Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cách sử dụng đòn bẩy để thành công

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Các loại đòn bẩy chính gồm đòn bẩy thời gian, đòn bẩy kỹ năng và đòn bẩy cuộc sống, kinh nghiệm cá nhân. 

    - Xem lại và sử dụng những sai lầm trong quá khứ để nâng cấp kiến thức cũng như cải thiện tư duy của bạn trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống.   

    Tìm hiểu cùng Tititada! 

    Tận dụng các tình huống và yếu tố khác nhau làm đòn bẩy sẽ cho phép bạn hướng tới một cuộc sống trong mơ của mình, hay một cuộc sống  đong đầy hơn.

    Trước khi bắt đầu áp dụng các loại đòn bẩy thời gian, kỹ năng, hoặc các mối quan hệ cá nhân, bạn có thể muốn tìm hiểm khái niệm đòn bẩy là gì thông qua bài “Sức mạnh của đòn bẩy”. 

    Khi nói đến việc sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống, có một điều chắc chắn là – mọi người đều có thể làm như vậy. Nếu bạn chưa thể tận dụng thời gian hoặc kỹ năng của người khác, bạn có thể tận dụng chính thời gian hoặc kỹ năng của mình. 

    Trong bài này, Tititada sẽ cho bạn một số lời khuyên để sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả nhé.   

    Đòn bẩy thời gian và năng lượng 

    Hầu hết mọi người thành công đều tận dụng thời gian của họ hoặc thời gian của người khác để đạt được mục tiêu của họ. 

    Lấy ví dụ về bất kỳ doanh nhân nổi tiếng nào, như Bill Gates hay Elon Musk, v.v. Họ thuê những nhân viên tài năng và có năng lực, đồng thời tận dụng thời gian và kỹ năng của họ để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Họ giao nhiệm vụ và trao quyền cho nhân viên tự đưa ra quyết định. Bằng cách đó, họ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các vấn đề kinh doanh quan trọng khác. 

    Khi nói đến đòn bẩy, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ dành thời gian và năng lượng cho những thứ thực sự cần thiết. 

    Đây là cách bạn có thể làm điều đó: 

    Trao quyền 

    Trao cho trợ lý, nhân viên hoặc thậm chí thành viên gia đình quyền quyết định trên các công việc phù hợp với khả năng của họ. Việc trao quyền sẽ làm tăng năng suất của họ và hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp của bạn. Bằng cách này, bạn cũng sẽ có thể dành năng lượng của mình cho những công việc khác quan trọng hơn. Nó cũng làm giảm nguy cơ kiệt sức và giúp bạn tận hưởng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. 

    Tăng cường ứng dụng công nghệ hoá và tự động hoá 

    Ứng dụng công nghệ là một cách tuyệt vời để tận dụng thời gian và hoàn thành công việc nhanh hơn. Theo nghiên cứu, 70% lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng họ dành từ 45 phút đến 3 giờ để làm những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày. Phần lớn thời gian này có thể được tiết kiệm bằng cách tự động hóa các tác vụ thủ công. Ví dụ: có phần mềm tự động hóa email giúp bạn lên lịch gửi email và gửi chúng tự động.  

    Đưa ra hướng dẫn rõ ràng và có kế hoạch cho tương lai 

    Tạo một hướng dẫn đơn giản cho một quy trình hoặc đặt mục tiêu và kế hoạch cho tháng tới là một cách tuyệt vời để sử dụng thời gian một cách hiệu quả. 

    Chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý có thể tạo một cuốn sổ tay chi tiết về tất cả các nhiệm vụ và quy trình. Toàn bộ nhóm có thể sử dụng cuốn sổ tay này và thực hiện theo đó. Làm như vậy không chỉ tiết kiệm thời gian về lâu dài mà còn giúp các thành viên trong nhóm của bạn thực hiện nhiệm vụ của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

    Hơn nữa, nó đảm bảo bạn và nhóm của bạn luôn tập trung vào những việc cần thiết và không bị trì hoãn hoặc sao nhãng vào những việc khác không cần thiết.   

    Đòn bẩy kỹ năng và kiến thức 

    Đòn bẩy kỹ năng, kiến thức hoặc tài năng của bản thân là việc xác định được chúng và cải thiện chúng nhằm mục đích phát triển sự nghiệp và cuộc sống cá nhân của bạn.  

    Đây là cách bạn có thể làm điều đó: 

    Học các kỹ năng mềm có thể áp dụng vào đa lĩnh vực 

    Theo một nghiên cứu, 85% sự thành công tại nơi làm việc là nhờ việc phát triển tốt các kỹ năng mềm. Các kỹ năng mềm như ra quyết định, giao tiếp và trí tuệ cảm xúc có thể giúp bạn trở nên vượt trội trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. 

    Ví dụ: nếu bạn là một nhà đàm phán, bạn có thể trau dồi kỹ năng giao tiếp để thuyết phục khách hàng của mình một cách rõ ràng và nhanh chóng hơn; điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian đáng kể. 

    Áp dụng kiến thức của bạn vào các tình huống khác nhau 

    Hãy tự hỏi bản thân, làm thế nào có thể sử dụng kiến thức của mình để đạt được kết quả tốt hơn trong công việc. Có tình huống nào mà bạn có thể áp dụng kiến thức của mình ngoài công việc chính, và có thể kiếm được tiền, danh tiếng hoặc sự uy tín cá nhân từ đó không? 

    Hầu hết những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thành công đều tận dụng kiến thức chuyên môn để đạt được những gì họ hướng tới và thậm chí nhiều hơn ngoài phạm vi khả năng chuyên môn của họ.  

    Lấy ví dụ, Gordan Ramsay – một đầu bếp nổi tiếng người Anh – đã tận dụng kiến thức ẩm thực của mình để trở thành một ngôi sao đầu bếp trên các trang mạng xã hội cũng như các chương trình tạp kỹ. Ông ấy đã viết những cuốn sách của riêng mình, làm việc với các thương hiệu nổi tiếng và đang có một cuộc sống tuyệt vời. 

    Ramsay đã tận dụng kiến thức của mình để xây dựng sự nghiệp thứ hai (làm người nổi tiếng hay người của công chúng) và đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực đó. Bạn cũng có thể làm như vậy!   

    Đòn bẩy kinh nghiệm và thành tựu trong quá khứ 

    Cuối cùng, tận dụng những kinh nghiệm và thành tựu trong quá khứ cũng có thể giúp bạn đạt được cuộc sống mà mình mong muốn. 

    Đây là cách bạn có thể làm điều đó: 

    Tận dụng những sai lầm và kinh nghiệm trong quá khứ 

    Nhìn lại và học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ của bạn có thể là một trải nghiệm khó chịu và bứt rứt. Bởi không ai muốn phạm sai lầm ngay từ đầu, phải không? Tuy nhiên, việc mắc sai lầm là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, điều tốt nhất nên làm là xem chúng như một bài học cuộc sống và tận dụng chúng. Điều này sẽ cho phép bạn phát triển và tránh mắc phải những sai lầm tương tự trong tương lai. 

    Một số ví dụ thực tế hay nhất về những người cực kỳ thành công, biết tận dụng những sai lầm hoặc trải nghiệm đau đớn trong quá khứ để thay đổi cuộc sống của họ tốt đẹp hơn: 

    - Steve Jobs đã bị sa thải khỏi công ty, nơi mà ông đã gây dựng bằng mồ hôi và xương máu của mình. Đúng vậy, Apple đã sa thải Jobs vào năm 1985 do mâu thuẫn của ông với CEO. Nhưng điều này không ngăn cản ông ấy làm việc vì ước mơ của mình. Jobs bắt đầu nhiều dự án khác nhau và cuối cùng quay trở lại Apple với vị trí Giám đốc điều hành. 

    - Harry Potter của J. K. Rowling đã bị 12 nhà xuất bản từ chối. Nhưng J. K. Rowling đã rút ra bài học từ những trải nghiệm đau đớn này và cải thiện bài thuyết trình của mình và tiếp tục gặp gỡ các nhà xuất bản mới. Ngày nay, bà là một trong những người phụ nữ giàu có và nổi tiếng nhất thế giới. 

    Đòn bẩy thành tựu 

    Tận dụng thành tích là việc sử dụng những thành công ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của bạn để tìm kiếm cơ hội mới. Đây là điều mà hầu hết những người nổi tiếng và ngôi sao thể thao đều làm. Ví dụ: cầu thủ bóng đá ngôi sao, Lionel Messi tận dụng thành tích bóng đá của mình để có được các hợp đồng làm gương mặt đại diện cho các thương hiệu như Adidas, OrCam, Pepsi, v.v. Các hợp đồng thương hiệu của anh ấy có trị giá hàng chục, trăm triệu đô la mỗi năm.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan