Tìm hiểu cùng Tititada!
Từ việc học các kỹ năng mới đến nuôi dưỡng sở thích và các mối quan hệ, đầu tư thời gian và tiền bạc vào bản thân bạn ngay lúc này có thể mang lại kết quả tốt đẹp trong nhiều năm tới.
Đầu tư vào bản thân so với đầu tư vào cổ phiếu
Các nguyên tắc tương tự mà các nhà đầu tư sử dụng để xây dựng sự giàu có cũng có thể được áp dụng để làm giàu cho chính bạn theo những cách khác. Giống như việc chúng ta mua cổ phiếu và trái phiếu để đạt mục tiêu tài chính của năm và tạo ra tăng trưởng tài chính, chúng ta cũng có thể xây dựng một danh mục (hay thời khoá biểu) về cách chúng ta sử dụng thời gian và tiền bạc của mình ngay từ bây giờ.
Đầu tư vào bản thân, hay cái mà các nhà kinh tế gọi là “vốn nhân lực”, có thể là một cách hiệu quả hơn để hình thành sự nỗ lực nhằm cải thiện cuộc sống của chúng ta. Vốn nhân lực được hiểu là các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm sở hữu bởi một cá nhân hoặc dân số, được xem xét về mặt giá trị hoặc chi phí của họ đóng góp vào một tổ chức hoặc quốc gia.
Diane Ring, giáo sư luật tại Đại học Boston, chuyên gia nghiên cứu những phát triển mới trong đầu tư vốn nhân lực và nền kinh tế, chỉ ra ba loại tăng trưởng chính có thể được nuôi dưỡng bằng cách đầu tư vào bản thân đó là, nghề nghiệp, cá nhân và sức khỏe. Bà nói: “Những nhân tố này đều được kết nối với nhau. Hãy coi đó là mong muốn về các loại lợi nhuận khác nhau cho chính bạn. Tất cả đều hơi khác một chút, nhưng vẫn hướng tới sự ổn định dài hạn, với mục đích nghỉ hưu an nhàn theo cách hợp lý nhất cho bản thân và các kế hoạch của mình.”
Bạn có thể sử dụng những ý tưởng mà bạn đang sử dụng để hướng tới các mục tiêu tài chính của năm, để đầu tư vào sự nghiệp, sức khỏe và hạnh phúc của mình. Bằng cách tập trung vào ba nhóm này, bạn có thể đạt được những bước tiến trong mục tiêu năm 2024 của mình. Như tỷ phú Warren Buffett đã từng nói, “Đầu tư vào bản thân càng nhiều càng tốt, vì bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này”.
Đầu tư bản thân là một mục tiêu dài hạn
Đầu tư vào sự thành công dài hạn của bạn, không giống như những mục tiêu như tập gym hay sắm đầy một tủ quần áo, đòi hỏi sự nhận thức và sự quản lý rõ ràng để phát triển bản thân sau này giống như việc quản lý danh mục đầu tư chứng khoán của bạn.
Về cốt lõi, đầu tư vào chính mình cũng giống như là gieo một hạt giống và gặt hái thành quả về sau. Nó phải là một hành trình. Để làm được điều này, bạn nên hình dung khoản đầu tư vào chính mình là một con đường dài với nhiều cột mốc lớn và nhỏ. Mỗi cột mốc sẽ giúp bạn hình dung được rằng mình đã tiến một bước gần hơn đến với mục tiêu cuối cùng. Trong hành trình này, bạn sẽ luôn cần tự kiểm tra và hỏi bản thân những câu hỏi lớn về hiệu quả cũng như đánh giá lại các mục tiêu của mình.
Ngày nay, dường như mọi người đều làm việc quá nhiều, và có vẻ như mọi người chỉ đang cố sống sót thay vì hỏi, “Điều gì đang mang lại cho tôi sự kích thích trí tuệ? Mục đích của tôi là gì? Niềm đam mê của tôi là gì? Tôi đang làm những việc này để làm gì?”
Bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu và giải quyết những khúc mắc cá nhân này, đừng để chúng dồn nén quá lâu và bất chợt bộc phát ra như một rủi ro không lường trước được, ví dụ một quyết định nghỉ việc bốc đồng mà không có kế hoạch chuẩn bị trước.
Đừng quên đa dạng hóa
Giống như việc bạn không muốn đầu tư quá nhiều vào một cổ phiếu, bạn cũng không muốn dồn quá nhiều sức lực cho một mục tiêu cá nhân duy nhất mà phải trả giá bằng những lợi ích khác của mình.
Hãy phân bổ đều thời gian và sự quan tâm của bạn cho sự nghiệp, cá nhân và đầu tư cho sức khỏe. Việc đầu tư quá nhiều vào một nhóm có thể làm suy yếu hai nhóm còn lại, giống như khi đổ quá nhiều tiền vào một công ty hoặc một ngành duy nhất có thể ảnh hưởng đến danh mục đầu tư chứng khoán tổng thể của bạn.
