Điểm nhấn chính:
- Sự hiện diện của Gen Z trong lực lượng lao động và thị trường tiêu dùng sẽ ngày càng gia tăng.
- Gen Z nổi bật với khả năng tiếp cận kỹ thuật số, có thể có sự ảnh hưởng đến nhiều thương hiệu, và có xu hướng linh hoạt trong phong cách làm việc.
- Thế hệ này cũng đối mặt với không ít áp lực đến từ môi trường, nền kinh tế, gia đình, nghề nghiệp cũng như áp lực đồng trang lứa.
Gen Z là ai?
Thế hệ Z, hay Gen Z, (sinh từ năm 1997 – 2012) được dự đoán sẽ là nhóm chiếm 1/4 dân số châu Á – Thái Bình Dương (APAC) vào năm 2025. Đặc biệt là khi những GenZ đời đầu trong thế hệ này bước sang tuổi 25, 26 trong năm 2023, họ sẽ càng thể hiện rõ sự hiện diện của mình trong lực lượng lao động và thị trường tiêu dùng.
Họ là những người “bản địa” đối với kỹ thuật số
Gen Z, còn được gọi là Zoomer, được coi là những người “bản địa” đối với công nghệ và kỹ thuật số khi đa phần trong số họ đều lớn lên khi Internet và điện thoại thông minh đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Ở Đông Nam Á, những người trong độ tuổi từ 16-24 dành khoảng 60% thời gian của họ cho Internet. Theo số liệu từ GWI, nhóm người này sử dụng các thiết bị kết nối Internet trung bình 10 giờ mỗi ngày hoặc gần ba ngày mỗi tuần. Lượng thời gian này nhiều gấp 4 lần so với thời gian họ dành cho TV, bao gồm cả việc xem Netflix.
Các hoạt động truyền thông xã hội là hoạt động trực tuyến hàng đầu của Gen Z, thậm chí dẫn trước cả các công cụ tìm kiếm. Trong đó, Youtube, Tiktok, Facebook và Instagram là những nền tảng yêu thích của họ.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các thị trường ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tại Nhật Bản, Line là nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là Twitter, YouTube và Instagram. Về hoạt động trực tuyến, giới trẻ Nhật Bản nhìn chung dành nhiều thời gian nhất cho các trang web chia sẻ video (chiếm 60% số người được khảo sát) và có nhiều trò chơi (chiếm 51%).
Tại Việt Nam, trong toàn bộ số người tham gia khảo sát, có đến 99% có tài khoản Facebook và 77% có ứng dụng mạng xã hội Zalo.
Họ tin rằng họ có thể ảnh hưởng đến thương hiệu
Theo nghiên cứu “Sự thật về thế hệ Z” của McCann Worldgroup, giới trẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương coi trọng sự sáng tạo và có khả năng thấu cảm thương hiệu.
Trên toàn cầu, 74% Gen Z tin rằng họ có khả năng tác động tích cực đến hướng hành động của thương hiệu, còn ở khu vực APAC, con số này lên đến 89%. Trong đó, Singapore và Indonesia đứng đầu danh sách với tỷ lệ lần lượt là 91% và 95%.
Trong khi 1/2 Gen Z tham gia khảo sát trên toàn thế giới tin rằng mạng xã hội mang lại tiếng nói cho mọi người, thì ở hầu hết các quốc gia châu Á, quan điểm này lại càng được ủng hộ mạnh mẽ hơn. Ví dụ, tỷ lệ này ở Singapore là 74%. Ngoài ra, 77% Zoomer trong khu vực APAC cũng đồng ý rằng họ có trách nhiệm đóng góp tích cực cho cộng đồng của mình.
Niềm tin rằng họ có thể có sức ảnh hưởng đến các thương hiệu cũng cao hơn nhiều ở thị trường này, khi ít nhất 80% GenZ ở Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc nằm trong số này so với mức trung bình toàn cầu là 69%.
Video ảnh hưởng đến quyết định của họ
So với các thế hệ khác, Gen Z trải nghiệm lượng video đáng kể trên YouTube, TikTok hoặc các nền tảng khác. Và một báo cáo liên quan đến sự khác biệt của Gen Z Châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, chính điều này đã ảnh hưởng đến cách họ lựa chọn thương hiệu và sản phẩm cho mình.
Dựa trên cuộc khảo sát về Gen Z ở sáu quốc gia bao gồm Úc, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan, 70% cho biết, họ biết được các thương hiệu mới nhờ các trang web chia sẻ video ít nhất một lần mỗi tháng. Ngược lại, nhóm Millennials và Gen X với tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là 58% và 46%.
Điều này có nghĩa là các thương hiệu muốn tiếp cận Gen Z thường ưu tiên việc lồng ghép các video như một phần trong chiến lược tiếp thị của mình.
Họ cởi mở với nền kinh tế linh hoạt, làm việc từ xa
Nhiều Gen Z không đồng quan điểm về cách làm việc như các thế hệ trước đó, vì vậy các doanh nghiệp tuyển dụng nhóm tuổi này nên xem xét các cách làm việc linh hoạt hơn.
Theo báo cáo về người lao động toàn cầu (ADP Research Institure), 76% người lao động Gen Z chọn làm công việc toàn thời gian thay vì bán thời gian hoặc tạm thời theo hợp đồng.
Về lý do tại sao Gen Z quan tâm đến công việc bán thời gian hoặc theo hợp đồng, 32% đưa ra những lo ngại về sự đảm bảo công việc theo hướng truyền thống so với công việc mang tính chất tạm thời hoặc làm việc tự do.
Mặt khác, Gen Z cũng ít muốn quay lại công việc văn phòng hơn so với những người lao động trong nhóm lớn tuổi hơn. Chỉ 26% người lao động Gen Z muốn quay trở lại văn phòng, trong khi con số này ở độ tuổi 45-54 và trên 55 lần lượt là 36% và 45%.
Nhìn chung, những người lao động trẻ tuổi tìm cách tăng cường khả năng kết nối và xây dựng các mối quan hệ trong doanh nghiệp của họ với 30% người lao động thuộc Thế hệ Z và 40% thế hệ Millennials trong nhóm 25-34 tuổi.
Họ cần được quan tâm nhiều hơn
Các nhà tuyển dụng cũng nên quan tâm nhiều hơn đến Gen Z vì họ đang gia nhập lực lượng lao động vào thời điểm kinh tế, chính trị và xã hội có nhiều biến động và bất ổn.
Một cuộc khảo sát với 1,226 Gen Z (độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi) trên khắp Australia, Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore cho thấy, 73% Gen Z trong nhóm khảo sát tại các quốc gia này đang trải qua áp lực căng thẳng gia tăng do tác động của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, 57% trong nhóm nói rằng sức khỏe tinh thần của họ đang chuyển biến theo hướng tiêu cực.
Mặt khác, 79% Gen Z cho rằng họ đang phải đối mặt với căng thẳng quá mức với tần suất ngày càng tăng, trong đó 28% đối mặt với stress hàng tuần và 11% là mỗi ngày.
Khi xem xét các nguyên nhân gây căng thẳng cho Gen Z trên khắp khu vực APAC, nguyên nhân đến từ áp lực gia đình là cao nhất (chiếm 65%), tiếp theo là áp lực thăng tiến công việc (48%) và áp lực đồng trang lứa (41%).
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.