Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Quy tắc 6 chiếc lọ - quản lý tiền bạc hiệu quả

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Quy tắc 6 chiếc lọ là kiến thức tài chính cá nhân đơn giản giúp bạn dễ dàng phân chia thu nhập của mình cho các mục tiêu khác nhau.

    - Nhờ đó, bạn có thể quản lý tiền bạc, lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và hướng đến các mục tiêu trong cuộc sống dễ dàng hơn.

    Quản lý tài chính hiệu quả, hay nôm na là quản lý tiền bạc là một điều rất quan trọng đối với tài chính cá nhân mỗi người, song một số trong chúng ta vẫn phớt lờ việc này. Nó giúp bạn xây dụng các thói quen chi tiêu lành mạnh để từ đó đảm bảo bạn sở hữu tài chính đủ tốt sau này.

    Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính hiệu quả hoặc từng gặp vấn đề với việc lập ngân sách, thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu Quy tắc 6 chiếc lọ - một quy tắc tài chính phổ biến mà bạn có thể dễ dàng áp dụng đối với tài chính cá nhân của mình.


    Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

    Ý tưởng của phương pháp quản lý tài chính cá nhân này khá đơn giản: Bạn chia toàn bộ thu nhập mỗi tháng của mình thành 6 chiếc lọ riêng biệt. Số tiền trong mỗi lọ sẽ được sử dụng cho mỗi mục đích tài chính khác nhau.

    Đây được xem là kiến thức tài chính cá nhân cơ bản, một kỹ thuật quản lý tiền bạc cơ bản nhưng hiệu quả, bởi nó giúp bạn giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm. Việc lập ngân sách và hiểu rõ các khoản cần chi mỗi tháng sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi các khoản chi tiêu và tiết kiệm của mình hơn.

    Lọ số 1 – Khoản chi tiêu thiết yếu (45% tổng thu nhập)

    Số tiền trong lọ này sẽ giúp bạn trang trải các khoản chi tiêu cho chi phí sinh hoạt, nhu cầu thiết yếu hàng ngày, bao gồm tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước, nhu yếu phẩm, xăng xe và thuế (nếu có) v.v. Việc quản lý tài chính hiệu quả, chi tiêu thông minh là vô cùng quan trong, vì nếu như lọ này bị hụt, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các lọ khác của bạn.

    Mặc dù bạn có thể chia các khoản nói trên thành từng khoản nhỏ hơn, song đối với những người mới bắt đầu, một lọ cho những khoản chi cần thiết là đủ. Số tiền cho chi tiêu thiết yếu được khuyên chỉ nên chiếm tối đa 40-50% tổng thu nhập của bạn. Do đó, nếu bạn cảm thấy bản thân đang chi tiêu nhiều hơn cho khoản này, bạn có thể cần điều chỉnh và thực hiện các chiến lược để giảm chi tiêu.

    Lọ số 2 – Tiết kiệm (15% tổng thu nhập)

    Số tiền trong chiếc lọ này là nền tảng để bạn đạt được sự độc lập tài chính. Trước tiên, nó sẽ đóng vai trò là một “tấm đệm tài chính” giúp bạn giảm bớt căng thẳng và vượt qua tình cảnh tài chính khó khăn, như thất nghiệp hoặc các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe.

    Về lâu dài, khi số tiền này được tích lũy và trở thành một khoản tiền khá lớn, bạn có thể sử dụng nó để tạo thu nhập thụ động cho mình, chẳng hạn như bắt đầu tham gia đầu tư cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, v.v.

    Một mẹo tài chính là bạn chỉ nên tiêu số tiền bạn kiếm được, hay lãi vốn, từ khoản tiết kiệm, thay vì tiêu chính số tiền mình đã tiết kiệm được. Do đó, chiếc lọ này cực kỳ quan trọng, mặc dù nó sẽ không giúp bạn trở nên giàu có chỉ sau một đêm nhưng về lâu dài, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy số tiền mình tiết kiệm tăng lên nhanh chóng như thế nào.

    Lọ số 3 – Đầu tư (15% trên tổng thu nhập)

    Trước khi bạn có một khoản tiết kiệm đủ lớn để có thể sử dụng chúng cho việc đầu tư, bạn cũng nên dành một khoản tiền mỗi tháng ngay từ bây giờ cho mục đích đầu tư dài hạn, để tận hưởng lợi ích của lãi kép khi bắt đầu từ sớm. Chiếc lọ này sẽ giúp bạn xây dựng sự giàu có cho sự tự do tài chính trong tương lai của mình.

    Lọ số 4 – Giáo dục (10% tổng thu nhập)

    Dành tiền cho việc học, đầu tư vào việc bổ sung kiến thức và phát triển giáo dục cho bản thân luôn là điều cần thiết. Bởi lẽ, nó có thể đem lại cho bạn phần thưởng xứng đáng như mức lương cao hơn cho công việc hiện tại hay một bộ kỹ năng mới.

    Nếu bạn đã hài lòng với trình độ học vấn hiện tại của mình, hãy sử dụng số tiền trong chiếc lọ này cho mục tiêu học đại học của con bạn.

    Trên thực tế, học không bao giờ là đủ, đặc biệt là khi công nghệ ngày càng tiến bộ nhanh chóng và rất nhiều cơ hội mới mở ra. Nếu không tự mình học hỏi thêm điều mới, bạn có thể trở nên tụt hậu và khó bắt kịp mọi thứ. Bạn không cần phải là một chuyên gia trong mọi lĩnh vực, nhưng những hiểu biết về cách thức hoạt động của mọi thứ sẽ mang lại cho bạn lợi thế đáng kể trong tương lai.

    Lọ số 5 – Quỹ tự do chi tiêu (10% trên tổng thu nhập)

    Bạn có thể sử dụng số tiền này cho bất kỳ mục đích gì. Đó có thể là tân trang nhà cửa, một chuyến tham quan/du lịch ngắn ngày, đi ăn uống với bạn bè, mua một món đồ bạn mong muốn .v.v. Bạn có thể chi tiêu và mua bất kỳ thứ mình muốn, và nếu bạn dùng hết số tiền này, bạn sẽ cần dành dụm nhiều tháng sau đó nếu muốn chi tiêu cho một món đồ khác.

    Các khoản chi tiêu này như một phần thưởng bạn dành cho bản thân. Nó có thể được xem là chìa khóa cho chiến lược quản lý tiền thành công, bởi khi bạn cảm thấy tình hình tài chính cá nhân của bản thân được cải thiện, bạn sẽ tiếp tục phát huy tốt thói quen kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm của mình.

    Lọ số 6 – Quà tặng và từ thiện (5% trên tổng thu nhập)

    Việc chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh cũng giúp bạn xây dựng các mối quan hệ và đóng góp giá trị cho cộng đồng. Tiền có thể không không quan trọng nhưng thông qua những món quà, nó thể hiện sự biết ơn của bạn và trao tặng hạnh phúc đến người khác.

    Bạn có thể dành 5% thu nhập của mình để mua quà tặng cho người thân và bạn bè, quyên góp để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ngoài xã hội, .v.v. Những việc làm trên sẽ giúp bạn thêm trân trọng và biết ơn cuộc sống, từ đó bạn sẽ hạnh phúc hơn khi cảm thấy bản thân tạo ra giá trị cho những người xung quanh. Tuy nhiên, chiếc lọ này là không bắt buộc nếu bạn có ngân sách eo hẹp.

    Vận dụng kiến thức tài chính cá nhân quy tắc 6 chiếc lọ 

    Trên thực tế, việc vận dụng qui tắc 6 chiếc lọ có thể linh đông hơn và tùy thuộc vào thu nhập mỗi người trong từng giai đoạn. Giai đoạn mới ra trường thu nhập còn khiêm tốn trong mức 8-12 triệu, thì có thể lọ tích lũy và lọ đầu tư sẽ không đủ 30%, có thể là 20%. Trong khi đó, lọ giáo dục hoặc tư do chi tiêu có thể cao hơn do nhu cầu cần đi du lịch và trải nghiệm cuộc sồng. 

    Cũng có thể vận dụng linh động hơn ví du như khi lương 8-15tr thì tiết kiệm, đầu tư tối thiểu 20%, Khi thu nhập cao hơn o mức 15-20tr và chua có con cái, thì có thể la mực tiết kiệm sẽ đâu đó 25-20%, và khi thu nhập tư 25-50tr thì nên tiết kiếm tối thiểu 30-40%. Nguyên tắc cơ bản là luôn chi tiêu dưới khả năng và trong những năm đầu đời, tiết kiệm và đầu tư càng nhiều càng tốt.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán