Điểm nhấn chính:
- Bất đồng quan điểm ảnh hưởng đến cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các mối quan hệ tan vỡ, trong đó bao gồm cả quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Nếu cả hai vợ chồng không cùng nhau thảo luận các kho khăn về tài chính gặp phải và tìm cách xử lý, nó có thể tổn hại đến hạnh phúc gia đình.
Tìm hiểu cùng Tititada!
Một cuộc khảo sát năm 2022 cho thấy, có đến 41% người Mỹ đã lập gia đình cho rằng, tiền chính là nguồn cơn gây căng thẳng hàng đầu cho gia đình họ. Kể từ khi bạn đồng ý bước chân vào một cuộc hôn nhân, nhiều khả năng bạn sẽ đối mặt với các bài toán về tài chính mà có thể bạn chưa từng nghĩ tới.
Để ngăn chặn nguy cơ làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình và cải thiện tình hình tài chính, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề tài chính phổ biến nhất thách thức các cặp vợ chồng.
1. Giữ tài khoản ngân hàng riêng biệt
Khi mỗi người có công việc riêng của mình, họ không sẵn sàng chia sẻ các vấn đề tài chính hoặc thậm chí là không có đủ thời gian để nói về chúng. Đôi khi, họ quyết định chia nhỏ các khoản chi tiêu để chi tiêu gia đình hợp lý hơn hoặc phân bổ chúng một cách công bằng, và mỗi người có thể dành một số tiền còn lại để chi tiêu cho những mong muốn của riêng họ.
Kế hoạch trên nghe có vẻ hợp lý, nhưng nó thường khiến cho vợ/chồng đau đáu chuyện người kia tiêu nhiều tiền hơn mình. Điều này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà hoặc xây dựng quỹ hưu trí đảm bảo cho thời gian nghỉ hưu.
Ngoài ra, nó còn dẫn đến việc một người “giấu quỹ đen” không tiết lộ với người kia trong khi đã thống nhất sử dụng cùng một tài khoản. Phân chia thu nhập nhiều khả năng sẽ hạn chế việc hai vợ chồng lập kế hoạch cho những thay đổi lớn, bao gồm trường hợp rơi vào tình cảnh tài chính khó khăn.
2. Chưa tất toán nợ cũ
Hầu hết mọi người luôn mong muốn mình có thể nhanh chóng tất toán các khoản vay, cho dù đó là khoản nợ sinh viên, nợ thẻ tín dụng hay vay mua nhà, mua xe. Nếu vợ/chồng vướng vào nhiều khoản nợ trước khi cưới có thể nảy sinh ra mâu thuẫn trong quản lý tài chính sau khi cưới.
Tại Việt Nam, những khoản nợ có trước thời điểm đăng ký kết hôn đều được tính riêng cho vợ/chồng – người phát sinh ra khoản nợ đó. Còn các khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, nếu được công nhận là khoản nợ riêng với đầy đủ các minh chứng cần thiết, người không mắc nợ sẽ không bị liên đới chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ này.
3. Tính cách và thái độ trong cách quản lý tiền bạc vợ chồng
Tính cách và thói quen về tiền bạc có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Ngay cả khi cả hai vợ chồng đều không mắc nợ, nhưng giữa người có thói quen chi tiêu rộng rãi, quá tay và người tiết kiệm thường có thể xảy ra xung đột hàng ngày, từ việc nhỏ như ăn nhà hàng nào, ở khách sạn nào cho đến các chi phí lớn hơn. Điều quan trọng là phải biết thái độ về tiền bạc của cả hai và thảo luận về những khác biệt này một cách cởi mở.
Ví dụ, một người có thể là người tiết kiệm và không thích rủi ro trong khi người còn lại có thể thích chi nhiều tiền để mua sắm. Hay một người chi tiêu vô tư còn người kia luôn “thắt lưng buộc bụng” để tài chính dư dả trong tương lai.
Mỗi người trong chúng ta đều thể hiện nhiều tính cách, thái độ về tài chính khác nhau theo thời gian, nhưng thường sẽ có một điều là chủ đạo: Nên nhận ra những thói quen, kể cả tốt và xấu, từ đó tìm cách giải quyết và điều chỉnh.
