Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Vợ chồng nên quản lý tiền chung hay riêng?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Mặc dù có vẻ không lãng mạn, tiền bạc, tài chính đóng vai trò quan trọng trong hạnh phúc gia đình. Các vấn đề tiền bạc cần có sự đóng góp và thống nhất từ cả hai vợ chồng. 

    - Lựa chọn cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả: tiền chung hay riêng tùy thuộc vào tính cách, phong cách sống của cặp vợ chồng mới cưới.

    Tìm hiểu cùng Tititada!

    Trong hôn nhân, hai vợ chồng cùng nhau quản lý thu nhập trong cùng một tài khoản có thể khó khăn. Để giúp bạn tìm hiểu việc tạo một tài khoản chung có phải là lựa chọn tốt nhất cho vợ chồng bạn hay không, bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách quản lý các khoản chi tiêu, đảm bảo lợi ích và hạn chế các rắc rối đến từ tiền bạc.

    Những điều cần cân nhắc khi quyết định cách quản lý tiền tiền bạc vợ chồng

    Không có cách giải quyết phù hợp với mọi tình huống

    Sẽ có một số khoản chi tiêu bạn sẵn sàng bỏ tiền để chi trả,tuy nhiên vợ/hoặc chồng của bạn lại không cho rằng quá hợp lý, hoặc có thể phải cần bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cả hai vợ chồng hãy cố gắng hiểu cách tiếp cận và thái độ của đối phương đối với tiền bạc và thói quen chi tiêu gia đình hợp lý, điều này sẽ giúp bạn tìm ra những điểm giống nhau cũng như bất đồng quan điểm trong tài chính, từ đó xác định các vấn đề tiềm ẩn để không bị bất ngờ khi nó xảy ra.

    Lịch sử tín dụng kém

    Việc một trong hai người có lịch sử điểm tín dụng kém sẽ không làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người kia. Tuy nhiên, khi hai vợ chồng thống nhất mở một tài khoản ngân hàng chung hoặc cùng nhau vay một khoản vay mua nhà thế chấp, xếp hạng tín dụng của bạn có thể bị ảnh hưởng.

    Sự tin tưởng và công bằng

    Khi mở một tài khoản ngân hàng chung, cả hai vợ chồng sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ (nếu có) hoặc khoản chi tiêu vượt hạn mức tín dụng, vì vậy điều quan trọng là hai bạn phải tin tưởng lẫn nhau. Vợ chồng phải thống nhất các quy định chi tiêu một cách công bằng và nghiêm túc tuân theo nó.

    Chung tài khoản hay Tách biệt tài chính

    Những cách dưới đây có thể giúp bạn giải quyết được những bài toán tài chính mà hai vợ chồng bạn đang đối mặt. Lưu ý rằng, bạn cần suy nghĩ cẩn trọng về cách phù hợp nhất với tình huống của mình.

    Giữ tiền trong tài khoản hoàn toàn riêng biệt

    Thay vì giữ tiền trong tài khoản chung, hai bạn có thể quyết định sẽ giữ thu nhập của mình trong tài khoản riêng biệt. Theo đó, bất kỳ khoản thanh toán nào cũng được phân chia trong từng trường hợp như tiền thuê nhà hoặc khoản vay mua nhà thế chấp cần phải được chia nhỏ theo từng trường hợp.

    Một số cách để đảm bảo bạn luôn kiểm soát được tiền khi quản lý tách biệt hai tài khoản gồm:

    - Lên kế hoạch cho mọi thứ và tuân thủ nó: Như vậy, bạn sẽ biết được dòng tiền đang chảy ra và vào những đâu.

    - Quyết định cách phân chia các khoản chi tiêu: Dù là 50/50 hay một tỷ lệ khác, hai vợ chồng cần phải rõ ràng và công bằng về cách phân chia trách nhiệm tương ứng.

    - Nghĩ về người còn lại khi đưa ra quyết định chi tiêu: Bạn chịu một phần trách nhiệm trong kế hoạch tài chính của gia đình, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn không chi tiêu quá nhiều mà gây ảnh hưởng tới tài chính chung của gia đình.

    Chia ra của vợ, của chồng và của chúng ta

    Khi hai bạn chia sẻ những gánh nặng tài chính với nhau, điều cần thiết là cả hai cần có sự thống nhất về cách tốt nhất để thực hiện chúng và đạt được mục tiêu tài chính.

    Bạn có thể mở một tài khoản chung để thanh toán các hóa đơn, nhưng cũng có tài khoản của riêng bạn để thanh toán cho những thứ mà chỉ riêng bạn muốn. Đây được xem là một cách tuyệt vời để giúp cho việc lập ngân sách dễ dàng hơn và tôn trọng sự độc lập và riêng tư của mỗi người.

