Khoản bảo lãnh (Bail In) là một hình thức cứu trợ cho các định chế tài chính bên bờ vực phá sản thông qua việc yêu cầu hủy các khoản nợ với các chủ nợ và người gửi tiền. Một hình thức khác dễ nhầm lẫn với khoản bảo lãnh là cứu trợ tài chính (bail out), liên quan đến việc cứu trợ định chế tài chính bởi bên thứ ba, thường là chính phủ, sử dụng tiền thuế để tài trợ.
Khác biệt chính giữa hai hình thức này là với khoản bảo lãnh thì chủ nợ phải chịu lỗ còn với cứu trợ tài chính thì chủ nợ hay người gửi tiền không phải chịu thiệt thòi. Quyết định chọn lựa khoản bảo lãnh hay cứu trợ tài chính dựa trên tính cần thiết hơn là một lựa chọn tùy ý. Cả hai hình thức này đều giúp các định chế tài chính vượt qua thời kỳ khủng hoảng.
Ở góc nhìn của nhà đầu từ và người gửi tiền trong các tổ chức tài chính gặp khó khăn, họ muốn duy trì tính thanh khoản của tổ chức hơn là đối mặt với rủi ro mất toàn bộ giá trị của khoản đầu tư, tiền gửi. Ở góc nhìn của chính phủ, họ không muốn một tổ chức tài chính phá sản vì các tổ chức tài chính có tính liên kết hệ thống chặt chẽ.
Một tổ chức quy mô lớn nếu phá sản có thể dẫn đến khủng hoảng cho các tổ chức liên kết và dẫn đến các vấn đề phức tạp mang tính hệ thống cho thị trường. Đây là lý do mà chính phủ Mỹ đã áp dụng các gói cứu trợ tài chính trong khủng hoảng tài chính 2008, và khái niệm "quá lớn để sụp " cũng ra đời từ đây.
Các khoản bảo lãnh thường được sử dụng trong điều kiện:
- Sự sụp đổ của tổ chức tài chính đó khó dẫn đến sụp đổ hệ thống hay nói cách khác là thiếu yếu tố "quá lớn để sụp đổ"
- Chính phủ không đủ nguồn lực tài chính cần thiết cho một gói cứu trợ
- Khung giải quyết yêu cầu sử dụng khoản bảo lãnh để giảm thiểu số tiền được phân bổ của người nộp thuế.
Ví dụ về hình thức bảo lãnh: Năm 2013, Síp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng, chủ yếu là do các ngân hàng Síp phải gánh chịu khoản nợ của Hy Lạp. Để ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống ngân hàng, Síp đã triển khai gói cứu trợ như một phần của thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Kết quả của cuộc bảo lãnh là những người có khoản tiền gửi trên €100,000 phải chịu tốn thất nặng nề, có người mất 47.5% số tiền gửi. Các chủ nợ chịu lỗ đáng kể. Tuy cuộc khoản bảo lãnh giúp ổn định khu vực ngân hàng nhưng dẫn đến suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh và GDP sụt giảm.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Doanh nghiệp Nhà nước
05/05/25
Tiết kiệm điều chỉnh theo lạm phát
05/05/25
Thông tư
05/05/25
Quốc hội Việt Nam
05/05/25
Cổ phiếu ESOP
05/05/25
Xu hướng tiêu dùng cận biên
05/05/25
Nghị định
05/05/25
Xu hướng tiết kiệm cận biên
05/05/25
Nghị quyết
05/05/25
Quyền sử dụng đất
05/05/25
Thu nhập toàn diện khác
05/05/25
Quỹ dự phòng
05/05/25
Hiệp định EVFTA
05/05/25
Nhồi kênh phân phố
04/05/25
Quản trị lợi nhuận
04/05/25
Xuất khẩu giá trị gia tăng
28/04/25
Thuế chống bán phá giá
28/04/25
Trợ cấp xuất khẩu
28/04/25
Truyền dẫn tỷ giá hối đoái
28/04/25
Cán cân thanh toán
28/04/25
Cấm vận thương mại
27/04/25
Phi toàn cầu hóa
27/04/25
Sáng kiến Vành đai và Con đường
27/04/25
Trí tuệ nhân tạo sinh tạo
27/04/25