4. Sự không công bằng cuộc sống hôn nhân
Các sự không công bằng và quyền lực thường xảy ra theo một trong bốn kịch bản:
- Một người có thu nhập và người kia thì không.
- Cả hai người đều muốn được làm việc nhưng một người đang thất nghiệp.
- Vợ/chồng kiếm được thu nhập nhiều hơn đáng kể so với người còn lại.
- Vợ/chồng xuất thân từ một gia đình có quyền thế, gia cảnh tốt hơn người kia.
Trong các kịch bản kể trên, người kiếm được tiền hoặc nhiều tiền hơn, thường có xu hướng muốn trở thành người quản lý và điều khiển các khoản chi tiêu của gia đình.
Tuy vậy, điều quan trọng vẫn là cả vợ và chồng đều phải hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ và hợp tác với nhau trong các vấn đề gia đình.
5. Chi tiêu cho con cái
Việc nên có con hay không và khi nào có con cũng là bài toán tài chính đối với nhiều gia đình. Ngày nay, các khoản chi phí để nuôi dưỡng và giáo dục con cái khá tốn kém, thậm chí có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình tài chính của cha mẹ.
Và tất nhiên, nó không bao gồm các khoản chi phí cho sau khi con bạn đủ tuổi để ra ở riêng, tự lập, bởi một số bạn trẻ vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ dù đã đến tuổi trưởng thành.
Nếu vợ/chồng cắt giảm thời gian làm việc, chuyển sang làm việc tại nhà hay từ bỏ công việc hiện tại để nuôi dạy con cái, các cặp vợ chồng nên thảo luận với nhau để tìm ra phương án tài chính tốt nhất cho cuộc sống gia đình, bao gồm cả lập kế hoạch hưu trí, lối sống, v.v.
6. Các mối quan hệ của vợ và chồng
Cùng nhau quản lý tài chính đồng thời tôn trọng các mục tiêu, nhu cầu và kỳ vọng của mỗi người liên quan trong gia đình của cả hai bên có thể đặt ra nhiều thách thức lớn.
Ví dụ như bố mẹ chồng muốn đi du lịch hay anh vợ bế tắc tài chính khi không kiếm được việc. Trong khi chồng muốn chi tiêu nhằm đáp ứng các mong muốn của gia đình nội, thì vợ muốn sử dụng số tiền đó để giải quyết các nhu cầu ở nhà ngoại hoặc mua sắm, tân trang nhà cửa hai vợ chồng.
Điều này phần lớn sẽ khiến cho mâu thuẫn về tiền bạc giữa hai vợ chồng xảy ra và có thể dẫn đến xung đột không mong muốn.
Xem thêm: Cách quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình
- #cách quản lý tiền bạc vợ chồng
- #cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả
- #quản lý tài chính gia đình hiệu quả
- #chi tiêu gia đình hợp lý

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Sinh viên mới ra trường xây dựng kế hoạch tài chính
26/12/24
Cách áp dụng phương pháp Kaizen cải thiện cuộc sống
18/12/24
Cách lập ngân sách chi tiêu hiệu quả
27/11/24
Mua trước, trả sau và thực trạng tại Hoa Kỳ
20/11/24
Những điều bạn cần biết về Cyber Monday
14/11/24
Những bài học dạy trẻ về tiền bạc
27/10/24
Cách tiết kiệm tiền lương và tích lũy đầu tư hàng tháng cho dân công sở
16/10/24
Quản lý tài chính cá nhân cho nhân viên văn phòng
20/08/24
Sinh viên mới ra trường xây dựng kế hoạch tài chính
26/12/24
Cách áp dụng phương pháp Kaizen cải thiện cuộc sống
18/12/24
Cách lập ngân sách chi tiêu hiệu quả
27/11/24
Mua trước, trả sau và thực trạng tại Hoa Kỳ
20/11/24
Những điều bạn cần biết về Cyber Monday
14/11/24
10 bài học tài chính từ những bộ phim Giáng sinh
11/11/24
Những bài học dạy trẻ về tiền bạc
27/10/24
Kiểm soát cảm xúc, làm chủ tài chính
23/10/24