Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Mô hình định giá tài sản vốn

Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) mô tả mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống và lợi tức kỳ vọng đối với các loại tài sản, đặc biệt là cổ phiếu.

CAPM cũng được dùng để định giá chứng khoán rủi ro cũng như giúp xác định lợi nhuận kỳ vọng của các loại tài sản đầu tư.

CAPM dựa trên mối quan hệ giữa các yếu tố trong công thức sau:

r = Rf + β (Rm - Rf)

r: lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư

β: hệ số beta của tài sản

Rf: lãi suất phi rủi ro

(Rm – Rf): phí bảo hiểm rủi ro thị trường, hay lợi tức kỳ vọng trên thị trường trừ đi lãi suất phi rủi ro

Mục tiêu của CAPM là đánh giá xem một cổ phiếu có được định giá hợp lý ở hiện tại hay không khi rủi ro và giá trị thời gian của tiền tệ được so sánh với lợi tức kỳ vọng của nó.

Ví dụ, bạn dự tính mua một cổ phiếu có giá 100,000đ và beta là 1.3 – nghĩa là nó biến động hơn so với một thị trường chung (như chỉ số VN30). Và, lãi suất phi rủi ro là 3% và bạn kỳ vọng thị trường sẽ tăng 8%/năm.

Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu đó sẽ là: 3% + 1.3 x ( 8% - 3% ) = 9.5%.