Điểm nhấn chính:
- Theo các nhà tâm lý học, việc đối diện với mất mát gây ra cảm giác tiêu cực, có thể đau đớn như nỗi đau thể xác.
- Tránh những sai lầm tài chính như không đầu tư quá nhiều vào các lĩnh vực rủi ro cao hoặc không chi tiêu quá mức cho các khoản không cần thiết, sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc tài chính tốt hơn.
Tại sao cảm xúc lại chen chân vào ví tiền của bạn?
Khi nghĩ về tài chính, chúng ta thường hình dung rằng mọi quyết định đều dựa trên lý trí, con số và phân tích rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Mọi cảm xúc như lo lắng, sợ hãi hay phấn khích có thể ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta quản lý tiền bạc và đầu tư.
Một ví dụ phổ biến là cảm giác hoang mang khi thị trường chứng khoán giảm mạnh, hoặc sự hứng khởi khi đầu tư sinh lời nhanh. Đây là các trạng thái tâm lý đầu tư cơ bản mà tất cả nhà đầu tư đều trải qua. Trong những tình huống đó, các quyết định tài chính, đầu tư của chúng ta dễ bị cảm xúc chi phối, thay vì dựa trên sự cân nhắc hợp lý, chúng ta có thể hành động giống như đang đánh cược hơn là đầu tư. Điều này là do cảm xúc tác động đến cơ chế hoạt động của não bộ, đặc biệt là vùng chịu trách nhiệm cho những quyết định ngắn hạn. Sự mất cân bằng giữa lý trí và cảm xúc có thể dẫn đến những sai lầm tài chính, làm ảnh hưởng đến cả tài sản lẫn các mục tiêu dài hạn.
Cảm xúc chi phối quyết định tài chính của bạn như thế nào?
Cảm xúc trong tài chính không chỉ xuất hiện một cách rõ ràng mà thường xuyên ẩn mình trong các quyết định mà bạn có thể không nhận ra. Một trong những bẫy cảm xúc phổ biến là "FOMO" (nỗi sợ bị bỏ lỡ cơ hội). Chẳng hạn, khi thấy người khác kiếm tiền từ cổ phiếu hay bất động sản, bạn dễ mắc sai lầm đầu tư gấp gáp mà không lập mục tiêu tài chính cá nhân và kế hoạch tài chính cá nhân cụ thể, chỉ để tránh cảm giác thua kém bạn bè, mong muốn được giống bạn bè. Ngược lại, khi thị trường lao dốc, nỗi sợ mất mát thường khiến bạn bán tháo tài sản, không cân nhắc đến kế hoạch tài chính cá nhân, và chiến lược đầu tư dài hạn của mình.
Theo các nhà tâm lý học, việc đối diện với mất mát gây ra cảm giác tiêu cực, có thể đau đớn như nỗi đau thể xác. Điều này có thể dẫn đến những quyết định quá vội vã và thiếu hợp lý. Trong tài chính hành vi, tâm lý này được thể hiện rõ khi con người thường không chịu được thua lỗ 7% hơn là nhận được lợi nhuận 7%. Điều này vô tình hạn chế sự tăng trưởng tài sản và làm giảm hiệu quả của chiến lược tài chính.
Cảm xúc sợ hãi cũng là lý do khiến chúng ta dễ dàng chi tiền mua bảo hiểm, dù biết các công ty bảo hiểm kiếm lời từ mức phí cao hơn số tiền phải bồi thường. Dù mua bảo hiểm trung bình là một canh bạc thua lỗ, nhưng chúng ta vẫn mua để dập tắt nỗi sợ mất tài sản.
Trái lại, lòng tham có thể khiến bạn đánh giá thấp khả năng gặp rủi ro và quá chú trọng đến lợi nhuận dẫn đến những sai lầm tài chính nghiêm trọng. Tham lam thường dẫn đến hành vi đánh cược, đầu tư những đồng tiền điện tử có rui ro cao, hoặc mua vé số với ảo tưởng trúng lớn. Cảm xúc này khiến chúng ta phớt lờ nhược điểm và rủi ro, chỉ tập trung vào kỳ vọng phi thực tế.
Làm thế nào để bạn làm chủ cảm xúc và tránh những sai lầm tài chính?
Quản lý cảm xúc trong tài chính để tránh những sai lầm tài chính là một hành trình dài, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm chủ nó.
Bước đầu tiên là nhận biết và hiểu được cảm xúc tiêu cực khi chúng xuất hiện. Khi bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi hay hưng phấn, hãy dừng lại một chút và tự hỏi vì sao mình có những cảm xúc đó. Việc này không chỉ giúp bạn tránh những sai lầm tài chính, đưa ra quyết định tài chính thông minh hơn mà còn giúp bạn tự tin hơn khi đối mặt với những biến động hoặc tình huống bất ngờ trên thị trường.
Tập trung vào mục tiêu dài hạn là yếu tố then chốt. Điều này giúp bạn không bị dao động bởi những thay đổi ngắn hạn của thị trường. Bạn cũng nên đặt ra các nguyên tắc rõ ràng, như không đầu tư quá nhiều vào các lĩnh vực rủi ro cao hoặc không chi tiêu quá mức cho các khoản không cần thiết, sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Cuối cùng, bạn hãy xem mỗi quyết định tài chính là một cơ hội để học hỏi và phát triển, biến hành trình quản lý cảm xúc thành một kỹ năng sống, không chỉ trong tài chính mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
Một điều quan trọng là khi bạn nhận ra rằng không phải thị trường hay hoàn cảnh chi phối bạn, mà chính cảm xúc của bạn mới là yếu tố quyết định thành công. Vì thế, bạn có thể thử thực hành mindfulness (chánh niệm) - một công cụ mạnh mẽ để quản lý cảm xúc, giúp bạn nhận biết rõ hơn khi cảm xúc tiêu cực xuất hiện và ngăn chặn chúng tác động lên quyết định tài chính.
Ngoài ra, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính chặt chẽ cũng giúp bạn kiểm soát bản thân trước những cám dỗ ngắn hạn. Ví dụ, quy tắc 80/20 là dùng 80% thu nhập cho chi tiêu cá nhân như tiền thuê nhà, hóa đơn, chi phí ăn uống, du lịch, giải trí, mua sắm,… và tối thiểu 20% còn lại dành cho tiết kiệm và đầu tư.
Học từ những sai lầm tài chính đã qua: Đừng để cảm xúc kéo bạn xuống lần nữa
Mỗi sai lầm tài chính đều là một bài học quý giá, và quan trọng nhất là bạn không để những cảm xúc tiêu cực từ sai lầm đó ảnh hưởng đến các quyết định tiếp theo. Một ví dụ tiêu biểu là việc các nhà đầu tư nổi tiếng cũng từng phạm những sai lầm tài chính lớn, nhưng họ đã học cách biến chúng thành động lực để tiến bộ. Điều này giúp họ phát triển tư duy tài chính mạnh mẽ hơn và không để cảm xúc tiêu cực chi phối. Warren Buffet từng nói: "Không bao giờ đầu tư dựa trên cảm xúc". Điều này cho thấy sự cần thiết của việc học hỏi từ thất bại để đưa ra các quyết định sáng suốt trong tương lai. Đôi khi, cảm xúc thất vọng sau một quyết định sai lầm khiến chúng ta trở nên sợ hãi hoặc do dự trong việc tiếp tục đầu tư hay chi tiêu hợp lý. Nhưng thay vì bỏ cuộc, hãy nhìn vào những gì bạn đã học được và sử dụng nó để thay đổi chiến lược tài chính của mình. Việc ghi nhận và phân tích những sai lầm tài chínhcũng giúp bạn trở nên tự tin hơn, từ đó cải thiện kỹ năng ra quyết định trong các tình huống tương tự.
Khi học từ các sai lầm tài chính, bạn không chỉ đang xây dựng kỹ năng quản lý tài chính, mà còn đang phát triển trí tuệ cảm xúc – một yếu tố then chốt giúp bạn đối phó với cảm xúc tiêu cực trong tương lai. Một phần quan trọng của việc học từ những sai lầm tài chính là phân tích nguyên nhân gốc rễ thay vì chỉ đơn thuần nhận ra rằng mình đã sai, bạn cần hiểu rõ những sai lầm tài chính đó xảy ra do điều gì: Cảm xúc nào đã dẫn đến quyết định sai lầm? Có phải do sự phấn khích quá mức khi thị trường tăng trưởng mạnh, hay do nỗi sợ hãi khi thấy cổ phiếu giảm mạnh? Khi bạn nhận diện được cảm xúc này, bạn có thể kế hoạch tài chính cá nhân để tránh lặp lại. Ví dụ, nhiều nhà đầu tư thành công như Ray Dalio đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm dựa trên các chỉ số tài chính cụ thể, giúp họ tránh được sai lầm cảm xúc. Điều quan trọng không phải là tránh những sai lầm tài chính, mà là học cách đứng dậy sau mỗi sai lầm, với bài học đã được rút ra rõ ràng.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.