưởng trong kế hoạch di sản của bạn để đảm bảo rằng tiền được chuyển đến họ một cách công bằng và suôn sẻ.
Tìm hiểu cùng Tititada!
Nếu bạn không chuẩn bị trước một kế hoạch di sản, nó có thể khiến người thân còn lại gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề tài chính của bạn khi chẳng may bạn qua đời. Dù tài sản của bạn có thể không nhiều và phức tạp như những vị triệu phú, thì việc chuẩn bị một kế hoạch di sản sẵn sàng cho trường hợp xấu cũng không kém phần quan trọng.
Những văn bản pháp lý bạn có thể cần
Điều đầu tiên trong kế hoạch di sản và cũng quan trọng nhất, đó là ai cũng cần một bản di chúc. Dù tài sản của bạn có thể không nhiều, bạn cũng mong muốn chúng được chuyển giao đến tay đúng người, mà không có bất kỳ sự trì hoãn hoặc phát sinh quá nhiều chi phí không cần thiết.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh của bản thân mà bạn có thể xem xét một trong hai lựa chọn sau đây cho kế hoạch di sản của mình:
- Hợp đồng ủy thác: đây là một hợp đồng pháp lý cho phép một cá nhân mà bạn chỉ định (người "nhận ủy thác") quản lý và giám sát tài sản mà bạn để lại vì lợi ích của những người hưởng thụ của bạn. Nếu bạn có người phụ thuộc là con nhỏ hoặc thành viên gia đình già yếu không thể tự quản lý tài sản của bạn, hợp đồng ủy thác sẽ giúp bạn làm điều này.
- Giấy ủy quyền: văn bản pháp lý này cho phép bạn ủy quyền cho một người tin cậy mà bạn chỉ định (người "đại diện" hay “người được ủy quyền”), thay bạn đưa ra mọi quyết định nếu bạn mất năng lực hành vi dân sự. Bạn có thể lập giấy ủy quyền vô thời hạn vì nó vẫn có hiệu lực kể cả khi bạn qua đời.
Nếu bạn không có di chúc hoặc ý định để lại di sản của bạn không rõ ràng vì bất kỳ lý do nào, tài sản của bạn sẽ chịu sự quản lý, phân chia của tòa án. Điều đó có nghĩa là một vị thẩm phán sẽ ra các quyết định đối với tài sản của bạn, dựa trên quy định pháp luật hiện hành tại khu vực bạn đang sinh sống.
Các bước lập kế hoạch di sản
Kế hoạch di sản không chỉ dừng lại ở việc soạn thảo một bản di chúc. Một bản kế hoạch di sản đầy đủ đề cập đến toàn bộ tài sản của bạn và đảm bảo rằng, chúng được chuyển giao một cách thuận tiện nhất đến người thân mà bạn muốn họ nhận đúng theo kế hoạch.
Dưới đây là các bước bạn nên cân nhắc làm khi lập kế hoạch di sản của mình.
1. Liệt kê các tài sản bạn đang sở hữu Trước tiên, bạn hãy kiểm tra tổng thể và lập danh sách tất cả các tài sản có giá trị, và có thể ước tính giá trị của chúng. Ví dụ: nhà cửa, tivi, máy tính, trang sức, đồ sưu tầm, xe cộ, đồ cổ, v.v.
Ngoài ra, bạn có thể thêm cả các tài sản phi vật chất, hay tài sản tài chính, của mình cùng với đầy đủ các thông tin cần thiết để người thừa kế của bạn có thể nhận được quyền lợi. Đó có thể là tài khoản ngân hàng, quỹ hưu trí, bảo hiểm và bất kỳ chính sách nào khác liên quan đến quyền lợi của bạn.
2. Liệt kê các khoản nợ
Lập một danh sách riêng biệt cho tất cả các loại thẻ tín dụng và nghĩa vụ nợ khác của bạn, ví dụ như các khoản vay mua ô tô, vay mua nhà thế chấp và bất kỳ khoản nợ/tín dụng khác mà bạn đang có.
Bạn đừng quên ghi lại số tài khoản, tạo bản sao các giấy tờ (nếu cần), cung cấp địa chỉ nơi ký các thỏa thuận cũng như thông tin liên lạc với các công ty quản lý khoản nợ của bạn để người thừa kế cảm thấy không quá khó khăn đối với việc quản lý tài sản cho bạn.
3. Tạo bản sao cho danh sách bạn đã liệt kê
Khi danh sách của bạn đã hoàn chỉnh, bạn hãy ký xác nhận, ghi ngày và tạo ít nhất ba bản sao đã được công chứng. Bản gốc nên được nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền còn các bản sao nên gửi cho người phụ thuộc hoặc người thừa kế chính và được cất giữ cẩn thận. Đồng thời, bạn cũng cần giữ một bản sao cho chính mình ở một nơi an toàn và cần tiết lộ điều này cho thành viên gia đình thân cận của bạn.
4. Đánh giá lại các tài khoản hưu trí
Nếu bạn đã chỉ định những người thụ hưởng cho các tài khoản hưu trí hoặc chính sách bảo hiểm của mình, những cá nhân đó sẽ trực tiếp nhận được tài sản trong các tài khoản đó khi bạn qua đời.
Cách chia số tiền trong tài khoản hưu trí của bạn thường không quan trọng bằng việc bạn chỉ định ai là người sẽ thừa kế, thụ hưởng số tiền đó trong kế hoạch di sản. Điều quan trọng là phải xem xét và cập nhật những người thụ hưởng của bạn theo định kỳ, đặc biệt là sau các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như ly hôn và tái hôn, để đảm bảo rằng tài sản của bạn sẽ đến tay đúng người bạn đã chọn.
5. Cập nhật bảo hiểm của bạn
Giống như các tài khoản hưu trí, bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng niên kim sẽ được chuyển lại trực tiếp cho người thụ hưởng được bạn chỉ định, dưới dạng thanh toán trợ cấp một lần hoặc định kỳ.
Hãy đảm bảo cập nhật thông tin về người thụ hưởng của bạn cho các bên bảo hiểm một cách nhanh chóng và chính xác càng sớm càng tốt. Như vậy, người thừa kế của bạn sẽ có thể truy cập nhanh nhất vào một số tài khoản của bạn vì nhu cầu của họ cũng như các chi phí cần thiết để lo hậu sự cho bạn.
6. Ủy quyền khi bạn qua đời
Thông thường, người thừa kế của bạn có thể phải hoàn tất các thủ tục di chúc pháp lý cần thiết trước khi nhận được tài sản của bạn và bản sao di chúc có chứng thực luôn được yêu cầu cung cấp.
Để quá trình chuyền tiếp tài sản của bạn được tiến hành một cách nhanh chóng hơn, bạn có thể làm việc với bên cung cấp các điều khoản, hợp đồng quyền lợi dưới tên bạn, để trao đổi trực tiếp về việc thiết lập điều khoản cho người thụ hưởng của bạn. Điều này sẽ giúp người thụ hưởng của bạn tiết kiệm thời gian và tránh những thủ tục pháp lý phức tạp.
7. Soạn thảo di chúc
Khi đến độ tuổi trưởng thành và đặc biệt là sau khi có con, mỗi người đều nên có một bản di chúc cho mình. Đó là một văn bản ghi lại mong muốn của bạn về việc phân phối tài sản của mình cũng như ngăn chặn xung đột, bất đồng phát sinh giữa những người thừa kế vì tài sản của bạn.
Tại Việt Nam, chi phí để soạn thảo di chúc không quá tốn kém, tùy thuộc vào mức độ phức tạp hay vị trí các tài sản của bạn. Hãy đảm bảo rằng, bạn tự nguyện ký vào di chúc cùng ngày tháng đi kèm, với sự chứng kiến của các bên giám sát, quản lý không thuộc quan hệ gia đình với bạn; và họ cũng ký xác nhận với điều đó.
Bạn cũng cần tạo các bản sao có công chứng để người thân, người thụ hưởng biết cách tìm đến nó khi cần thiết. Bản gốc nên được cất giữ tại nhà của mình, văn phòng luật sư hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
8. Kiểm tra định kỳ di chúc của bạn
Kiểm tra di chúc của bạn ít nhất hai năm một lần để cập nhật các điều khoản nếu có bất kỳ sự kiện quan trọng nào trong cuộc sống diễn ra, như kết hôn, ly dị hoặc sinh con. Theo thời gian, cuộc sống, tài sản cũng như mong muốn của bạn sẽ thay đổi.
9. Tham khảo ý kiến từ một luật sư hoặc nhà tư vấn tài chính
Bạn có thể nghĩ rằng, mình đã đảm bảo tất cả các khía cạnh của kế hoạch di sản. Nhưng bạn nên tham khảo ý kiến từ một ý kiến chuyên gia, một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên cần thiết.
Nhu cầu của bạn hoặc thậm chí là các quy tắc liên quan đến việc để lại tài sản, có thể thay đổi theo thời gian hoặc luật pháp. Như vậy, bạn cần liên lạc với họ để trao đổi về các điều chỉnh trong kế hoạch di sản của mình.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.