Điểm nhấn chính:
- Nếu bạn sinh ra đã có "gen" thích chi tiêu, thì có thể việc quản lý tài chính sẽ khó khăn hơn nhưng không phải là không thể.
- H iểu rõ "gen" thích chi tiêu của mình, lấy chồng, lấy vợ có thói quen tiêu xài khác bạn để cùng lập mục tiêu tài chính cá nhân, và "hạn chế" các cơ hôi chi tiêu có thề giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn.
Một số người có tính tiết kiệm bẩm sinh. Tuy nhiên số này không nhiều, phần lớn số đông đều thích chi tiêu hơn. Nếu bạn sinh ra đã có gen thích tiêu xài trong người thì việc tiết kiệm tiền sẽ khó khăn hơn rất nhiều, nhưng không phải là không thể.
Nghe có vẻ khó tin, nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy tiết kiệm hay thích tiêu xài có thể là do gen, tức là bạn sinh ra đã như vậy. Trên thực tế, một báo cáo về người tiêu dùng gần đây cho thấy chi tiêu trên toàn nước Mỹ đã tăng lên trong vài thập kỷ qua. Ở Việt Nam, mức chi tiêu trên đầu người cũng tăng đáng kể.
Dành cho các bạn sinh ra để tiêu xài, muốn thay đổi thói quen tài chính của mình chẳng hạn như cắt giảm các khoản mua sắm bốc đồng và tiết kiệm một chút, bạn có thể làm gì?
Một khởi đầu tốt là lấy chồng, lấy vợ có thói quen tiêu xài khác bạn. Thường các cặp vợ chồng, một người tiết kiệm và một người tiêu xài, đó là một điều tốt. Nếu cả hai đều là người thích tiêu xài kết hợp với nhau thì đó là công thức dẫn đến rắc rối tài chính. Còn nếu cả hai đều tiết kiệm thì cuộc sống sẽ rất dễ nhàm chán. Người tiết kiệm trong gia đình sẽ chịu trách nhiệm lập mục tiêu tài chính cá nhân cho cả hai người, và giúp người thích mua sắm kiểm soát chi tiêu tốt hơn.
Trong nhà bố mẹ tôi chẳng hạn, mẹ tôi là người tiết kiệm, còn bố tôi thì rất thoáng trong việc chi tiêu, và thường mua hàng rất ít khi để ý đến giá cả. Khi mẹ tôi nhận tiền lương, thường sẽ rất ít tiêu xài cho bản thân mình mà thường dùng để thanh toán các chi phí trong nhà. Bây giờ mặc dù lớn tuổi, đôi lúc dẫn mẹ đi mua sắm, thường mẹ tôi cũng rất ít mua đồ, thường nói không cần, ít đi đâu nên không mặc. Còn em gái tôi thì chắc có gen của bố, rất thích tiêu xài. Dưới đây là đặc tính của người tiết kiệm quá mức và người tiêu xài quá mức. Trong cả hai trường hợp, nếu quá mức sẽ đều không tốt cho cuộc sống của bạn.
Vậy bạn là người tiêu xài hay tiết kiệm?
Một việc quan trọng để đạt được mục tiêu là bạn phải nhận thức mình là người thích chi tiêu hay tiết kiệm. Chúng ta luôn nghĩ rằng mình có khả năng đưa ra các quyết định tài chính hợp lý, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu bạn là người thích tiêu xài, bạn sẽ cần tạo ra các quy tắc trong cuộc sống của mình để kiểm soát khi bản thân bốc đồng và tiêu tiền quá mức của mình. Và nếu là người tiết kiệm bạn luôn biết cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm, nhưng bạn cũng cần học cách chi tiêu và tận hưởng cuộc sống.
Để biết mình là Người tiêu xài hay Người tiết kiệm, bạn có thể trả lời nhanh 3 câu hỏi sau nhé:
1. Khi bạn nhận được tiền lương hoặc một khoản tiền khác, bạn có:
a. Ngay lập tức nghĩ về những thứ bạn có thể mua với số tiền đó?
b. Cất ngay một số tiền vào tiết kiệm, hoặc đơn giản là bỏ qua thực tế là bạn có nhiều tiền hơn trước.
2. Khi bạn chuẩn bị mua một thứ gì đó có giá trị, bạn có:
a. Cảm thấy rất kích động
b. Cảm thấy lo lắng và thường cố gắng hoãn việc mua sắm lại
3. Bạn có thường mua những thứ mình không cần:
a. Bạn có xu hướng mua những thứ mà bạn không thực sự cần?
b. Không, tôi không mua thứ gì đó trừ khi nó thực sự cần thiết.