Chìa khóa trong việc đầu tư vào bản thân là chúng ta phải tự bảo vệ mình khỏi việc bị kiệt sức quá sớm. Nếu chúng ta đang cố gắng kiếm tiền và làm việc quá sức hãy hỏi, “Điều này có gây căng thẳng cho cá nhân và sức khỏe của bạn không?”
Tập từ bỏ những gì làm bạn không thoải mái
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng sau một ngày phải thực hiện một thói quen mà bạn đã và đang làm trong nhiều năm, không có gì xấu về thói quen đó, nhưng nó cũng không giúp ích được gì cho cuộc sống mà bạn đang hướng tới, và bạn cảm thấy không thoải mái về chúng … hãy dứt khoát và dừng thực hiện chúng.
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng một trong những cách đơn giản nhất để biết liệu những thói quen mà bạn đang thực hiện có tốt cho mình hay không chính là lắng nghe bản thân. Tất nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải nhận thức được liệu bạn có đang phản ứng do tác động từ bên ngoài hay không, nhưng một khi bạn đã thấu hiểu nội tâm mình, khi bạn cảm thấy khó chịu với những quyết định của mình, cho dù người khác có ủng hộ quyết định đó hay không, hãy bắt đầu từ bỏ sự lựa chọn đó.
Nhà kinh tế học hành vi, Tim Harford cho rằng sự lựa chọn từ bỏ là vô cùng cần thiết để sống cuộc sống mà chúng ta mong muốn. Bỏ cuộc thường bị đánh giá thấp, từ việc chi tiền cho một số mặt hàng, thức ăn, dành thời gian thực hiện một hoạt động cụ thể, những lựa chọn này không phải là xấu, nhưng chúng không mang tính xây dựng cho hành trình của bạn.
Và tin tốt là, từ bỏ một thứ gì đó dễ dàng hơn nhiều so với việc thiết lập một thói quen mới. Tất cả những gì chúng ta phải làm là loại bỏ các yếu tố thúc đẩy chúng ta tham gia vào thói quen không mong muốn. Ví dụ như phụ nữ thường bị quá mệt mỏi sau khi đi làm một ngày dài về và phải vào bếp nấu cơm nhà 3 món, thì có thể chuyển qua nấu 1 món đơn giản như mỳ ý, như cơm chiên. Thậm chí ngày nay với sự phát triển của việc giao hàng trực tuyến, hoàn toàn có thể đặt đồ ăn trên mạng 2-3 ngày một tuần, để có thể dành nhiều thơi gian cho bản thân, cho sức khỏe của mình.
“Mọi thứ bạn từ bỏ sẽ giải phóng thời gian của mình để thử một cái gì đó mới lạ khác. Mọi thứ bạn nói 'không' là một cơ hội để nói 'có' với một thứ khác.”, Tim Harford.
Tự thưởng cho bản thân
Nghiên cứu cho thấy, mọi người hoàn thành các mục tiêu khi mà họ xây dựng phần thưởng cho bản thân sau mỗi lần đạt được một cột mốc nào đó. Phần thưởng giúp biến một mục tiêu dài hạn thành một loạt các mục tiêu ngắn hạn và dễ đạt được hơn. Ví dụ, trẻ em, hầu hết đều thích được thưởng, chúng sẽ thích làm việc nhà khi ba mẹ cho chúng phần thưởng nhỏ sau mỗi lần phụ giúp cha mẹ.
Đồng thời, bạn cũng có thể lập một nhóm những người cùng chí hướng để tạo động lực lẫn nhau, cùng thực hiện một cam kết lâu dài. Đội nhóm này đóng vai trò là người chia sẻ và họ cũng có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên bổ ích, giúp bạn đạt được tiến bộ trong mục tiêu của chính mình. Và khi bạn đưa ra lời khuyên cho người khác về điều gì đó mà bạn cũng hy vọng mình đạt được, bạn cũng sẽ thấy kết quả tốt hơn cho chính mình. Vì vậy, cuối cùng việc đưa ra lời khuyên cũng sẽ giúp ích cho chính người đưa ra lời khuyên đó.
Tóm tắt:
- Đầu tư vào bản thân là một khoản đầu tư sinh lời nhất và bạn chắc chắn sẽ không bị lỗ bất cứ khoản nào.
- Sự nghiệp, bản thân và sức khỏe là những hạng mục chính mà bạn cần phải dành nhiều nguồn lực để đầu tư, và bắt đầu càng sớm càng tốt.
- Hãy tự thưởng cho bản thân những món quà nhỏ, một bữa ăn ngon sau mỗi lần bạn hoàn thành một mục tiêu đề ra.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.