Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Lập kế hoạch chi tiêu

Nội dung

    Việc lập Lập kế hoạch chi tiêu rất hữu ích cho việc quản lý chi tiêu hàng tháng, chuẩn bị cho các tình huống ngoài dự kiến và để mua một món đồ giá trị lớn hoặc để tránh chi tiêu quá mức dẫn đến mắc nợ. Kiểm soát số tiền bạn kiếm, học cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và chi tiêu không hề khó khăn hay yêu cầu bạn phải thật giỏi.

    Việc Lập kế hoạch chi tiêu là một cách tuyệt vời để bạn quản lý tài chính nhưng nhiều người vẫn chưa thấy được tầm quan trọng đó. Đa số mọi người còn băn khoăn về việc Lập kế hoạch chi tiêu vì họ nghĩ việc cân bằng tài chính cần nhiều kĩ năng chuyên môn để thực hiện.

    Nếu bạn còn băn khoăn, thì dưới đây sẽ là những giải đáp cho những băn khoăn đó của bạn.

    1. Tôi không cần Lập kế hoạch chi tiêu

    Việc kiểm soát thu nhập và chi tiêu mỗi tháng sẽ giúp bạn chắc chắn rằng số tiền mà bạn chăm chỉ kiếm được sẽ được dùng cho những mục đích thiết thực nhất. Bạn cũng sẽ quản lý được tiền mình có thể để dành hàng tháng. Cao hơn một bước nữa, bạn có thể xem mình muốn để dành bao nhiêu và xem có những chi phí nào có thể cắt giảm.

    Với những người có thu nhập thấp, việc phân loại các khoản chi tiêu sẽ giúp kiểm soát được thu nhập của mình chặt hơn để tránh thâm hụt chi tiêu dẫn đến vay nợ bằng tín dụng.

    2. Tôi không giỏi toán

    Bạn không cần phải thật sự giỏi trong việc tính toán bởi vì sẽ có các phần mềm lập kế hoạch chi tiêu. Hầu hết các phần mềm này đều miễn phí và an toàn. Nếu bạn biết cách dùng bảng tính Excel hoặc tương tự thì bạn cũng có thể tự làm một cuốn sổ chi tiêu cho mình. Với bảng tính Excel cơ bản, ta chỉ cần tạo một cột cho thu nhập và một cột cho chi tiêu và kiểm soát phần chêch lệch này.

    3. Công việc của tôi đủ ổn định

    Thật ra không có công việc nào thật sự ổn định, nếu bạn làm việc cho tập đoàn lớn thì việc cắt giảm nhân sự hoặc bị đào thải là việc có thể xảy ra. Nếu bạn làm việc cho công ty nhỏ, việc quản lý của ban quản trị có thể bị lung lay vẫn dẫn đến những kết quả không mong muốn cũng làm cho bạn thất nghiệp.

    4. Tôi đã có bảo hiểm thất nghiệp

    Bảo hiểm thất nghiệp là một khoản không thể chắc chắn. Trong trường hợp xấu nhất nếu bạn buộc phải tự nguyện nghỉ việc, bạn không có bằng chứng để chứng minh để nhận được khoản bảo hiểm thất nghiệp đó. Ngoài ra, khoản tiền trợ cấp này cũng rất nhỏ để bạn có thể sống an nhàn.

    5. Tôi không muốn vắt kiệt thành quả của mình làm ra

    Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không đồng nghĩa với việc tiêu tiền ít nhất có thể hay khiến bản thân cảm thấy tội lỗi với mỗi lần mua sắm. Mục đích của lập kế hoạch chi tiêu là để chắc chắn rằng bạn có thể tiết kiệm một phần mỗi tháng, thường là 10% mỗi tháng. Nếu không thể tiết kiệm thì ít nhất việc lập kế hoạch chi tiêu cũng giúp bạn không tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được.

    6. Tôi chẳng cần mua thứ gì nhiều tiền

    Nếu bạn không cần một khoản tiết kiệm lớn để mua một tài sản hay đầu tư lớn thì sẽ rất khó kiếm động lực cho bạn cố gắng kiếm nhiều tiền hơn mỗi tháng. Tuy nhiên, tình hình tài chính và thái độ của bạn sẽ thay đổi trong tương lai nhất là khi bạn có gia đình hay về già và không còn sức lao động.

    Có thể bạn không cần tiết kiệm để mua nhà vì bạn đang sống ở thành phố lớn với giá nhà siêu đắt đỏ và ở nhà thuê là giải pháp duy nhất để bạn có thể chi trả cho sinh hoạt hàng ngày. Nhưng trong năm tới, có thể bạn sẽ có một ý tưởng khởi nghiệp hay đầu tư vào một dự án tiềm năng nào đó. Ngay lúc đó, bạn sẽ cảm thấy hối hận vì mình đã không tiết kiệm từ sớm.

    7. Tôi không có nợ để lo lắng

    Đó là điều tốt cho bạn khi bạn không mắc nợ nhưng không có nợ với việc không có khoản tiết kiệm nào cho trường hợp khẩn cấp thì sẽ rất là khó khăn khi bạn cần đến. Nếu chẳng may việc ngoài ý muốn xảy ra thì việc không có khoản tiết kiệm nào sẽ làm cho bạn sa vào nợ nần nhiều hơn.

    8. Tôi không có tính kỷ luật. Làm sao học cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm?

    Nếu bạn vẫn chưa muốn lập một kế hoạch chi tiêu cho mình, thì đây sẽ là một cách để bạn tránh được việc tiêu xài quá tay. Hãy tạo một tài khoản tiết kiệm mà bạn không dùng chính (ví dụ: tài khoản ở ngân hàng khác) và cài đặt chuyển tiền tự động 1 phần tiền khi bạn nhận được lương.

    Nếu bạn muốn tiết kiệm cho tương lai nghỉ hưu của mình, bạn có thể chia ra ngay thành 2 khoản tiền: tiền cho bản thân và phần còn lại cho khoản tiết kiệm.

    Việc Lập kế hoạch chi tiêu là tiền đề để bạn kiếm thêm nguồn thu nhập mới

    Tại sao việc kiếm thêm thu nhập không phải là bước đầu tiên nhỉ? Đơn giản vì nếu bạn chưa biết quản lý chi tiêu mà cố gắng tìm thêm nguồn thu nhập mới thì tiền kiếm được sẽ rất dễ tiêu xài hết khi bạn không quản lý chặt chẽ những khoản chi tiêu của mình. Trên thực tế, tiền dễ kiếm rất dễ tiêu, và không phải bạn kiếm nhiều tiền là bạn sẽ có nhiều tiền. Quan trọng hơn kiếm tiền, là biết giữ tiền.

    Khi bạn lập kế hoạch chi tiêu đúng cách và có nhiều tiền đi vào hơn tiền ra, bạn có thể bắt đầu cho việc đầu tư để kiếm thêm thu nhập, và khi có nhiều tiền, bạn hoàn toàn có thể cân bằng chi tiêu.

    Bạn nên chắc chắn rằng mình không bị mắc nợ trước khi bắt đầu đầu tư. Nếu bạn còn trẻ thì việc đầu tư vào các sản phẩm đầu tư với rủi ro cao và lợi nhuận cao như cổ phiếu sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi thế hơn các khoản nợ lãi suất thấp.

    Theo sát kế hoạch chi tiêu của bạn

    Bây giờ khi đã hiểu rõ về lợi ích của việc lập kế hoạch chi tiêu. Bạn hãy luyện tập việc lập kế hoạch chi tiêu bằng cách tạo ra một bảng ghi lại các khoản chi tiêu lớn của bạn trong vòng 15 năm tới. Vấn đề đau đầu ở đây là theo sát kế hoạch chi tiêu này không hề dễ dàng vì những cám dỗ mua sắm luôn chực chờ theo bạn.

    Tin vui là bạn có thể thực hiện theo những tips dưới đây để theo sát kế hoạch chi tiêu mình đã lập ra nhé:

    Luôn ghi nhớ mục tiêu lớn nhất

    Lập kế hoạch chi tiêu này không chỉ đơn thuần để bạn tránh xa khỏi những khoản nợ lớn mà còn giúp bạn xây dựng một tương lai của tự do tài chính. Vì vậy hãy luôn nghĩ về tương lai sắp tới khi bạn đã có những kế hoạch chi tiêu được chuẩn bị từ trước.

    Làm mọi cách để bản thân không “gian lận” vào số tiền tiết kiệm của chính mình

    Hãy làm khoản tiết kiệm của mình khó để rút và trước khi mua một món đồ, cần tự hỏi chính mình: “Món đồ này có thật sự cần thiết hay không?” Hãy xóa những thông tin thẻ tín dụng đã lưu trên các trang thương mại điện tử để việc mua sắm của bạn trở nên tốn thời gian, qua đó, bạn có thể suy nghĩ nhiều hơn về sự cần thiết của món đồ đó nhé.

    Tìm kiếm sự hỗ trợ

    Nếu bạn là người duy nhất trong nhóm bạn hay đồng nghiệp đang thực hiện việc tiết kiệm, thì hãy tìm kiếm và rủ thêm những người bạn đồng hành có chung chí hướng này. Đây có thể là một nhóm online hay vài người bạn cùng đi du lịch với một khoản ngân sách giới hạn để bạn biết được bạn không phải là người duy nhất giới hạn tài chính bản thân cho tương lai.

