Điểm nhấn chính:
- Sở hữu cho mình một căn nhà đầu tiên là giấc mơ của biết bao nhiêu người. Nhưng để thực hiện được ước mơ của mình thì việc lập mục tiêu tài chính cá nhân và ngân sách là điều cần thiết.Quy tắc 28% là một trong những cách dễ nhất để tính toán và lên kế hoạch cho ngân sách mua nhà của bạn.
- Những mua nhà cần chuẩn bị số tiền cho đợt thanh toán lần đầu ít nhất bằng 20% giá trị của căn nhà bằng tiền mặt.
- Khi xem xét mua ngôi nhà đầu tiên, bạn cần xem xét tình trạng của căn nhà, và lên ngân sách các chi phí như chi phí quản lý, chi phí sửa chữa định kỳ, chi phí cải tạo nâng cấp. Nếu chi phí này cao có thể sẽ rất ảnh hưởng đến ngân sách hàng tháng của bạn.
Khi nói đến việc mua nhà, mọi người đều biết quy tắc quan trọng: Đừng mua căn nhà có giá trị lớn hơn khả năng chi trả của bạn. Lập lập mục tiêu tài chính cá nhân và ngân sách, đầu tư và tích lũy để sau một thời gian có thể sở hữu một ngôi nhà là điều cần thiết để thực hiện hoá ước mơ của mình. Thế nhưng những gì cấu thành "giá cả phải chăng" sẽ khác nhau đối với mỗi người mua khác nhau.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mua một ngôi nhà có thể sẽ là một trong những giao dịch mua bán quan trọng nhất mà bạn thực hiện trong cuộc đời. Tuy nhiên, những người mua nhà lần đầu thường có xu hướng mua nhà có giá trị mà ngân hàng sẵn sàng cho họ vay, không tính đến các chi phí khác. Điều này có thể khiến họ gặp khó khăn về tài chính khi họ không đủ khả năng thanh toán hàng tháng do những chi phí phát sinh ngoài dự kiến.
Quy tắc 28% giúp bạn lập mục tiêu tài chính cá nhân và ngân sách để sở hữu cho mình ngôi nhà đầu tiên
Quy tắc 28% là một quy tắc phổ biến về số tiền bạn có thể đủ khả năng chi trả cho khoản thanh toán vay mua nhà hàng tháng. Khuyến nghị này là bạn không nên chi tiêu quá 28% tổng lương hàng tháng của mình để trả nợ ngân hàng. Đừng quên rằng nếu bạn có các khoản nợ khác, bạn phải xem xét chúng ngoài khoản thanh toán vay mua nhà hàng tháng để xác định số tiền bạn thực sự có thể chi trả.
Ngân hàng thường xem xét tỷ lệ nợ trên thu nhập của người đi vay để xác định xem họ có nên cấp khoản vay hay không. Giả sử khoản thanh toán thế chấp hàng tháng của bạn là 7 triệu đồng/tháng và các chi phí khác của bạn là 5 triệu đồng, vì vậy, tổng thể, nghĩa vụ tài chính hàng tháng của bạn là 12 triệu đồng. Bây giờ, giả sử bạn có tổng thu nhập hàng tháng là 25 triệu đồng, tỷ lệ nợ trên thu nhập của bạn là 48%, quá cao.
Quy tắc này không phải lúc nào cũng đúng với mọi người. Ví dụ bạn vừa lập gia đình và có hai thu nhập của cả vợ và chồng, và chưa có con, thì trong thời gian chưa có con này, bạn có thể chi trả thậm chí 40-50% thu nhập cho căn nhà của mình vả đẩy nhanh tốc độ trả tiền vay mua nhà. Lí do là sau khi có con, có thề 1/4 thu nhập của gia đình bạn sẽ phải chi cho con cái, bao gồm tiên học, ăn uống đi lại, nên trong thời gian bạn tích lũy được, hay tích lũy nhiều nhất có thể. Trả nợ gốc nhiều hơn trong những năm đầu giúp cho giá trị khoản vay nhỏ lại, và bạn lãi vay của các kỳ sau sẽ giảm xuống đáng kể.
