Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Công cụ thị trường tiền tệ

Chứng chỉ tiền gửi (CD) là giấy chứng nhận cho một khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, với một mức lãi suất cố định, tại ngân hàng.

Các khoản tiền tiết kiệm này thường không được rút trước kỳ hạn, hoặc nếu rút trước sẽ phải chịu một mức phí phạt.

Tới lúc đáo hạn, ngân hàng sẽ thanh toán cả tiền vốn lẫn tiền lãi cho người gửi.

Tuy nhiên, một số chứng chỉ tiền gửi có thể được chuyển nhượng, nghĩa là chúng có thể được bán cho nhà đầu tư khác nếu chủ sở hữu cần tiền trước ngày đáo hạn.

Chứng chỉ tiền gửi được xem là một loại hình đầu tư phi rủi ro, khá an toàn và người gửi nhận được phần tiền lãi ưu đãi hơn so với các khoản gửi tiết kiệm ngân hàng thông thường.

Do loại tài sản này có tính an toàn và thận trọng cao hơn, nên cơ hội mang lại tăng trưởng thường sẽ thấp hơn so với cổ phiếu hay trái phiếu, nhưng đổi lại, tỷ suất sinh lợi được đảm bảo và không biến động.

Ngoài ra, chứng chỉ tiền gửi cũng có một số hạn chế như tính thanh khoản thấp, không được thanh toán trước hạn trừ một số trường hợp nên có thể gây khó khăn cho người gửi trong những khi cần tiền gấp.

Nói chung, chứng chỉ tiền gửi là một phương án phổ biến và hữu ích cho những cá nhân có nhu cầu tiết kiệm trong dài hạn.

Giấy tờ có giá (Commercial paper) là một công cụ nợ ngắn hạn, không có bảo đảm, do các tập đoàn, doanh nghiệp phát hành để vay vốn ngắn hạn từ thị trường tài chính.

Nó thường được sử dụng để tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn như tiền lương, các khoản phải trả và hàng tồn kho.

Thông thường, chỉ có các doanh nghiệp lớn, có mức tín nhiệm cao mới được cho phép phát hành giấy tờ có giá, thay vì đi vay trực tiếp từ các ngân hàng.

Giấy tờ có giá thường được phát hành theo hình thức chiết khấu, nghĩa là giá bán sẽ thấp hơn so với mệnh giá.

Mức chênh lệch giá này phản ánh thu nhập của người sở hữu giấy tờ có giá, vì khi đáo hạn, họ sẽ được thanh toán với số tiền bằng mệnh giá.

Thời hạn của giấy tờ có giá có thể lên đến 270 ngày; các kỳ hạn dài hơn đòi hỏi phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Sở Giao dịch, do vậy chúng gần như không bao giờ được phát hành.

Đối với các doanh nghiệp, giấy tờ có giá cho phép họ tiếp cận vốn một cách nhanh chóng, dễ dàng và linh hoạt.

Đồng thời, họ có thể hưởng lợi từ lãi cho vay thấp do co bản, giấy tờ có giá là một công cụ ít rủi ro.

Đối với nhà đầu tư cá nhân, có hai nhược điểm chính của giấy tờ có giá thường được cân nhắc đến.

Thứ nhất là mức lợi nhuận thấp, do rủi ro phát sinh là tương đối thấp.

Thứ hai là mệnh giá tối thiểu của giấy tờ có giá thường rất cao, có thể lên đến 1 tỷ đồng nghĩa là chi phí đầu tư ban đầu cũng cao tương tự.

Tín phiếu kho bạc (Treasury bill) là một công cụ vay nợ ngắn hạn của Chính phủ, được Kho bạc Nhà nước phát hành để vay vốn ngắn hạn cho ngân sách Nhà nước, thường có kì hạn 3, 6 và 12 tháng.

Tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc có mệnh giá là 100,000đ hoặc là bội số của 100,000đ, được phát hành trực tiếp bởi Kho bạc Nhà nước hoặc thông qua các tổ chức trung gian tài chính.

Với sự đảm bảo thanh toán bởi Chính phủ, tín phiếu kho bạc được xem gần là công cụ an toàn và ít rủi ro nhất, mặc dù mức lãi suất của nó thấp hơn so với các loại công cụ thị trường tiền tệ khác.

Đây là một công cụ hữu ích giúp Nhà nước vận hành thị trường tiền tệ hiệu quả, làm giảm lượng tiền mặt trên thị trường, giảm thiểu tình trạng đầu cơ cũng như nguy cơ lạm phát.

Thỏa thuận mua lại (Repurchase agreement, repo), hay còn được gọi là giao dịch repo, là một loại hợp đồng thỏa thuận mua bán chứng khoán chính phủ nhằm mục đích huy động vốn ngắn hạn.

Hiểu đơn giản, đây là một hình thức vay ngắn hạn nhanh chóng.

Cụ thể, một nhà đại lý sẽ bán chứng khoán chính phủ cho các nhà đầu tư, thường là qua đêm, và mua lại chúng vào ngày hôm sau với giá cao hơn một chút.

Repos cũng có thể có kỳ hạn kéo dài đến 1-2 năm; nhưng phần lớn kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống.

Repos là một hình thức đầu tư khá an toàn về mặt rủi ro tín dụng bởi chúng được đảm bảo bằng chứng khoán phát hành bởi Chính phủ.

Đây cũng là một công cụ phổ biến đối với ngân hàng trung ương nhằm điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế.

Khi các ngân hàng trung ương của chính phủ mua lại chứng khoán từ các NĐT với mức chiết khấu, chủ yếu là các ngân hàng tư nhân, được gọi là lãi suất repo.

Giống với lãi suất cơ bản, lãi suất repo được quy định bởi các ngân hàng trung ương.

Việc lãi suất repo giảm sẽ thúc đẩy các ngân hàng bán lại chứng khoán cho chính phủ để đổi lấy tiền mặt.

Điều này sẽ làm tăng cung tiền có sẵn trong nền kinh tế chung.

Ngược lại, bằng cách tăng lãi suất repo, các ngân hàng trung ương có thể giảm cung tiền một cách hiệu quả bằng cách không khuyến khích các ngân hàng bán lại các chứng khoán này, mà thậm chí còn mua thêm nếu có thể.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Tích lũy

Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

Tìm hiểu thêm
Tích lũy

Cố vấn Robo AI

Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

Tìm hiểu thêm
Cố vấn Robo AI

Đầu tư chứng khoán

Với số tiền bất kỳ

Tìm hiểu thêm
Đầu tư chứng khoán