    Một số điều bạn cần suy nghĩ trước khi quyết định chia sẻ những trách nhiệm tài chính:

    - Quyết định khoản chi nào sẽ được thanh toán từ tài khoản chung

    - Quyết định số tiền mỗi người cần góp vào tài khoản chung mỗi tháng, với tỷ lệ tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi người và có sự đồng ý từ hai bên

    - Đưa ra kế hoạch chi tiêu, thói quen tài chính của mỗi người và những gì cả hai bạn có thể thống nhất được để hạn chế những bất đồng và tranh cãi về tiền bạc.

    Quản lý tài chính toàn diện trong một tài khoản

    Hai bạn có thể tạo một tài khoản ngân hàng chung bao gồm tất cả khoản thu nhập của cả hai người và sử dụng số tiền này cho tất cả các khoản chi phí trong gia đình, từ chi phí sinh hoạt hàng ngày đến trả tiền thuê nhà, khoản vay mua nhà thế chấp và các khoản thanh toán khác. Điều này có thể giúp cho việc lập ngân sách dễ dàng hơn rất nhiều.

    Theo đó, cả hai bạn sẽ có quyền kiểm soát tiền và cả hai bạn sẽ có thể biết người còn lại đang chi tiêu cho những khoản gì.

    Người kiếm được thu nhập cao hơn là trụ cột tài chính

    Nếu một trong hai người không kiếm được thu nhập hoặc kiếm được ít hơn người kia, cả hai có thể tách biệt các tài khoản và người kiếm tiền chính sẽ đưa cho nửa kia một khoản tiền “tiêu vặt”.

    Người kiếm tiền chính có thể chuyển một số tiền đã đồng ý trước vào tài khoản của người kia sau mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Cả hai vợ chồng có thể quyết định xem số tiền được chuyển là tiền cho chi phí sinh hoạt gia đình hay chỉ là tiền chi tiêu cá nhân.

    Hai vợ chồng cần thảo luận một số điều trước khi quyết định lựa chọn phương pháp này:

    - Đảm bảo cả hai vợ chồng đều cảm thấy thoải mái với phương pháp này

    - Khoản tiền “tiêu vặt” không nên được coi là “khoản trợ cấp” vì việc một người ở nhà chăm sóc con cái cũng là một công việc

    - Thảo luận về tất cả các khoản chi tiêu cần được chi trả bằng tiền “tiêu vặt” và đảm bảo số tiền này đủ cho hàng tháng hoặc hàng tuần.

    Bảo vệ bản thân và gia đình bạn

    Nếu một người đang tiêu nhiều tiền hơn khả năng chi trả của cả hai người, điều cần thiết là hai bạn phải nói chuyện với nhau. Nếu cuộc nói chuyện không giải quyết được vấn đề mà chỉ dẫn đến tranh cãi, hai vợ chồng có thể cần sự trợ giúp từ một nhà tư vấn tài chính hoặc một cố vấn trong lĩnh vực gia đình.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình khỏi những rắc rối do việc chi tiêu quá tay gây ra với các cách sau:

    Tránh nợ đồng sở hữu

    Nếu bạn có bất kỳ khoản nợ đồng sở hữu nào, cả hai bạn đều phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ. Nếu vợ/chồng của bạn không trả phần nợ họ mắc phải, bạn vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Bạn không nên đồng ý với các khoản nợ đồng sở hữu mới, trừ khi bạn thấy thoải mái với các khoản thanh toán nợ đó, đặc biệt là các khoản vay thế chấp mua nhà hoặc các khoản vay lớn khác.

    Giữ thẻ tín dụng cho riêng mình

    Mặc dù thẻ tín dụng chỉ có một, nhưng chủ thẻ có thể ủy quyền thêm người sử dụng bổ sung. Khi người dùng được ủy quyền thanh toán cho các hóa đơn ngoài hạn mức cho phép, chủ thẻ chính vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc hủy ủy quyền nếu cần thiết, nhằm tránh việc bị giảm điểm tín dụng và ảnh hưởng đến việc được chấp nhận tín dụng mới khi cần thiết sau này.

    Tránh bị lạm dụng tài chính

    Mọi người đều có khả năng đạt được độc lập tài chính. Nếu vợ/chồng của bạn đang kiểm soát tiền của bạn hoặc vay các khoản nợ dưới danh nghĩa của bạn mà chưa nhận được sự đồng ý, thì đây được gọi là “lạm dụng tài chính”. Theo đó, hai vợ chồng cần nói chuyện rõ ràng với nhau ngay từ lúc có ý định vay bất kì một khoản nợ nào để tránh mâu thuẫn xảy ra, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.


    Xem thêm:  Cách quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán