Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tiêu dùng bền vững trong một thế giới đắt đỏ

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Tiêu dùng bền vững là việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.

    - Thế hệ Millennials và Gen Z là hai thế hệ phản ứng mạnh mẽ nhất với các vấn đề xã hội và môi trường.

    - Các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” đều có mức tăng trưởng khoảng 4%/năm.

    Thực trạng về nhu cầu tiêu dùng

    Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã gây căng thẳng lên sức khỏe tài chính của nhiều người. Trong khi vẫn lo lắng về vấn đề tài chính của mình, một lượng lớn người tiêu dùng cũng đồng thời quan tâm đến môi trường và tìm kiếm các giải pháp thay thế bền vững.

    Đặc biệt, kể từ sau đại dịch, ý thức về tính bền vững ngày càng tăng lên khi mọi người bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận về môi trường. Hai phần ba dân số trên toàn cầu thậm chí còn gọi biến đổi khí hậu là một ‘cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không kém so với COVID-19’.

    Ngày nay, cứ hai người tiêu dùng trên toàn cầu thì có một người chọn 'sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu' là một trong ba vấn đề hàng đầu mà họ sẽ giải quyết nếu có khả năng làm như vậy.

    Mối quan tâm về môi trường rõ ràng là không giảm đi, nhưng lạm phát giá cả toàn cầu đang đặt thách thức đối với tiêu chí mua hàng của mọi người đối với các sản phẩm ngày nay.

    Theo nghiên cứu toàn cầu mới nhất, hai phần ba số người sẵn sàng thay đổi lối sống vì một hàng tinh xanh sạch hơn, cho thấy rằng ngay cả khi chịu áp lực về tiền, hầu như mọi người vẫn mong muốn tạo ra sự khác biệt.

    Lo lắng cho môi trường hay Căng thẳng về tài chính

    Hiện nay, những sản phẩm thân thiện với môi trường thường có mức giá cao, thậm chí là gấp 3 – 5 lần sản phẩm bình thường, khiến người tiêu dùng chưa sẵn sàng tiếp cận. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế suy yếu, những lo lắng về tài chính hiện đang là một yếu tố gây căng thẳng đáng kể hơn là biến đổi khí hậu.

    Ở Nam Phi, 62% người được khảo sát cho thấy gánh nặng kinh tế so với 47% ở Mỹ và 43% ở châu Á. Một phần ba người Úc và 27% người dân ở Châu Âu cũng đang phải vật lộn với nỗi lo lắng về tài chính gia tăng này, theo Human8.

    Theo một nghiên cứu ở Anh, 96% người tham gia nói rằng họ không thể đưa ra quyết định mua hàng có ý thức về môi trường vì chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhưng điều này không có nghĩa là mọi người đang từ bỏ tính bền vững.

    Thay vào đó, điều này tạo ra thách thức đổi mới cho các doanh nghiệp trong vài năm tới, vì thị trường vẫn có nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường cùng với giá cả phải chăng.

    Ngoài ra, người tiêu dùng bền vững có xu hướng xem xét đến cam kết phát triển bền vững của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Trong đó, tính minh bạch về nguồn gốc và thành phần là rất quan trọng đối với khoảng 60% người được khảo sát ở Châu Âu, Úc và Mỹ. Thậm chí, là 75% ở Châu Á và Nam Phi.

    Xu hướng mua sắm ngày nay đã cho phép người mua hàng kiểm tra kỹ mặt sau của bao bì, không chỉ thành phần mà còn có nhãn hàng sinh thái. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng bối rối trước số lượng chứng nhận ngày càng tăng và các thuật ngữ về bền vững gây khó hiểu nhưng lại được sử dụng tràn lan.

    Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về tính minh bạch cao hơn, các thương hiệu chăm sóc sức khỏe và các hãng thời trang hàng đầu đều đang xây dựng một kế hoạch chi tiết mới để truy xuất nguồn gốc.

    Các hệ thống tiêu chuẩn hóa toàn cầu chẳng hạn như “Xếp hạng đèn giao thông – Traffic-Light Rating” sẽ giúp hạn chế vấn đề “tẩy rửa xanh” – nghĩa là các sản phẩm tự gắn nhãn “xanh” không có cơ sở để đánh lừa người tiêu dùng. Mặc dù lòng tin của người tiêu dùng có thể sụt giảm sau khi chúng ta thực thi chiến dịch này, nhưng hành vi mua hàng thân thiện với môi trường cũng sẽ từ đó mà tăng lên.

    Hơn cả tuyên bố xanh

    Ngày nay, người tiêu dùng mong đợi nhiều hơn từ các thương hiệu, không chỉ là sản phẩm với các nguyên liệu organic, mà còn bao gồm các vấn đề đạo đức, trong đó có sự công bằng, môi trường làm việc và hòa nhập xã hội của nhân viên.

    Theo một nghiên cứu của FirstInsight (2020), 62% người tiêu dùng Z có xu hướng mua hàng từ các thương hiệu coi trọng các vấn đề đạo đức xã hội. Tại Việt Nam, thế hệ Gen Z và Millennials chiếm hơn 30% tổng dân số cả nước và có xu hướng tìm kiếm những thương hiệu có cam kết về vấn đề xã hội. Thế hệ Z lớn lên với kỹ thuật số, mạng xã hội và đã quen dần với việc tìm kiếm thông tin minh bạch từ các thương hiệu. Họ cũng là thế hệ lớn lên với hệ quả của việc trái đất nóng dần lên (global warming) và việc tìm hiểu kỹ thương hiệu đó có “bền vững” hay không trước khi chọn mua là điều cần thiết.

    Thương hiệu nên làm những gì quan trọng

    Các thương hiệu có trách nhiệm tiếp tục giáo dục, nhắc nhở và khen thưởng cho khách hàng của họ về các hành vi bền vững và tái tạo. Đồng thời cũng nên duy trì tính bền vững ở mức cao trên các chiến dịch marketing và chương trình nghị sự của người tiêu dùng.

    Việc tham gia vào ESG ngày nay tuy không phải là điều bắt buộc ở mỗi doanh nghiệp, nhưng trên thực tế, gần một nửa tin rằng các thương hiệu không có truyền thông hay nói về tính bền vững, đơn giản là không bền vững.

    Trong khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu đang gây áp lực tài chính lên người tiêu dùng, tính bền vững vẫn quan trọng đối với hầu hết mọi người. Các thương hiệu cần cung cấp các lựa chọn thay thế bền vững với giá cả phải chăng và tăng tính minh bạch để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có ý thức về môi trường. Họ cũng cần tích cực thách thức các vấn đề xã hội, đóng góp cho xã hội và sử dụng các phương pháp thực hành toàn diện, đặc biệt là để đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng thế hệ tiếp theo.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán