Điểm nhấn chính:
- Nguyên tắc SMART giúp bạn hiểu rõ các mục tiêu của mình để có thể tập trung nỗ lực, tận dụng thời gian và nguồn lực một cách hiệu quả hơn.
- Việc thiết lập mục tiêu rõ ràng sẽ mang lại động lực và sự tập trung mà bạn cần để thành công.
Tìm hiểu cùng Tititada!
Nhà văn Bill Copeland đã từng nói “Cuộc sống không có mục tiêu thì cũng giống như thi đấu mà không cần điểm số”. Trong bài viết này, Tititada sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên tắc SMART và cách bạn có thể sử dụng nó để đạt được mục tiêu của mình.
SMART có nghĩa là gì?
SMART là từ viết tắt cho một cụm từ Tiếng Anh, thể hiện một bộ nguyên tắc mà bạn có thể sử dụng để thiết lập các mục tiêu của mình một cách hiệu quả. Theo đó, các mục tiêu SMART cần phải:
- Specific – Cụ thể, rõ ràng, đáng để nỗ lực.
- Measurable – Có thể đo lường được, đem lại kết quả có ý nghĩa.
- Achievable – Có thể đạt được.
- Relevant – Có liên quan và thực tế với nguồn lực và khả năng.
- Time-bound – Giới hạn thời gian, có thời hạn để đạt được rõ ràng.
Cách bạn có thể thiết lập mục tiêu SMART
Paul J. Meyer – một doanh nhân, tác giả và người sáng lập Success Motivation International – đã mô tả các đặc điểm của mục tiêu SMART trong cuốn sách, "Thái độ là yếu tố quyết định tất cả nếu bạn muốn thành công vượt trội".
Theo đó, để có thể đạt được mục tiêu SMART, bạn cần thực hiện các bước sau:
1. Specific – Cụ thể
Mục tiêu của bạn phải rõ ràng và cụ thể, nếu không, bạn sẽ khó có thể tập trung nỗ lực hoặc có động lực để đạt được nó. Khi lập mục tiêu, bạn có thể bắt đầu bằng việc trả lời năm câu hỏi W’s sau:
- What – Tôi muốn đạt được điều gì?
- Why – Tại sao mục tiêu này lại quan trọng?
- Who – Những ai liên quan đến mục tiêu này?
- Where – Mục tiêu nằm ở đâu?
- Which – Bạn cần những nguồn lực nào?
Ví dụ, bạn mong muốn trở thành Giám đốc bộ phận marketing tại công ty. Theo đó, mục tiêu cụ thể của bạn có thể là: “Tôi muốn nắm rõ các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết trong marketing để có thể triển khai các chiến lược tiếp thị, dẫn dắt bộ phận một cách hiệu quả để từ đó đạt được thành công trong sự nghiệp của mình.”
2. Measurable – Có thể đo lường được
Điều quan trọng là bạn cần phải thiết lập các thước đo để theo dõi tiến trình các mục tiêu của mình và duy trì động lực. Việc đánh giá tiến độ này sẽ giúp bạn tập trung, hoàn thành mục tiêu trong thời hạn đã đề ra và cảm thấy phấn khích khi ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.
Một mục tiêu có thể đo lường được nên đề cập đến câu hỏi như: Bao nhiêu? Bao lâu? Làm thế nào để tôi biết khi nào nó được hoàn thành
Ví dụ, bạn có thể đo lường mục tiêu trở thành Giám đốc bộ phận Marketing bằng các chứng chỉ, khóa học kỹ năng cần thiết cho vị trí này cũng như thời gian để có được những kinh nghiệm liên quan nói trên.
3. Achievable – Có thể đạt được
Để đạt được, mục tiêu của bạn cũng cần phải thực tế. Nói cách khác, mục tiêu cần khiến bạn phải nỗ lực nhưng nằm trong khả năng cho phép và bạn có thể đạt được. Từ đó, bạn có thể xác định được những cơ hội hoặc nguồn lực tiềm năng mà trước đây bạn chưa để ý đến để có thể giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu của mình.
Một mục tiêu có thể đạt được thường sẽ trả lời các câu hỏi như:
- Làm thế nào tôi có thể hoàn thành mục tiêu này?
- Mức độ thực tế của mục tiêu là đến đâu và tôi đã tính đến các yếu tố liên quan chưa?
Ví dụ, bạn có thể tự hỏi: “Liệu việc phát triển kỹ năng cần thiết để trở thành Giám đốc bộ phận Marketing thông qua các khóa học có thực tế hay không, dựa trên kinh nghiệm và trình độ hiện có của bạn? Bạn có đủ thời gian để hoàn thành khóa học đó một cách hiệu quả không? Bạn có đủ khả năng để làm điều đó không?”
4. Relevant – Có liên quan
Mục tiêu của bạn thực sự quan trọng đối với bạn. Trên thực tế, để đạt được mục tiêu, bạn thường sẽ cần sự giúp đỡ của nhiều người, nhưng điều quan trọng là bạn vẫn sẽ là người tự chịu trách nhiệm và tự mình đạt được mục tiêu cuối cùng.
Một mục tiêu phù hợp nên trả lời "có" cho những câu hỏi sau:
- Mục tiêu này có phù hợp với tôi hay không?
- Đây có phải là thời điểm thích hợp để thực hiện mục tiêu chưa?
- Mục tiêu này có phù hợp với những nỗ lực/nhu cầu khác của tôi không?
- Mục tiêu này có áp dụng được trong môi trường kinh tế xã hội hiện nay không?
Ví dụ, bạn muốn trở thành Giám đốc bộ phận Marketing, nhưng liệu thời điểm hiện tại có thích hợp để bạn tham gia các khóa đào tạo hoặc làm việc để nâng cao trình độ chuyên môn không? Bạn có chắc mình phù hợp với vị trí này?
5. Time-bound – Giới hạn thời gian
Mọi mục tiêu đều cần thời gian hoàn thành để bạn tập trung và nỗ lực đạt được. Các mục tiêu có thời hạn đạt được rõ ràng sẽ giúp bạn biết sắp xếp các sự ưu tiên để hoàn thành chúng nhanh và có hiệu quả hơn.
Bạn có thể trả lời những câu hỏi sau:
- Khi nào tôi có thể hoàn thành?
- Tôi cần đạt được điều gì trong một/ba/sáu tháng tới?
- Hôm nay tôi cần phải làm gì?
Ví dụ, việc có được các kỹ năng để trở thành Giám đốc bộ phận Marketing có thể cần bạn tham gia các khóa học đào tạo hoặc có kinh nghiệm làm việc bổ sung. Câu hỏi đặt ra là, bạn sẽ mất bao lâu để có được những kỹ năng này?
Khi bạn có thể lập ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với mình và trong thơi gian xác định, điều nay sẽ giúp bạn có thể đạt được mục tiêu của mình dễ dàng hơn.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.