    Dùng thẻ ghi nợ thay vì thẻ tín dụng

    Dùng thẻ ghi nợ với số tiền nhất định mỗi tháng sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu chặt chẽ hơn. Việc dùng thẻ ghi nợ sẽ giúp bạn kỉ luật bản thân để không tiêu xài lố tay và mắc nợ như dùng thẻ tín dụng.

    Tự thưởng cho bản thân

    Tự thưởng cho bản thân một món quà nho nhỏ khi hoàn thành một mục tiêu tiết kiệm ngắn hay dài hạn cũng sẽ giúp bạn có thêm động lực. Món quà này có thể là một buổi đi ăn với bạn bè hay một buổi xem phim. Với việc Lập kế hoạch chi tiêu để mua một món đồ, hãy luôn nghĩ tới nó để tạo động lực tiết kiệm nhé.

    Lên lịch cho việc đánh giá Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân mỗi kì

    Sẽ rất khó để dự tính được bạn cần bao nhiêu tiền cho mỗi nhu cầu trong cuộc sống. Nhiều trường hợp thay đổi có thể xảy ra và bạn phải thay đổi cách chi tiêu cho những thứ thiết thực ngay thời điểm đó. Vì vậy chúng ta cần phải kiểm tra và đánh giá lại các khoản kế hoạch chi tiêu này để luôn đi đúng hướng với mục tiêu tiết kiệm.

    Tự học

    Bạn có thể tìm kiếm các nguồn tư liệu cũng như xem những chia sẻ của các chuyên gia về quản lý tài chính. Kiến thức sẽ giúp bạn kiểm soát đồng tiền khôn ngoan hơn cho việc tiết kiệm lẫn đầu tư.

    Làm thế nào để lập Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân khi bạn đang rơi vào khó khăn tài chính

    Ưu tiên trả các chi phí sinh hoạt

    Nhìn qua các khoản tiền cần chi trả và bạn phải trả những khoản chi phí sinh hoạt. Bạn cần có những cách thật nghiêm khắc với bản thân để quản lý cho những khoản chi tiêu mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân. Việc cắt giảm chi phí sinh hoạt này không có nghĩa là bạn phải nhịn ăn mà chỉ cần cắt giảm bớt lại như chuẩn bị thức ăn trước ở nhà thay vì ăn ngoài.

    Đừng ưu tiên việc tiết kiệm vào thời điểm này

    Khi bạn rơi vào bẫy nợ nần chồng chất thì việc trích 10% thu nhập cho tiết kiệm sẽ không còn cần thiết nữa. Việc trả nợ đúng thời hạn sẽ giúp bạn tránh thêm những khoản lãi trễ hạn. Việc tiết kiệm sẽ được bắt đầu lại khi tài chính của bạn được cân bằng.

    Kiểm soát mọi chi tiêu

    Thay đổi thói quen chi tiêu bằng việc chỉ chi tiêu cho các khoản thật sự cần thiết cho mình. Tránh mua sắm không kiểm soát để có thể tối ưu chi phí những lúc như thế này. Những khoản phí mà không thể loại bỏ nhưng cũng có thể điều chỉnh lại như là bảo hiểm xe ô tô có thể chọn gói rẻ hơn. Luôn luôn kiểm soát chi tiêu thường xuyên trong thời điểm này để tối ưu kế hoạch chi tiêu.

    Tìm nguồn thu nhập mới

    Bạn có thể tìm thêm nguồn thu nhập bằng cách làm tăng ca, kiếm thêm 1 công việc nữa hay là tìm kiếm một công việc freelance.

    Tóm tắt

    - Lập kế hoạch chi tiêu là việc ước tính doanh thu và chi tiêu cho một tương lai, và việc Lập kế hoạch chi tiêu cần thiết cho chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân

    - Một kế hoạch chi tiêu được hiểu đơn giản là một kế hoạch tài chính cho một khoảng thời gian thường là một năm để có thể tăng thêm cơ hội thành công cho các dự định tài chính

    - Lập kế hoạch chi tiêu của tập đoàn sẽ cần thiết cho việc vận hành đạt hiệu quả

    - Lập kế hoạch chi tiêu  và biết cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm còn giúp đặt mục tiêu và lên kế hoạch dự phòng

    Việc Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân sẽ cực kỳ hữu ích để quản lý tài chính của cá nhân hoặc gia đình trong ngắn hạn hoặc dài hạn.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán