Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Ai sẽ là người chi trả các chi phí trong đám cưới?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Các cặp vợ chồng ngày nay chọn cách tự chia đều chi phí đám cưới cho cả hai bên.

    - Lập kế hoạch tài chính cá nhân  và ngân sách từ sớm và rõ ràng có thể giúp tránh thông tin sai lệch khi quyết định ai trả tiền cho cái gì.

    - Lập một tài khoản chung cho đám cưới có thể là một động thái tốt cho các cặp đôi.

    • Các chi phí đám cưới

    Trên thực tế, theo Báo cáo xu hướng đám cưới quốc tế hàng năm 2019 của Học viện tổ chức tiệc cưới & tổ chức sự kiện quốc tế, 68% các cặp đôi cho biết họ tự chi trả phần lớn chi phí cho đám cưới của mình. Khi bạn và vợ/chồng sắp cưới lập kế hoạch đám cưới, việc xác định ai sẽ chi trả cái gì sẽ là một phần quan trọng để giữ cho sự kiện diễn ra vui vẻ và không căng thẳng như mọi người nghĩ.

    Theo phong tục, như ở Việt Nam, là gia đình cô dâu và chú rể đều sẽ trả chi phí đám cưới. Đó là quy tắc mà nhiều cặp vợ chồng đã chọn tuân theo phong tục trong nhiều thế kỷ. Thường gia đình chú rể có thể phải trả nhiều loại chi phí hơn, bao gồm:

    - Sính lễ trong ngày đám hỏi

    - Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới

    - Tiệc cưới Trên thực tế.

    Theo Báo cáo xu hướng đám cưới quốc tế hàng năm 2019 của Học viện tổ chức tiệc cưới & tổ chức sự kiện quốc tế, 68% các cặp đôi cho biết họ tự chi trả phần lớn chi phí cho đám cưới của mình.

    Bạn nên thảo luận về việc ai trả tiền cho đám cưới càng sớm càng tốt. Tiết kiệm cho một đám cưới cần có thời gian. Đừng cho giả định rằng chồng/hoặc vợ hoặc gia đình hai bên sẽ trả tiền cho bất cứ thứ gì, ngay cả khi họ đã hứa với bạn về việc đó. Với suy nghĩ đó, những lời khuyên này có thể giúp bạn quyết định cách tốt nhất để phân chia chi phí đám cưới.

    Bất kể ai trả chi phí nào cho đám cưới thì bước đầu tiên bạn cần phải có ngân sách cho đám cưới của chính mình và cùng trao đổi giữa hai người để có sự đồng ý và hiểu lẫn nhau. Đôi lúc có những chi phí rất quan trọng với cô dâu như make up, một đôi giày cưới công chúa, hay hoa tươi khá đắt đỏ mà chú rể sẽ khó để hiểu. Cần trao đổi trước để tránh sự bất ngờ. Lập ngân sách cho bản thân để biết tổng chi phí bao nhiêu và chi phí nào cần ưu tiên hơn những chi phí khác để đảm bảo tổng chi phí là khả thi và thực tế.

    Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân và ngân sách cho đám cưới

    Hãy lập kế hoạch tài chính cá nhân và một ngân sách rõ ràng với các lựa chọn theo 3 mức độ thấp, trung bình và cao. Ngân sách thấp là số tiền bạn có thể tự chi trả cho cả hai vợ chồng mà không phải vay nơ. Lựa chọn trung bình là một sự giả định có một ít giúp đỡ tài chính của cha mẹ. Lựa chọn cao là khi một trong hai hoặc cả hai bên cha mẹ muốn mời nhiều khách và sẵn sàng đóng góp đủ để trang trải chi phí.

    Thông thường theo phong tục Việt Nam, bố mẹ và họ hàng nhà gái sẽ cho của hồi môn, thường là nữ trang, và đồ dùng cho con gái nếu hai vợ chồng ở riêng. Nhà trai sẽ lo sính lễ đám hỏi và tiền tiệc cưới và cũng sẽ nhận lại tiền từ khách khứa và nếu thiếu hụt, thì gia đình nhà trai sẽ bù và nếu có “lời” thì số tiền dư sẽ cho lại hai vợ chồng trẻ. Hai vợ chồng sẽ tự lo các chi phí như nhẫn cưới, trang phục cưới và các chi phí khác như hoa, bánh cưới theo khả năng của mình.

    Nếu ba mẹ hai bên hoặc thậm chí cả hai bên không có điều kiện giúp đỡ, và một trong hai người kiếm được nhiều tiền hơn so với người kia hoặc một trong hai người đang cố gắng trả một khoản nợ khá lớn thì có thể sẽ phức tạp hơn.

    Một cách đơn giản để phân chia chi phí là dựa trên thu nhập. Nếu bạn kiếm được một nửa số tiền mà vợ/chồng tương lai của bạn kiếm được, thì việc họ đóng góp nhiều tiền hơn cho đám cưới là điều hợp lý. Chỉ cần bạn nói chuyện thấu đáo để đảm bảo rằng cả hai bạn đều cảm thấy thoải mái với sự sắp xếp. Bạn không muốn bắt đầu cuộc hôn nhân của mình không vui vẻ vì một người đã trả nhiều tiền hơn cho đám cưới và cảm thấy quá tải.

    Hoặc là có thể phân các chi phí ra thành các khoản nhỏ và hai vợ chồng có thể bàn bạc xem ai sẽ thanh toán chi phí nào. Cũng có thể tạo một tài khoản chung và hai vợ chồng cùng tích lũy theo mục tiêu đám cưới.  Mỗi người sẽ bỏ một số tiền vào trong quỹ chung để thanh toán các chi phí. Theo cuộc khảo sát về đám cưới của các cô dâu và Investopedia năm 2021, 48% cặp vợ chồng chủ động lên kế hoạch cho đám cưới của họ có tài khoản tài chính chung.

    Cuộc khảo sát về đám cưới năm 2021 của Brides and Investopedia cho thấy gần 9 trong số 10 người được hỏi cho biết họ đã hoãn ít nhất một kế hoạch tài chính lớn để chi trả cho đám cưới của mình, chẳng hạn như tiết kiệm mua nhà, lập gia đình và tiết kiệm cho nghỉ hưu.

    Điểm quyết định trong chi phí đám cưới

    Quyết định xem ai sẽ trả những gì cho chi phí đám cưới để không gây ra nguyên nhân gây căng thẳng. Hai vợ chồng nên làm việc với nhau để thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân và ngân sách của bạn  cho đám cưới và tích lũy theo mục tiêu đám cưới. Cùng thảo luận về chi phí đám cưới với gia đình có thể giúp bạn tìm ra một sự sắp xếp phù hợp với tất cả mọi người. Và cuối cùng, những gì bạn quyết định nên phản ánh các giá trị cá nhân và tài chính của bạn.

    Đó là đám cưới của bạn. Hãy làm nó trở thành thứ bạn yêu thích và đủ khả năng chi trả.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán