Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Những bước cơ bản của kế hoạch tài chính cá nhân

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Kế hoạch tài chính cá nhân là việc hoạch định mục tiêu tài chính cá nhân dài hạn như mua nhà, nghỉ hưu, hay tiền học đại học cho con và lên chiến lược để đạt được những mục tiêu tài chính đó. 

    - Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp mỗi người có cái nhìn tổng thể về tình hình thu chi của riêng từng cá nhân, mức độ chịu rủi ro, và kì vọng tương lai của họ.

    Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

    Kế hoạch tài chính cá nhân là thông tin về tình hình thu chi hiện có của một cá nhân và mục tiêu tài chính dài hạn, cũng như chiến lược đã đặt ra để đạt được những mục tiêu đó. Một kế hoạch tài chính sẽ được bắt đầu bằng sự đánh giá kỹ lưỡng về tình trạng tài chính của cá nhân đó và kì vọng tương lai của họ. Điều này có thể được thực hiện bởi chính bạn hoặc thông qua sự giúp đỡ của cố vấn tài chính cá nhân chuyên nghiệp.

    Mục tiêu của kế hoạch tài chính

    Việc lập kế hoạch tài chính là để giúp bạn sử dụng tiền của mình một cách hiệu quả nhất và đạt được những mục tiêu tài chính dài hạn, bao gồm việc tích lũy để làm đám cưới, mua nhà, hay tiền để cho con học đại học hay đi du học, hay tận hưởng sau khi về hưu và thậm chí để dành cho con cái.

    Lập kế hoạch tài chính như thế nào? Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?

    Kể cả khi bạn tự lên kế hoạch hay nhờ cố vấn tài chính cá nhân, thì việc đầu tiên là phải tập hợp lại những hoá đơn chi tiêu, số dư tài khoản tiết kiệm, các khoản thu nhập hàng tháng để có thể tính toán được thu nhập, tài sản của bạn hàng tháng.

    Giá trị tài sản ròng

    Tài sản ròng nôm na là giá trị tất cả tài sản thuộc sở hữu của bạn trừ cho tất cả khoản nợ phải trả hiện tại. Đây là chỉ số quan trọng để có được cái nhìn tổng thể về tình trạng tài chính cá nhân của bạn.

    Tài sản được cho là những thứ bạn sở hữu gồm tiền mặt và toàn bộ tài sản mà bạn có thể quy ra thành tiền mặt như là xe, bất động sản, chứng khoán, tài khoản tiết kiệm…

    Nợ phải trả là tất cả các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, cho các mục đích như là mua nhà, xe, thẻ tín dụng tiêu dùng mà bạn đang có.

    Qua đó, giá trị tài sản ròng của bạn sẽ là con số còn lại sau khi tất toán tất cả dự nợ phải trả hiện có. Nếu giá trị có con số dương thì tài sản của bạn đang lớn hơn nợ, điều này thể hiện bạn đang có tình hình tài chính đủ tốt để chi trả tất cả nợ đang có.

    Xác định dòng tiền thu chi hàng tháng

    Bạn không thể có một kế hoạch tài chính nếu bạn không nắm rõ tiền bạn kiếm hàng tháng đang được chi tiêu cho các khoản nào và vào khi nào. Ghi lại các khoản thu nhập vào và các khoản chi phí ra, sẽ giúp bạn xác định mỗi tháng bạn cần chi ra bao nhiêu cho những thứ thiết yếu, bao nhiêu còn lại có thể để tiết kiệm và đầu tư, và nên cắt bớt ít nhiều ở khoản nào không cần thiết.

    Một cách để thực hiện việc này là hàng tháng bạn cần xem lướt qua các thống kê giao dịch của thẻ ngân hàng hoặc tín dụng để xem lại những giao dịch chi tiêu hàng tháng của mình, và phân loại chúng ra thành từng hạng mục như ăn uống, tiền nhà, sức khoẻ, du lịch,…Nếu như bạn chưa có tài khoản ngân hàng và đang chi tiêu bằng tiền mặt thì có thể ghi lại những chi tiêu đó trong điện thoại mỗi khi chi trả các chi phí lớn đáng kể.

    Nếu việc chi tiêu của bạn hàng tháng có sự chênh lệch lớn, hoặc là bạn có những khoản chi phí lớn trong các dịp lễ tết hay cho môt sự kiện nhất định như đi du lịch hàng năm, thì bạn có thể ghi nhận lại tất cả giao dịch của cả năm, sau đó chia đều cho 12 tháng để lấy được con số trung bình cho mỗi tháng. Như vậy, bạn sẽ so sánh được các khoản chi tiêu của mình một cách đều hơn và không thấy biến động quá nhiều giữa các tháng trong năm khi có những tình huống hoặc dịp chi tiêu đặc biệt.

