Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Các phương pháp rèn luyện tư duy tích cực

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Các ảnh hưởng và hệ luỵ nếu như bạn không có tư duy tích cực trong cuộc sống.

    -  3 cách giúp bạn rèn luyện tư duy tích cực trong cuộc sống một cách đơn giản và hiệu quả.

    Khi có tư duy tích cực, các vấn đề trong cuộc sống bạn có thể trở nên dễ dàng và mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khoẻ và tinh thần. Cùng Tititada điểm qua những cách rèn luyện tư duy tích cực trong đời sống hằng ngày nhé!  

    Định nghĩa về tư duy tích cực

    "Tư duy tích cực nghĩa là đón nhận những thử thách trong cuộc sống với thái độ tích cực. Nó không nhất thiết là né tránh hoặc bỏ qua những điều xấu. Thay vào đó, nó liên quan đến việc cố gắng tìm điểm tốt nhất có thể trong tình huống xấu và nhận định khả năng bản thân theo chiều hướng tích cực", Forbes trích nhận định của chuyên gia tâm lý Kendra Cherry.

    Theo đó, chỉ cần xoay chuyển góc nhìn đi, ta có thể thấy được những khía cạnh tích cực của một vấn đề. Ngược lại, nếu luôn nhìn nhận sự việc dưới lăng kinh tiêu cực, cá nhân sẽ bị mắc kẹt trong cảm xúc không tốt, ảnh hưởng đến cả sức khoẻ và cách giải quyết vấn đề thấu đáo.  

    Vậy thì tư duy tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?

    Khi có góc nhìn không tốt về một vấn đề, con người ta thường gặp phải nhiều vấn đề hơn như:
    Ảnh hưởng tâm lý và cảm xúc

    - Gia tăng căng thẳng và lo âu: Tư duy tiêu cực làm tăng mức độ stress, dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm.

    - Mất tự tin: Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực khiến bản thân cảm thấy kém cỏi, thiếu năng lực.

    - Cảm giác bế tắc: Nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực có thể làm mất động lực và khó tìm được hướng giải quyết.

    Ảnh hưởng sức khoẻ 

    - Hệ miễn dịch suy yếu: Stress kéo dài từ tư duy tiêu cực có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh.

    - Mất ngủ: Lo lắng và suy nghĩ tiêu cực khiến giấc ngủ không sâu hoặc khó ngủ. ¾    Tăng nguy cơ bệnh lý: Các vấn đề như huyết áp cao, tim mạch có thể trầm trọng hơn khi tâm lý bị ảnh hưởng.

    Công việc và học tập

    - Giảm hiệu quả: Khả năng tập trung và sáng tạo bị ảnh hưởng, khó đạt được mục tiêu. 

    - Dễ từ bỏ: Tư duy tiêu cực làm bạn dễ nản lòng khi gặp khó khăn.

    - Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Tiêu cực lan tỏa khiến môi trường làm việc trở nên căng thẳng.  

    Tư duy tích cực mang lại điều gì trong cuộc sống?

    Cải thiện sức khỏe tinh thần

    - Giảm căng thẳng: Tư duy tích cực giúp chị dễ dàng đối diện với áp lực mà không bị cuốn vào cảm giác lo âu hoặc thất vọng.

    - Ngăn ngừa trầm cảm: Nhìn nhận mọi việc theo hướng lạc quan giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu.

    Nâng cao sức khỏe thể chất 

    - Tăng cường hệ miễn dịch: Suy nghĩ tích cực đã được chứng minh là giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và ít mắc bệnh vặt.

    - Kéo dài tuổi thọ: Người sống tích cực thường có thói quen sống lành mạnh và cảm giác hạnh phúc hơn, góp phần kéo dài tuổi thọ.

    Cải thiện mối quan hệ

    - Tạo kết nối tốt hơn: Người tích cực thường dễ gần, mang lại năng lượng tích cực cho người khác, từ đó xây dựng các mối quan hệ bền vững.

    - Giảm mâu thuẫn: Nhìn nhận vấn đề theo hướng xây dựng giúp chị dễ tìm giải pháp thay vì tranh cãi.  

    3 cách giúp rèn luyện tư duy tích cực

    1. Viết nhật ký biết ơn

    Hãy dành 5 phút mỗi ngày để ghi lại 3 điều khiến bạn biết ơn. Đó có thể là một bữa ăn ngon, lời khen từ đồng nghiệp, hay khoảnh khắc yên bình trong ngày. Phương pháp này giúp bạn tập trung vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, giảm thiểu suy nghĩ tiêu cực.

    Mẹo nhỏ: Viết vào buổi tối để kết thúc một ngày với năng lượng tích cực.

    2. Kiểm soát suy nghĩ tiêu cực và rèn luyện suy nghĩ tích cực

    Khi gặp một vấn đề khó khăn, thay vì để suy nghĩ tiêu cực lấn át, hãy tự hỏi: "Liệu đây có phải cách duy nhất để nhìn nhận vấn đề này không?". Sau đó, thử tìm một góc nhìn tích cực hơn, chẳng hạn xem đó là cơ hội để học hỏi hoặc phát triển bản thân hoặc một trải nghiệm giúp mình trở nên trưởng thành hơn.

    Lợi ích: Thói quen này giúp bạn giữ bình tĩnh và tìm giải pháp tốt hơn trong mọi tình huống.

    3. Kết nối với người tích cực

    Môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến cách bạn suy nghĩ. Hãy dành thời gian với những người mang năng lượng lạc quan, vì họ có thể truyền cảm hứng và giúp bạn duy trì tư duy tích cực. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với những nguồn năng lượng tiêu cực.

    Gợi ý: Tham gia các cộng đồng tích cực, lớp học phát triển bản thân hoặc các nhóm chia sẻ động lực.

    Tóm lại, áp dụng 3 cách trên không chỉ giúp bạn rèn luyện tư duy tích cực mà còn mang lại sự cân bằng và niềm vui trong cuộc sống. Hãy bắt đầu từng bước nhỏ để tạo nên sự thay đổi lớn!

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan