Kinh tế vi mô (Micro-economics) đề cập đến việc nghiên cứu về xu hướng giá cả, nguồn lực, phương pháp sản xuất, hành vi tiêu dùng của khách hàng, khả năng cung ứng sản phẩm của NSX, mối liên hệ giữa giá cả và hàng hoá trên thị trường, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường (cung, cầu, kinh tế thị trường, chi phí sản xuất, kinh tế lao động,...).
Các nhóm nhỏ trong kinh tế vi mô, như nhóm người mua, người bán và chủ doanh nghiệp, sẽ tạo ra cung và cầu về tài nguyên, sử dụng tiền và lãi suất như một cơ chế định giá để phối hợp với nhau trong nền kinh tế.
Kinh tế vi mô có thể được áp dụng theo nghĩa tích cực hoặc quy chuẩn.
Kinh tế vi mô tích cực mô tả hành vi kinh tế và giải thích những gì sẽ có thể xảy ra nếu một số điều kiện thay đổi.
Ví dụ: nếu một nhà sản xuất tăng giá ô tô, kinh tế vi mô tích cực cho biết người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua ít hơn trước.
Hoặc, nếu một mỏ đồng lớn ở Nam Mỹ sụp đổ, giá đồng sẽ có xu hướng tăng lên do nguồn cung bị hạn chế.
Kinh tế vi mô tích cực có thể giúp một nhà đầu tư hiểu tại sao giá cổ phiếu của Apple Inc. có thể giảm nếu người tiêu dùng mua ít iPhone hơn.
Những giải thích, kết luận và dự đoán về kinh tế vi mô tích cực này sau đó có thể được áp dụng theo một cách quy chuẩn.
Qua đó để quy định những gì mọi người, doanh nghiệp và chính phủ nên làm để đạt được các mô hình sản xuất, trao đổi và tiêu dùng hiệu quả hơn và có lợi nhất cho mọi người tham gia thị trường.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.