Chi phí sở hữu nhà ngoài các khoản thanh toán lãi vay
Được ngân hàng chấp thuận trước cho khoản vay mua nhà là bước đầu tiên và là thiết yếu trong quy trình mua nhà, nhưng đó chỉ là một bước khởi đầu. Khoản thanh toán hàng tháng cho khoản vay mua nhà không phải là chi phí định kỳ duy nhất vì việc sở hữu nhà đi kèm với nhiều chi phí khác mà người mua cần phải lường trước. Chúng bao gồm bảo hiểm nhà, phí quản lý, chi phí sửa chữa và chi phí bảo trì.
Những chi phí này có thể tăng đáng kể chi tiêu hàng tháng của bạn, làm cho một ngôi nhà có vẻ phải chăng trên giấy trở nên đắt đỏ trong thực tế. Vì vậy, bạn nên bao gồm tất cả các chi phí này và các chi phí thông thường khác khi xác định số tiền bạn có thể mua nhà. Khoản thanh toán vay nhà 7 triệu đồng mỗi tháng có thể dễ chịu, nhưng thêm 7 triệu đồng chi phí hàng tháng thì đột nhiên nghĩa vụ tài chính của bạn tăng gấp đôi.
Việc giảm khoản phí thanh toán sẽ quyết định việc mua nhà của bạn
Nói chung, ngân hàng thường muốn người mua nhà trả ít nhất 20% giá mua của căn nhà bằng tiền mặt. Do đo, trước khi mua nhà, bạn cần đầu tư và tích lũy để có thể có 20% khoản thanh toán đầu tiên này. Trong trường hợp bạn không tích lũy đủ 20% giá trị thanh toán ban đầu, ngân hàng vẫn có thể vay mua nhà nhưng thường cần phải chứng minh thêm thu nhập, lãi suất có thể cao hơn và có thẻ phài phải gánh thêm chi phí bảo hiểm khoản vay và sẽ làm tăng số tiền vay của bạn. Trả trước càng nhiều, bạn sẽ trả càng ít tiền lãi trong suốt thời hạn của khoản vay và khoản thanh toán hàng tháng của bạn sẽ càng nhỏ.
Số tiền bạn đầu tư tích lũy được để trả trước cũng sẽ ảnh hưởng đến căn nhà bạn mua.
Nếu bạn có đủ tiền để đặt 20% cho một ngôi nhà nhưng chỉ đủ trả 10% cho một ngôi nhà khác, thì ngôi nhà trả 20% chắc chắn sẽ bớt áp lực cho bạn. Đương nhiên việc chọn mua căn nhà nào còn có nhiều yếu tố khác, có thể không phải là căn nhà bạn có thể trả 20% vì nó chưa hẳn phù hợp với lối sống của bạn, nhưng cũng không nên là căn nhà chỉ trả được vì bạn không muốn mắc kẹt trong một cuốc sống đầy áp lực.
Điểm mấu chốt trong lập ngân sách
Sở hữu một căn nhà vẫn là giấc mơ của rất nhiều người, nhưng nó có thể nhanh chóng trở thành cơn ác mộng nếu bạn tính toán sai khi mua và không lập mục tiêu tài chính cá nhân và ngân sách một cách thông minh. Đặc biệt, những người mua lần đầu có rất nhiều mong muốn, thường vượt chi trả vượt quá khả năng của họ. Họ phải đảm bảo rằng căn nhà họ mua có giá phải chăng bằng cách xem xét nhiều thứ hơn là chỉ khoản thanh toán thế chấp hàng tháng.
Nếu không có kế hoạch thiết lập và tính toán trước ngân sách, họ có thể thấy mình giàu có nhưng lại nghèo tiền mặt, dẫn đến đủ loại bất lợi về tài chính. Hãy dành thời gian để thực hiện ước mơ của bạn trước khi bạn ký hợp đồng với nó.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.