Điểm nhấn chính:
- Tạo động lực để thoát chậm chạp ù lì.
- Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học.
- Rèn luyện thói quen làm việc tích cực hàng ngày.
Trong môi trường văn
phòng, không ít người gặp phải tình trạng chậm chạp, ù lì, dẫn đến hiệu suất
làm việc không cao. Vậy làm thế nào để thoát khỏi trạng thái này và làm việc hiệu quả hơn? Dưới đây là một số bí quyết hữu ích giúp bạn cải thiện tình
hình.
1. Xác định mục tiêu rõ ràng
Một trong những nguyên nhân khiến bạn rơi vào trạng thái ù lì là không có mục tiêu rõ ràng. Hãy viết ra các mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được mỗi ngày, mỗi tuần. Ví dụ, thay vì viết "hoàn thành công việc", bạn có thể đặt mục tiêu "hoàn thành báo cáo tài chính trước 5 giờ chiều". Điều này giúp bạn tập trung và có định hướng hơn trong công việc.
Việc xác định mục tiêu như con thuyền có đích đến. Thiếu đi đích đến có thể khiến con thuyền lênh đênh và không tìm được lối đi cho nó. Vì vậy, để tránh tình trạng ù lì chậm chạp, lên mục tiêu chính là bước đầu tiên giúp bạn có động lực để làm việc và làm việc hiệu quả.
2. Phân chia công việc thành từng phần nhỏ
Khi đối mặt với khối lượng công việc lớn, bạn dễ cảm thấy quá tải và chậm chạp. Phân chia công việc thành các phần nhỏ hơn sẽ giúp bạn xử lý chúng dễ dàng hơn. Hoàn thành từng phần nhỏ cũng mang lại cảm giác thành công, tạo động lực tiếp tục.
Cụ thể, bạn viết ra mục tiêu của bản thân. Sau đó, bạn liệt kê những đầu mục lớn cần làm để thực hiện việc đó, mỗi đầu mục cần bao nhiêu nhiệm vụ nhỏ, mỗi nhiệm vụ tốn khoảng bao nhiêu thời gian và thứ tự ưu tiên thực hiện các đầu mục nhỏ đó. Việc thực hiện kế hoạch chi tiết khiến bản cảm thấy dễ dàng và từng bước hoàn thành mục tiêu lớn.
3. Tạo động lực làm việc
Động lực là yếu tố then chốt giúp bạn thoát khỏi tình trạng chậm chạp. Bạn có thể thử áp dụng các cách sau:
- Tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành công việc: dù không lớn nhưng việc này giúp đẩy “mood” làm việc của bạn và tạo đà để bạn hoàn thành các đầu mục công việc tiếp theo một cách trôi chảy
- Tìm kiếm ý nghĩa của công việc để tăng cảm hứng: việc hiểu được ý nghĩa công việc mình làm sẽ khiến cho bản thân bạn cảm thấy có giá trị và thực hiện với tâm trạng tốt hơn.
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực, gọn gàng: điều này có thể được thực hiện bằng việc thường xuyên dọn dẹp không gian làm việc để giữ cho nó sự đơn giản, tránh xao nhãng và tạo động lực làm việc lớn hơn.
4. Quản lý thời gian hiệu quả
Thời gian là nguồn tài nguyên quý giá. Sử dụng các công cụ như bảng kế hoạch, ứng dụng quản lý thời gian (Trello, Asana) để sắp xếp công việc hợp lý. Kỹ năng quản lý thời gian giúp bạn thoát khỏi tình trạng chậm chạp và làm việc hiệu quả hơn.
Bạn cần lên to-do list hằng ngày và ước lượng thời gian hoàn thành nó để nắm rõ khối lượng công việc hoàn thành được bao nhiêu, tiến độ như thế nào nhằm cải thiện hiệu suất làm việc, giúp bạn không lãng phí thời gian vô ích.
5. Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần
Tình trạng ù lì đôi khi xuất phát từ sức khỏe không tốt. Cần có sự chăm sóc cho cả trí và lực, lực không có thì trí không thể phát huy khả năng tối đa của nó. Vì vậy, bạn có thể thực hiện chăm sóc bản thân bằng những cách đơn giản sau đây:
- Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường thể lực và tinh thần.
6. Loại bỏ yếu tố gây xao nhãng
Điện thoại, mạng xã hội hay môi trường làm việc ồn ào là những yếu tố khiến bạn khó tập trung. Điều này khiến hiệu suất công việc giảm sút, bản thân ngày càng trở nên ì ạch và không phát triển được trong công việc. Hãy loại bỏ các yếu tố này bằng cách:
- Tắt thông báo trên điện thoại khi làm việc.
- Đeo tai nghe cách âm hoặc làm việc ở nơi yên tĩnh.
- Sắp xếp thời gian riêng cho việc giải trí và công việc.
7. Học cách từ chối để làm việc hiệu quả hơn
Đôi khi, bạn chậm chạp vì bị cuốn vào quá nhiều nhiệm vụ không quan trọng. Hãy học cách từ chối những yêu cầu không liên quan đến mục tiêu chính của bạn để tập trung vào những việc cần ưu tiên. Để thực hiện được việc này, bạn cần hiểu rõ những công việc quan trọng của bản thân và từ đó đánh giá được sự cần thiết cho những nhiệm vụ khác. Việc từ chối khá khó đối với nhiều người, nhưng là kỹ năng quan trọng để giúp bạn tập trung vào công việc của bản thân và không làm phật lòng người khác nếu nhận công việc nhưng không hoàn thành tốt.
8. Đánh giá và cải thiện bản thân
Cuối ngày, hãy dành thời gian để tự đánh giá hiệu suất làm việc của mình. Điều gì bạn đã làm tốt? Điều gì cần cải thiện? Quá trình đánh giá giúp bạn điều chỉnh và không ngừng tiến bộ. Bạn có thể thực hiện theo ngày, theo tuần, theo tháng và theo năm để nắm bắt được sự phát triển của bản thân, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.
9. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc thoát khỏi sự ù lì, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp hoặc người quản lý. Đôi khi, một góc nhìn mới hoặc lời khuyên từ người khác có thể giúp bạn tìm ra giải pháp hiệu quả.
Đừng ngại mở lòng với những người bạn tin tưởng, vì đây chính là nguồn hỗ trợ vô giá giúp bạn có thể tháo gỡ các khó khăn và khúc mắc của bản thân trong quá trình làm việc. Từ đó, năng suất làm việc tăng lên và giúp cả đội nhóm đạt được mục tiêu chung.
10. Rèn luyện thói quen làm việc tích cực
Cuối cùng, luôn hướng về những thói quen làm việc tích cực sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ù lì hiện tại. Cụ thể, để duy trì trạng thái làm việc hiệu quả lâu dài, hãy rèn luyện những thói quen tốt như:
- Duy trì lịch làm việc đều đặn: luôn có timeline cụ thể cố định cho mỗi ngày làm việc
- Không trì hoãn công việc: nếu việc nào dưới 5 phút, hay làm ngay.
- Thực hiện những điều nhỏ nhặt nhưng mang lại cảm giác tích cực, ví dụ như dọn dẹp bàn làm việc mỗi sáng.
Kết luận
Thoát chậm chạp ù lì trong công việc không phải là điều khó nếu bạn áp dụng đúng phương pháp. Hãy bắt đầu bằng cách xác định mục tiêu, tạo động lực và quản lý thời gian hiệu quả. Khi bạn thay đổi từng thói quen nhỏ, hiệu suất làm việc sẽ tăng lên đáng kể, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong môi trường văn phòng.
Xem thêm: Cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.