Rõ ràng, nếu câu trả lời cho ít nhất hai câu hỏi của bạn là (a), thì bạn là một Người thích tiêu xài. Nếu bạn trả lời hai hoặc nhiều hơn “2” là (b) thì bạn là một Người tiết kiệm tự nhiên.
Nếu bạn là người thích tiêu xài thì việc tiết kiệm có thể vô cùng khó, nói vui là khó như giảm mỡ bụng. Những bước đầu tiên rất khó và chỉ cần mất ý chí thì bạn trở lại ngay vạch xuất phát và thậm chí ở phía sau nó.
Khi bạn đã tự biết mình là người thích tiêu xài, bạn có thể thực hiện các bước sau để kiểm soát mỗi khi cơn nghiền mua sắm của mình đến bằng cách thực hiện bốn điều ở đây:
1. Cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm đầu tiên là phải yêu tiền của bạn
Kết nối cảm xúc phân biệt Người tiết kiệm và Người thích tiêu xài. Đây không phải là về những con số, mà là về tâm lý học. Người tiết kiệm rất yêu tiền bạc, họ vui khi nhìn thấy tiền trong tài khoản ngay một tăng và rất xót khi phải tiêu tiền hay chia tay tiền. Còn Người thích tiêu tiền thì có liên hệ về mặt cảm xúc với những thứ mà tiền có thể mua được; họ thích thú với bộ quần áo mới mua hoặc mùi xe mới hơn là cảm thấy đau đớn khi quẹt thẻ thanh toán. Vì vậy việc đầu tiên những người thích tiêu tiền cần tập là phát triển tình cảm với tiền, cảm thấy tiền kiếm khó khăn, và khi nhìn số tiền trong tài khoản cảm thấy mồ hôi sức lực của mình trong đó để có thể yêu tiền hơn, hoặc là đếm tiền.
2. Những chi phí lớn cần nhiều thời gian, những chi phí nhỏ cần ít thời gian
Những tài sản lớn như nhà cửa, ô tô và những chi phí lớn như du lịch nước ngoài, bạn cần dành đủ thời gian để quyết định, nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết để không lãng phí. Ví dụ, nếu bạn đi mua ô tô cũng cần phải xem kỹ là xe có tiết kiệm xăng không, độ bền thế nào, có phù hợp với đường xá, khí hậu Việt Nam không, có nên đi kiểm tra giá nhiều đơn vị bán, có nên xem review trên mạng xem chiếc xe bạn định mua phù hợp cho gia đình hay là tự lái…
Những chi phí nhỏ nhưng định kỳ như thẻ tập gym, càfe, trà sữa khi được cộng lại thực chất sẽ là một con số rất lớn, nên bạn cũng cần phải xem có thực sự cần chúng không.
3. Chi tiêu thoải mái cho những gì bạn đánh giá cao nhất
Việc này được gọi là chi tiêu có chủ đích, là cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm. Đây là một ví dụ:
Bạn đam mê du lịch, mỗi khi đi khám phá một nơi nào đó, bạn thấy mình học thêm rất nhiều. Đây là đam mê của bạn. Mặc dù việc đi du lịch hàng năm tiêu tốn một phần thu nhập của bạn, nhưng những chuyến đi này làm bạn cảm thấy bản thân hoàn thiện hơn mỗi ngày và khi về, bạn làm việc càng hiệu quả hơn. Đây là những chi phí có chủ ý và có ý nghĩa trong cuộc sống của bạn.
Khi bạn chi tiêu cho đam mê của mình, bạn sẽ dễ dàng hy sinh những chi tiêu khác như lái chiếc xe cũ hơn, hoặc mua sắm quần áo ít hơn, bởi vì bạn đang sử dụng tiền theo cách lấp đầy tâm hồn và thêm ý nghĩa theo đúng nghĩa đen.
4. Bạn không chi tiêu những gì bạn không thấy
Nói đơn giản là nếu bạn không thấy tiền trước mắt, bạn sẽ không tiêu. Nêncách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm là ngay khi nhận lương hãy đặt một lệnh tự động chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư. Sau đó, đừng cho phép mình dễ dàng tiếp cận vào tài khoản tiết kiệm đó, và gói gém chi tiêu trong khoản tiền còn lại. Khi bạn tự động hóa tài chính của mình một cách chính xác, bạn không cần phải lập ngân sách liên tục, giúp bạn bớt lo lắng về tiền bạc và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.
Bạn có phải là một người thích tiêu xài bẩm sinh? Bạn đã rèn luyện bản thân như thế nào để vượt qua sự thôi thúc muốn xài tiền, như mua một cái váy hay một cái điện thoại mới? Hãy nghĩ lại và xem mình đã dùng cách nào nhé.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.