Điểm nhấn chính:
- Không rạch ròi trong vấn đề tiền bạc có thể dẫn đến những xung đột tài chính giữa vợ chồng mới cưới.
- Vì vậy khi mới cưới, cần xây dụng một ngân sách với kế hoạch tài chính cho vợ chồng trẻ rõ ràng để cùng nhau quản lý tài chính gia đình hiệu quả dài hạn.
Tìm hiểu cùng Tititada!
Bạn sẽ quản lý tiền bạc như thế nào, làm thế nào để bạn có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả sau khi cưới? Đây là một vấn đề rất thực tế mà bạn cần phải nghĩ đến trước khi cùng bước chân vào cuộc sống hôn nhân.
Tài chính trong cuộc sống vợ chồng
Tiền bạc hay tài chính tổng thể có thể là một trong những bài toán khó đối với các cặp vợ chồng. Nhưng cho dù nó có đau đầu đến mức nào, hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất trong hôn nhân và tiền bạc là đừng bao giờ nói dối. Sự trung thực vốn được xem là yếu tố cốt lõi để duy trì bất kỳ mối quan hệ nào, và nó cũng bao gồm trong cả vấn đề tiền bạc.
Có ba cách chính mà các cặp vợ chồng thường áp dụng trong việc quản lý tài chính của họ: tài khoản tách biệt, tài khoản chung hoặc kết hợp cả hai. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số cách giúp bạn tìm hiểu ưu và nhược điểm của từng phương án, và tự xác định phương án nào có thề phù hợp nhất đối với vợ chồng mình.
1. Kế hoạch tài chính cho vợ chồng trẻ: Quản lý tiền bằng các tài khoản riêng
Mặc dù tách biệt tài chính của hai vợ chồng không quá phổ biến ở Việt Nam, nhưng ở các nước phát triển, đây là điểm khởi đầu thoải mái đối với nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt là khi họ đã quen với việc quản lý tài chính cá nhân riêngvà chưa có nhiều khoản chi tiêu chung. Tài khoản riêng biệt có thể giúp chỉ rõ sự khác biệt về thu nhập, khoản nợ (nếu có) và thói quen chi tiêu giữa hai người.
Khi cần phải thanh toán chi phí chung, một số cặp vợ chồng sẽ chia nhỏ xem ai phu trách khoản nào, phù hợp với khả năng của mỗi người, thường tương ứng với thu nhập họ kiếm được.
Nhưng điều quan trọng là, hai vợ chồng trẻ vẫn sẽ phải lập ngân sách cho các khoản chi tiêu trong gia đình và thảo luận với vợ/chồng của bạn về các mục tiêu tiết kiệm và hưu trí dài hạn.
Miễn là cả hai vợ chồng đều hài lòng và đồng ý trong việc phân chia các khoản chi phí chung, các kế hoạch chi tiêu lớn của cả gia đình, thì phương pháp quản lý tiền này được xem là “công bằng” nhất, và vợ chồng bạn ít khi phải tranh cãi về thói quen chi tiêu của đối phương. Tuy nhiên, việc theo dõi chi tiêu của từng người sẽ là một công việc khá khó khăn, và khi hai bạn có con, rất nhiều chi phí phát sinh sẽ rất kho để có thể quản ly tài chính riêng biệt.
2. Quản lý tiền với một tài khoản chung
Lựa chọn quản lý chung này có lẽ là phương án dễ dàng và thuận tiện nhất cho các cặp vợ chồng, mặc dù nó vẫn có một số điểm cần cân nhắc. Bạn không cần phải rạch ròi các khoản thanh toán, cập nhật liên tục các khoản chi tiêu của từng người và học phí của con cái sẽ được trích từ tài khoản chung của gia đình. Bên cạnh đó, hai bạn có thể dễ dàng cùng nhau theo dõi ngân sách trên một ứng dụng tài chính trên điện thoại của mình, giúp việc theo dõi chi tiêu trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, sử dụng chung một tài khoản chi tiêu có thể làm phát sinh mẫu thuẫn khi hai bạn không thể thống nhất và cảm thấy không công bằng khi thấy sự khác biệt về thu nhập (nếu có) giữa hai người. Đánh giá thói quen chi tiêu của vợ/chồng cũng có thể gây “khó chịu” cho đối phương, đặc biệt là khi một người có thói quen chi tiêu quá mức. Ngoài ra, cũng khó để một người chuẩn bị những món quà bất ngờ cho vợ/chồng của mình nếu chi trả trên một tài khoản chung.
3. Quản lý tài chính gia đình hiệu quả: Kết hợp cả tài khoản riêng và tài khoản chung
Việc sở hữu cả tài khoản riêng và tài khoản chung có thể phức tạp, nhưng đây có thể là giải pháp tốt cho một số cặp vợ chồng. Ý tưởng ở đây là tất cả thu nhập của hai vợ chồng được chuyển vào một hoặc nhiều tài khoản chung và tất cả các khoản tiết kiệm, vay nợ và hưu trí đều được quản lý chung. Bên cạnh đó, mỗi người có một tài khoản thanh toán riêng và hàng tháng, họ có thể nhận được một khoản tiền cố định vào tài khoản riêng của mình từ tài khoản chung của hai vợ chồng. Khoản tiền này cần được cả hai thảo luận và thống nhất để tránh mâu thuẫn.
“Quỹ cá nhân” này có thể được sử dụng cho bất kỳ mong muốn hoặc nhu cầu nào mà mỗi người không muốn ảnh hưởng hay liên quan đến chi phí chung, chẳng hạn như mua quà cho người còn lại. Bằng cách này, vợ/chồng của bạn không bao giờ có thể phán xét cách chi tiêu của bạn, ví dụ như vì đã mua đôi giày trị giá 3 triệu hay tai nghe của thương hiệu nổi tiếng. Miễn là bạn thanh toán bằng số tiền trong tài khoản cá nhân của mình.
Tuy phương pháp này dễ theo dõi, nhưng nó đòi hỏi các cặp vợ chồng phải mở và quản lý nhiều tài khoản ngân hàng. Đồng thời, một số người có thể cảm thấy “hụt hẫng” vì các khoản tiền gửi vào tài khoản riêng hàng tháng là khá ít và xem giống như một khoản “trợ cấp”.
Một số điểm cần lưu ý khác
Mặc dù đây không phải là phần lãng mạn nhất khi hai bạn về chung một nhà, nhưng các cặp vợ chồng mới cưới cần nói chuyện với nhau về các vấn đề về tài chính gia đình. Chẳng hạn như ai chịu trách nhiệm thanh toán khoản chi tiêu nào, các bạn sẽ bù đắp cho nhau như thế nào và cách để hai bạn đạt được các mục tiêu chung. Hãy ngồi xuống và cùng nhau thảo luận về những vấn đề này để đảm bảo rằng cả hai bạn đều hiểu và đồng ý với kế hoạch tài chính cho vợ chồng trẻ.
Khi đã quyết định ai sẽ thanh toán cho khoản nào, hãy cố gắng tuân thủ cả về số tiền lẫn thời hạn thanh toán để không bao giờ bị trễ hạn và khiến người còn lại phải lo lắng. Bên cạnh đó, hai bạn cũng cần trao đổi với nhau các vấn đề về tài chính của bản thân và thói quen chi tiêu với đối phương thường xuyên. Bởi lẽ trong vấn đề tiền bạc, sự rõ ràng và trung thực là điều rất quan trọng.
Ngoài ra, các cặp vợ chồng mới cưới cũng nên thảo luận về quỹ hưu trí và các mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như mua nhà hoặc thực hiện một chuyến du lịch mơ ước. Trong trường hợp cả hai bạn có đủ khả năng về tài chính, thì hãy tiết kiệm cho tài khoản chung và cố gắng duy trì số tiền gửi vào hàng tháng để tạo thêm động lực tiết kiệm cho những mục tiêu dài hạn đó ngay bây giờ.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.