    Ghi nhận chi phí là phần trọng yếu trong việc theo dõi dòng tiền, thu vào, chi ra của bạn. Do vậy, việc phân loại các chi phí ra từng mục cũng không kém phần quan trọng. Khi bạn nhìn vào cac giao dịch thu chi của mình và thấy các khoản chi phí lớn hơn hẳn những khoản thiết yếu khác thì có thể bạn đang có những sở thích hay nhu cầu cá nhân hơi tốn kém. Việc ghi nhận và theo dõi các khoản thu chi phí theo tháng hoặc theo năm và chia đều cho 12 tháng cho bạn cái nhìn chính xác hơn xem tình hình hình tài chính của mình có đang tốt, tiền vào nhiều hơn tiền ra, hay đang xấu, do chi tiêu vượt quá thu nhập.

    Cân nhắc ưu tiên của các mục tiêu tài chính

    Cốt lõi của việc lập kế hoạch tài chính là xác định những mục tiêu chính xác và rõ ràng. Các bạn trẻ có thể có mục tiêu ngắn hạn như đi du lịch hay mua xe. Khi có gia đình, kế hoạch tài chính có thể bao gồm mua một căn nhà, tiền học đại học cho con cái, việc mở công ty hay kinh doanh riêng, để dành để nghỉ hưu, hoặc để lại di sản.

    Không ai có thể nói được là bạn nên ưu tiên mục tiêu nào trước mục tiêu nào sau, và hoàn toàn có thể có nhiều mục tiêu cùng lúc. Do vậy, bạn cần xây dựng một kế hoạch tiết kiệm chi tiết và đầu tư cụ thể để bạn có thể đạt được từng mục tiêu bạn đã đề ra hoặc có thể thông qua các chuyên gia quản lý tài chính chuyên nghiệp.

    Những yếu tố quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính là gì?

    Như đã nói, kế hoạch tài chính cá nhân của mỗi người sẽ không giống nhau và không có một bản mẫu cụ thể, nhưng những kế hoạch tài chính tốt thường chú trọng vào những mục tiêu gần như giống nhau. Sau khi tính giá trị tài sản ròng và thói quen chi tiêu, bạn sẽ phải tìm hiểu thêm về mục tiêu tài chính của mình và xem xét các phương thức khác nhau để biến chúng thành hiện thực. Thường thì việc này sẽ liên quan tới việc lập ngân sách, xác định những phương pháp quản lý tài chính cá nhân hợp lý và tạo ra phương thức để tiết kiệm tiền một cách chi tiết vào hàng tháng và lên một kế hoạch bài bản cho việc nghỉ hưu, quản lý rủi ro, đầu tư dài hạn, và giữ chi phí thuế ở mức tối thiểu.

    Những điều khác cần lưu ý

    Việc lập kế hoạch tài chính thường không có một biểu mẫu nhất định nào. Tuy nhiên một kế hoạch tốt cần xác định mục tiêu tài chính lâu dài và ổn định hơn trong tương lai.Một số yếu tố khác cần phải được lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân như:

    - Kế hoạch nghỉ hưu: những ưu tiên của bạn dù quan trọng tới đâu, thì một bản kế hoạch cũng phải bao gồm một chiến lược tích luỹ lâu dài, để khi về hưu bạn có một nguồn thu nhập ổn định hàng tháng.

    - Kế hoạch quản lý rủi ro toàn diện: quản lý rủi ro bao gồm việc mua các loại bảo hiểm như là bảo hiểm nhân thọ và tàn tật, bảo hiểm trách nhiệm cá nhân, bảo hiểm tài sản và thương vong, và bảo hiểm thảm hoạ, đồng thời, việc này có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn để giảm thiểu rủi ro biến động của danh mục đầu tư theo các chu kỳ kinh tế.

    - Chiến lược đầu tư dài hạn: sẽ được tuỳ biến theo mục tiêu đầu tư cụ thể và mức độ chịu rủi ro của bạn, có thể gửi tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu, hay bất động sản.

    - Kế hoạch cho tài sản/gia sản: sắp xếp và chuẩn bị các quyền lợi và phòng hộ cho những người thừa kế của bạn.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan