Điểm nhấn chính:
- Để tạo ấn tượng đẹp trong mắt nhà tuyển dụng, đơn xin việc của bạn phải thật nổi bật so với các đối thủ còn lại.
- Cách tốt nhất để thể hiện giá trị của bạn thân trước công ty là tránh viết một lá thư xin việc chung chung và dùng cho tất cả vị trí bạn ứng tuyển.
Thư xin việc là gì?
Thư xin việc là bản mô tả khái quát mà ứng cử viên gửi tới nhà tuyển dụng để chứng minh sự phù hợp của bản thân với vị trí đang ứng tuyển thông qua kinh nghiệm làm việc và kỹ năng liên quan của bạn. Thư xin việc thường được gửi đi cùng với sơ yếu lý lịch cho nhà tuyển dụng khi nộp đơn xin việc để cung cấp thêm thông tin về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
Cách viết một lá thư xin việc độc đáo
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ phải đọc hàng chục, thậm chí hàng trăm đơn xin việc cho mỗi công việc họ đăng. Vì vậy, để tạo ấn tượng đẹp trong mắt nhà tuyển dụng, đơn xin việc của bạn phải thật nổi bật so với các đối thủ còn lại. Điều quan trọng là, cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn là ứng viên thích hợp nhất cho vị trí đó.Cách tốt nhất để thể hiện giá trị của bạn thân trước công ty là tránh viết một lá thư xin việc chung chung và dùng cho tất cả vị trí mà bạn ứng tuyển. Thay vào đó, hãy điều chỉnh thư của bạn cho phù hợp với công việc và công ty cụ thể. Dưới đây là cách để thư xin việc của bạn trở nên độc đáo hơn hết:
1. Bao gồm các từ khóa liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển
Từ khóa là rất quan trọng để CV của bạn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, tăng thêm cơ hội được vào vòng phỏng vấn. Từ khóa là những từ hoặc cụm từ ngắn liên quan đến yêu cầu cụ thể của một công việc, có thể là những kỹ năng, kinh nghiệm, thông tin xác thực và phẩm chất mà người quản lý tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên.
Khi nhà tuyển dụng đọc hàng tá hồ sơ được gửi về, dĩ nhiên là họ sẽ đọc từng CV nhưng họ sẽ lướt qua để tìm CV nào có các từ khóa liên quan. Nhiều công ty thậm chí còn sử dụng hệ thống theo dõi ứng viên tự động (ATS), còn được gọi là hệ thống quản lý nhân tài, để sàng lọc ứng viên thay vì dùng cách sàng lọc truyền thống. Một cách mà ATS hoạt động là loại bỏ những hồ sơ thiếu một số từ khóa nhất định. Nếu phần mềm hoặc người quản lý tuyển dụng không phát hiện bất kỳ từ khóa nào trong sơ yếu lý lịch hoặc thư xin việc của bạn, bạn có thể bị loại. Bằng cách thêm các từ khóa vào sơ yếu lý lịch hoặc thư xin việc của bạn, bạn sẽ có cơ hội chứng minh rằng bạn phù hợp với yêu cầu của vị trí đó.
2. Tránh nội dung sáo rỗng
Việc dùng sáo ngữ trong thư xin việc khiến hồ sơ của bạn trở nên ít giá trị hơn, nhà tuyển dụng ngày càng "ngán ngẩm" với việc ứng viên nào cũng khẳng định suông, không chứng minh được năng lực thực tế. Vì thế, đưa các sáo ngữ vào CV xin việc đã trở thành một lựa chọn không nên, có thể khiến hình ảnh ứng viên của bạn "chìm nghỉm" trong "bể" hồ sơ mà nhà tuyển dụng nhận được.
Thay vì sử dụng những cụm từ chung chung hay quá phổ biến để miêu tả bản thân của mình trong công việc như “chăm chỉ”, “chạy deadline xuyên đêm”, “vượt lên trên tất cả”,… bạn hãy tìm ra những từ ngữ đặc biệt hơn để nhà tuyển dụng có thể nhận diện được bạn là ai.
3. Bắt đầu bằng câu giới thiệu sáng tạo
Rất nhiều thư xin việc bắt đầu bằng câu “Tôi đang ứng tuyển vào vị trí X”. Mặc dù đây là một cách hay để bắt đầu nhưng người quản lý tuyển dụng có thể đã nhìn thấy câu này hàng trăm lần. Hãy thử bắt đầu bằng câu đầu tiên (hoặc những câu đầu tiên) hấp dẫn hơn để thể hiện bạn là ai.
Bạn có thể bày tỏ lý do tại sao bạn đam mê công việc hoặc công ty. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu, “Tôi luôn là người kể chuyện. Khi còn nhỏ, tôi đã viết vô số câu chuyện về hoàng tử và công chúa. Bây giờ, tôi đã biến niềm đam mê kể chuyện của mình thành sự nghiệp tiếp thị.” Hoặc, “Khi tôi lần đầu tiên nghiên cứu công ty của bạn cho một dự án dành cho doanh nhân hơn 5 năm trước, tôi đã được truyền cảm hứng từ sứ mệnh cung cấp các giải pháp công nghệ có chi phí thấp của quý công ty”.
4. Tạo kết nối
Nếu bạn biết bất kỳ ai ở công ty hoặc nếu ai đó ở công ty giới thiệu công việc cho bạn, hãy đề cập đến điều này sớm trong thư xin việc của bạn. Khi đó, nhà tuyển dụng có thể đã xem bạn là một phần của văn hóa công ty và đủ tiêu chuẩn cho công việc đó.
5. Hãy nghĩ về những ví dụ độc đáo
Hãy nhớ rằng thư xin việc không chỉ đơn giản là trình bày lại sơ yếu lý lịch của bạn. Trong khi sơ yếu lý lịch liệt kê các bằng cấp của bạn, thư xin việc của bạn đi sâu hơn, cung cấp ví dụ về những lần bạn thể hiện các kỹ năng và khả năng cụ thể cần thiết cho công việc.
Một cách để thể hiện cá tính của bạn là đưa ra một số ví dụ độc đáo, thậm chí đáng ngạc nhiên, thể hiện kỹ năng của bạn. Ví dụ: nếu bạn đang xin việc đòi hỏi kỹ năng tổ chức, bạn có thể đề cập đến cách bạn quản lý và xử lý chính xác hàng tá lô hàng hàng tháng ở công ty cũ. Những loại ví dụ này đặc biệt hữu ích nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc liên quan. Tất nhiên, chỉ nên đề cập đến những ví dụ có liên quan, và phù hợp với những đặc điểm mà công việc này yêu cầu.
6. Cho thấy bạn sẽ phù hợp với văn hóa công ty
Người quản lý tuyển dụng không chỉ muốn biết bạn có đủ trình độ mà còn muốn biết bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Trước khi viết thư, hãy nghiên cứu về công ty mà mình muốn làm việc tại đó. Hãy xem trang web của công ty và nói chuyện với bất kỳ ai bạn biết đang làm việc ở đó. Sau đó, bạn có thể đề cập đến những cách mà bạn có thể phù hợp với nền văn hóa đó. Ví dụ: nếu bạn biết họ chơi nhiều môn thể thao đồng đội sau giờ làm việc, bạn có thể đề cập ngắn gọn ở cuối bức thư rằng bạn muốn áp dụng tốt kỹ năng ném bóng của mình.
7. Điều chỉnh giọng điệu của bạn để phù hợp với ngành
Tương tự, bạn có thể điều chỉnh thư của mình để phù hợp với đặc điểm của ngành. Ví dụ: nếu bạn đang xin việc ở một công ty truyền thống, bạn có thể muốn viết một lá thư xin việc truyền thống hơn. Bạn vẫn có thể đưa ra một số ví dụ cá nhân với câu đầu tiên thú vị nhưng phải đảm bảo không quá hài hước hay khoa trương.
Còn nếu bạn đang xin việc trong ngành đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo như các công ty Fintech, sáng tạo cao sẽ là điểm mạnh của bạn. Giọng điệu của bạn có thể vui vẻ hơn và bạn có thể đưa vào một số ví dụ sáng tạo.
Nếu bạn đang xin việc trong lĩnh vực mang tính trực quan và sáng tạo, hãy cân nhắc việc thể hiện cá tính của mình thông qua thư xin việc. Bạn có thể bao gồm các dấu đầu dòng hoặc thậm chí là hình ảnh trực quan. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa một số yếu tố phi truyền thống này vào sơ yếu lý lịch của mình.
8. Giữ nó chuyên nghiệp
Cho
dù áp dụng bao nhiêu ý tưởng mới lạ để nổi bật cá tính, hãy giữ cho bức thư đó
thật chuyên nghiệp. Đồng thời, hãy tập
trung vào việc
giải quyết các vấn đề chính như: Tại sao quyết định đưa bao nhiêu đặc điểm tính
cách vào thư xin việc, hãy giữ cho bức thư đó thật chuyên nghiệp và đưa ra câu
trả lời cho lý do rằng, bạn có thật sự phù hợp với công việc này không.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.