Điểm nhấn chính:
- Lập mục tiêu tài chính cá nhân và lập ngân sách đại học có thể giúp sinh viên tránh mắc sai lầm về tài chính để có thể tốt nghiệp đại học mà không mắc nợ.
- Sau khi xác định các khoản chi phí, đặt ra mục tiêu kiếm thêm thu nhập thông qua công việc vào mùa hè hoặc công việc bán thời gian trong năm học để giảm bớt gánh nặng tài chính.
- Điều quan trọng là bạn cần cân bằng việc học và làm phù hợp để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất mà vẫn có thể trang trải cuộc sống sinh viên của mình.
Một trong những điều tốt nhất mỗi sinh viên có thể làm trong thời gian học đại học là lập ngân sách cho từng năm học. Việc này sẽ giúp sinh viên giải quyết các khoản chi phí như học phí, phí sinh hoạt v.v. trong suốt những năm theo học đại học của mình.
1. Liệt kê các khoản chi phí khi học đại học
Là một sinh viên đại học, chắc hẳn chi phí lớn nhất của bạn sẽ là học phí và các khoản chi phí liên quan phục vụ cho việc đi học, như tiền thuê ký túc xá/nhà trọ, xe bus/grab, giáo trình/tài liệu học tập,tiền ăn ở.
Cách tốt nhất để bắt đầu lên kế hoạch tài chính cá nhân là lập ngân sách là liệt kê các khoản chi phí như kể trên. Khi mọi thứ đã được liệt kê đầy đủ, bạn có thể bổ sung các khoản chi phí khác của mình vào ngân sách.
2. Liệt kê các khoản chi phí hàng ngày
Tiếp theo, bạn cần liệt kê chi phí ăn uống, chi tiêu hàng tháng của mình. Những khoản chi tiêu này có thể bao gồm tiền cho đồ dùng cần thiết và các tiện ích. Ngoài ra, bạn sẽ cần chia ra một khoản riêng cho quần áo, giải trí (xem phim, liên hoan với bạn bè,…) và các chi phí khác. Điều quan trọng là bạn cần lập ngân sách cho mọi thứ mà bạn dự định sẽ chi tiền.
Khi hoàn tất việc phân chia các khoản chi tiêu, bạn có thể ước tính ngân sách hàng tháng của mình và nhân nó với số tháng bạn đi học. Sau đó, bạn có thể cộng thêm các chi phí bạn chi tiêu cho các dịp lễ hàng năm như quà Giáng sinh, quà Tết.v.v.
Ngoài ra, bạn nên tránh một số khoản chi phí cho các dịch vụ bạn phải mua trọn gói cả năm, đó có thể như gói truyền hình, thẻ thành viên phòng tập thể dục hoặc gói điện thoại di động,… Bởi việc tìm kiếm các phòng tập thể dục và gói điện thoại di động tính phí theo tháng, cũng như phòng trọ/ký túc xá cho thuê có sẵn các dịch vụ là điều không khó.
3. Tính toàn bộ chi phí bạn cần trả trong các năm đại học
Bước kế tiếp, bạn cần cộng các khoản chi phí trên để xác định tổng chi phí cho cả thời gian học đại học của bạn. Điều này sẽ giúp bạn biết được bạn cần chi tổng cộng bao nhiêu tiền trong suốt các năm đại học của mình. Con số tổng thể này sẽ đưa ra một mục tiêu rõ ràng để bạn xác định được công việc bạn sẽ làm thêm vào mùa hè hay các công việc cần thiết khác.
Nhìn vào tổng thể các khoản chi phí có thể khiến bạn có hơi choáng ngợp lúc ban đầu. Do vậy, hãy dành thời gian để đánh giá mức độ khả thi công việc bạn định làm vào mùa hè, xem liệu nó có đủ để bạn thanh toán một phần khoản chi phí đại học hay không. Nếu cần, bạn có thể tìm một công việc trả lương cao hơn hay làm hai công việc cùng lúc trong mùa hè hoặc cân nhắc tìm việc làm trong năm học.
4. Xác định cách mà bạn sẽ kiếm thêm tiền trong thời gian học đại học
Một điều không kém phần quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân là bạn phải xem xét tất cả các phương án thể giúp bạn trả tiền học. Thu nhập của bạn có thể bao gồm tiền học bổng, thu nhập từ công việc mùa hè, thu nhập từ công việc bán thời gian, trợ cấp và khoản vay sinh viên,… Trong đó, khoản vay sinh viên nên là phương án cuối cùng và được sử dụng chỉ khi bạn gặp khó khăn trong việc kiếm đủ tiền. Nếu cha mẹ bạn đã tiết kiệm một khoản tiền cho bạn học đại học, hãy chắc chắn rằng bạn đã chia đều số tiền đó cho những năm đi học. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian và công sức để “săn” học bổng từ trường học, các tổ chức bên ngoài hoặc xem xét việc hoàn tất học phí từ thu nhập mà công việc của bạn mang lại.
Điều quan trọng là bạn cần tận dụng tối đa công việc mùa hè của mình, vì vậy bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc học khi vào năm học. Nếu bạn có kế hoạch kiếm tiền hàng tháng trong năm học, hãy ước tính thu nhập nhận được ở mức thấp hơn, bởi vì bạn có thể không tìm được công việc trả lương tương đương như trong hè hoặc không có khung thời gian làm việc phù hợp với bạn. Bạn cũng nên tránh làm việc quá nhiều khiến việc học của bạn bị ảnh hưởng.
5. Tuân thủ ngân sách và kế hoạch tài chính cá nhân của bạn
Khi bạn lập mục tiêu tài chính cá nhân và ngân sách với chi tiết các khoản chi tiêu của mình, thách thức tiếp theo là bạn cần tuân thủ ngân sách của mình. Nếu bạn cđã tiết kiệm được khá nhiều tiền hoặc có các khoản vay sinh viên hoặc trợ cấp một lần thì bạn cần phân bổ số tiền đó một cách chính xác, và việc chọn đúng loại khoản vay phù hợp cho sinh viên sẽ giúp bạn dễ dàng chia đều số tiền cho các tháng.
Cụ thể, bạn cần xác định số tiền trong tài khoản bạn sẽ sử dụng mỗi tháng để chi trả cho các khoản chi phí cần thiết và sau đó tách biệt phần tiền còn lại. Theo đó, bạn tránh đụng tay vào khoản tiền còn lại này trừ những trường hợp thực sự khẩn cấp, nếu không bạn có thể phải “nhịn đói” trong một hai tuần cuối trong tháng.
Nhìn chung, điều quan trọng là bạn cần cân bằng việc học tập để có thể làm việc và tốt nghiệp với ít gánh nặng nợ nần hơn. Đặc biệt, lập ngân sách đại học có thể giúp bạn làm điều đó.
Hãy chắc chắn bạn lập mục tiêu tài chính cá nhân và bạn luôn nỗ lực tìm cách tiết kiệm chi phí từng ngày để đạt được mục tiêu của mình.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.