Ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity - PPP) là một lý thuyết kinh tế cho rằng trong dài hạn, tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ sẽ điều chỉnh sao cho một đơn vị tiền tệ có cùng sức mua ở cả hai quốc gia. Nói cách khác, hàng hóa và dịch vụ nên có giá tương đương khi được quy đổi sang cùng một loại tiền tệ, loại trừ sự khác biệt về chi phí sinh hoạt và mức giá địa phương.
Để minh họa khái niệm này, giả sử tỷ giá hối đoái giữa USD/VND là 1/24,500.Nếu giá một chiếc Big Mac của Mỹ là 3 USD thì giá của một chiếc Big Mac ở Việt Nam sẽ là 73,500 VND, giả sử các quốc gia có sức mua tương đương. Tuy nhiên nếu giá một chiếc Big Mac ở Việt Nam là 100,000 VND, thì các chủ cửa hàng thức ăn nhanh ở Việt Nam có thể mua chiếc Big Mac ở Mỹ với giá 3 USD, với chi phí là 73,500 VND và bán với giá 100,000 VNĐ, kiếm lợi nhuận 26,500 VNĐ phi rủi ro.
Để hạn chế sự chênh lệch giá này, nhu cầu về Big Mac của Hoa Kỳ sẽ đẩy giá Big Mac lên 4 USD, lúc đó các chủ cửa hàng thức ăn nhanh ở Việt Nam sẽ không có lợi nhuận phi rủi ro. Đây là luật một giá (the law of one price).
Sức mua tương đương rất quan trọng trong việc phân tích và dự đoán tỷ giá hối đoái, đánh giá sức mạnh kinh tế của các quốc gia, và hiểu rõ hơn về sự chênh lệch giá cả giữa các quốc gia.
Trong thị trường chứng khoán, sức mua tương đương có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư quốc tế, giúp các nhà đầu tư đánh giá giá trị thực của các tài sản nước ngoài so với nội địa.
Nhà đầu tư cần hiểu rõ về sức mua tương đương để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác trong bối cảnh quốc tế. Đồng thời đánh giá liệu tiền tệ của một quốc gia đang bị định giá quá cao hay quá thấp, từ đó xác định các cơ hội và rủi ro liên quan đến đầu tư vào các thị trường nước ngoài.
Ví dụ: Big Mac Index do tạp chí The Economist tạo ra. Chỉ số này so sánh giá của một chiếc Big Mac tại các quốc gia khác nhau, sử dụng nó như một chỉ báo đơn giản về mức độ định giá hoặc mất giá của tiền tệ. Nếu một chiếc Big Mac có giá 5 USD tại Mỹ và 50,000 đồng tại Việt Nam, thì theo sức mua tương đương, tỷ giá hối đoái nên là 1 USD = 10,000 đồng. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế là 1 USD = 24,500 đồng, thì đồng tiền của Việt Nam có thể được coi là bị định giá thấp so với USD.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Hạ cánh mềm
29/08/24
Ngang giá sức mua
29/08/24
Sự can thiệp của chính phủ
29/08/24
Khoản bảo lãnh
31/05/24
Ngành công nghiệp theo chu kỳ
31/05/24
Rút tiền hàng loạt
01/11/23
Phương thức hàng đổi hàng
02/10/23
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
24/07/23
Hạ cánh mềm
29/08/24
Ngang giá sức mua
29/08/24
Sự can thiệp của chính phủ
29/08/24
Ngân hàng UBS
31/05/24
Khoản bảo lãnh
31/05/24
Thị trường tương lai
31/05/24
Trao đổi tiền tệ
31/05/24
Hiệp định thương mại tự do
31/05/24