Điểm nhấn chính:
- Bất đồng quan điểm trong quản lý tài chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến các mối quan hệ tan vỡ, trong đó bao gồm cả quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Các nguyên tắc chính trong quản lý tiền bạc trong hôn nhân bao gồm (i) Giữ một tài khoản ngân hàng chung và tài khoản riêng (ii) Cùng nhau thảo luận về thói quen chi tiêu (iii) Công khai các khoản chi tiêu (iv) Chấp nhận sự khác biệt trong tính cách và thói quen chi tiêu của người khác (v) Tiền bạc và hôn nhân đi kèm với nhau.
Khảo sát cho thấy, “tiền bạc” là nguyên nhân hàng đầu khiến các cặp vợ
chồng tranh cãi và là nguyên nhân thứ hai dẫn đến ly hôn (chỉ xếp sau nguyên
nhân liên quan đến ngoại tình). Nhìn chung, dù đặt trong bất kể tình huống nào,
các vấn đề liên quan đến tiền bạc thường khiến chúng ta căng thẳng và “vỡ mộng”
trước những ảnh hưởng của nó đến mối quan hệ.
Do đó, 7 mẹo hay dưới đây sẽ giúp các cặp vợ chồng cùng nhau bàn luận về tài chính hôn nhân và gia đình, tìm ra cách quản lý vấn đề tiền bạc trong hôn nhân thay vì để chúng làm tổn hại hạnh phúc của cả hai.
1. Giữ một tài khoản ngân hàng chung
Một số cặp vợ chồng nghĩ cách tốt nhất để tránh tranh cãi và quản lý vấn đề tiền bạc trong hôn nhân là giữ các tài khoản ngân hàng riêng biệt. Tiền lương của người chồng được chuyển vào một tài khoản, của vợ vào một tài khoản khác và mỗi người sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các hóa đơn khác nhau. Vậy vấn đề đến đây liệu có dễ dàng như vậy? Câu trả lời là chưa chắc, bởi điều này có thể được coi là “mầm mống” châm ngòi cho những vấn đề lớn hơn liên quan đến tiền bạc và hạnh phúc hôn nhân của bạn.
Hôn nhân là một mối quan hệ hợp tác và bình đẳng, và vấn đề không còn đơn giản là “tiền anh – tiền em” nữa. Kể từ khi cả hai kết hôn thì việc chia tách các khoản tiền, hóa đơn có lẽ là một ý tưởng tồi, và chúng chỉ dẫn đến nhiều vấn đề hơn cho mối quan hệ của cả hai. Do đó, một lời khuyên là bên cạnh tài khoản riêng, vợ chồng nên cùng chia sẻ số tiền kiếm được vào một tài khoản chung và xem xét chúng một cách tổng thể để đưa ra phương án tốt nhất cho vấn đề tài chính gia đình.
2. Cùng nhau thảo luận về thói quen chi tiêu
Giả sử bạn hoàn toàn hài lòng khi mua sắm tại những cửa hàng quần áo thông thường (thậm chí là thích hàng giảm giá), trong khi người vợ/chồng của bạn lại thích “tậu” những món đồ hiệu. Như vậy, nếu nguồn thu nhập của một trong hai không phù hợp với thói quen mua sắm đồ đắt tiền thì có lẽ nó sẽ là một vấn đề cho cả hai.
Sự thỏa hiệp là một yếu tố rất quan trọng trong hôn nhân, khi cả hai cần phải cùng nhau gắn bó, san sẻ những trách nhiệm trong cuộc sống. Và khi hai người không thể đồng ý với nhau một vấn đề gì đó, hãy cố gắng cùng nhau tìm ra điểm chung mà cả hai có thể chấp nhận và thống nhất cách giải quyết. Ví dụ như trong trường hợp trên, để quản lý vấn đề tiền bạc trong hôn nhân, bạn và người còn lại có thể thống nhất mua sắm tại một thương hiệu thời trang có mức giá phải chăng.
3. Công khai về mọi khoản chi tiêu
Không chung thủy không phải lúc nào cũng chỉ liên quan đến việc ngoại tình. Đôi khi “không chung thủy” còn có thể là đối với mục tiêu tài chính, như việc mở một tài khoản ngân hàng khác riêng biệt, quỹ đen, thẻ tín dụng cá nhân, v.v. mà đối phương của bạn lại không biết.
Điều quan trọng trong quản lý vấn đề tiền bạc trong hôn nhân là cả hai phải thoải mái chia sẻ và trung thực về bất kỳ tài khoản phụ hoặc thẻ tín dụng khác nào mà bạn có, và sau đó hãy giải thích một cách hợp lý để đối phương không mất niềm tin vào bạn. Cuối cùng, cả hai nên thỏa thuận lại các mục tiêu tài chính chung, lưu lại và cùng nhau phấn đấu để đạt được nó.
4. Tìm hiểu sự khác biệt trong tính cách của mỗi người
Tư duy về tiền bạc của mỗi người thường là khác nhau. Rất có thể, một trong hai bạn là người luôn thoải mái với mọi thứ trong khi người còn lại luôn cân nhắc chi tiết, kỹ lưỡng; hay một người thích xài tiền trong khi người còn lại ưa thích tiết kiệm nhiều hơn.
Mặc dù sự khác biệt về tính cách có thể gây ra một số vấn đề nhưng đó không phải là gốc rễ thực sự trong câu chuyện quản lý vấn đề tiền bạc trong hôn nhân. Thay vào đó, vấn đề cần quan tâm lúc này chính là bất cứ khi nào một trong hai người không lắng nghe ý kiến của người còn lại, hoặc một người không muốn giải quyết ổn thỏa vấn đề tài chính.
Nếu là một người ưa chuộng tiết kiệm và quản lý các vấn đề tài chính, bạn đừng nên giữ mọi quyền kiểm soát tiền bạc trong gia đình cho riêng mình. Bạn cũng không nên cư xử thái quá và tỏ ra là một người “có kiến thức về tài chính” để chi phối, áp đặt suy nghĩ lên thói quen chi tiêu của người còn lại, điều này sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái và dễ phát sinh xung đột.
Còn nếu bạn là người thoải mái hơn trong vấn đề tài chính, đừng chỉ luôn gật đầu và nói lời khen ngợi với món đồ người kia sắp mua. Thay vào đó, bạn nên cân nhắc đưa ra quan điểm một cách khách quan nhất của bản thân đối với món đồ, thể hiện sự quan tâm đến tính cần thiết của món đồ đó.
5. Đừng thỏa mãn tất cả mong muốn của con trẻ
Con bạn năn nỉ bạn mua một máy trò chơi điện tử mới ra mắt. Trong khi bạn đang cân nhắc dựa trên những thành tích của con trong khoảng thời gian gần đây, thì người còn lại tỏ ra khó chịu vì số tiền đó không nằm trong ngân sách chung của gia đình. Và cuộc tranh cãi cũng bắt đầu từ đây. Bạn lại rơi vào bàn cân so sánh: Kỳ vọng chưa được đáp ứng (của con) và Sự khác biệt trong thói quen, suy nghĩ về việc chi tiêu tiền (của vợ/chồng).
Như vậy, cho dù đó là mua đồ chơi, cho con tiền tiêu vặt hay trả tiền mua dụng cụ thể thao, thì vô hình chung con cái đã mở ra sự khác biệt trong cách mà các cặp vợ chồng nhìn nhận về tiền bạc. Cách giải quyết hiệu quả nhất lúc này có lẽ là cả hai vợ chồng cùng ngồi xuống, thảo luận với nhau về vấn đề và cùng tìm cách giải quyết, cùng nhau tìm cách lập ngân sách cho những gì con bạn thực sự cần.
6. Cùng nhau đặt ra những kỳ vọng phù hợp
Khi nói đến tiền bạc và các mối quan hệ, những kỳ vọng không được đáp ứng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều xung đột. Cách nhanh nhất khiến bạn cảm thấy không được thỏa mãn hay không hài lòng với người bạn đời của mình là khi bạn mong đợi mọi thứ diễn ra theo một hướng nhất định, nhưng rồi nhận ra thực tế lại diễn ra theo cách khác.
Nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ phải mua nhà ngay sau khi kết hôn, thì bạn sẽ dễ cảm thấy thất vọng nếu thấy mình vẫn đang sống trong căn hộ cho thuê sau một năm ngày cưới. Nhìn chung, đừng cho phép những kỳ vọng thiếu thực tế, vốn khó thực hiện cho cả hai, có cơ hội khiến cho vợ chồng bạn bất đồng.
Thực tế là, không có bất kỳ quy tắc nào yêu cầu một cặp vợ chồng phải mua nhà, sinh con hay đi du lịch Paris trong năm đầu hôn nhân. Nếu những kỳ vọng đó không khả thi với vợ chồng bạn ngay bây giờ thì cũng đừng nên lo lắng. Theo đó, bạn nên dành sự quan tâm và ưu tiên nhiều hơn cho các vấn đề tiền bạc, từ đó làm nền tảng xây dựng một nguồn tài chính vững chắc cho gia đình và tạo cơ hội để hai bạn cùng nhau thực hiện ước mơ của mình.
7. Tiền bạc và hôn nhân nên đi đôi với nhau
Một lời khuyên hữu ích cho các cặp vợ chồng là, ngừng mắc phải những sai lầm về tiền bạc và hãy cố gắng tìm điểm chung trong quan điểm, về cách giải quyết hiệu quả các vấn đề tài chính. Bởi vì, việc lắng nghe, nuôi dưỡng một mối quan hệ hôn nhân vững chắc đòi hỏi cần thời gian và sự chủ động từ mỗi bên. Dù điều này có thể là một quá trình khó khăn và không cho ra ngay kết quả như bạn mong muốn. Nhưng dù sao, qua cuộc trò chuyện và những chia sẻ từ hai phía, bạn có thể học được cách thảo luận về vấn đề tài chính gia đình một cách hiệu quả hơn.
Vì vậy, hãy quan tâm nhiều hơn đến vợ/chồng và chia sẻ với họ những vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình để thấu hiểu nhau nhé.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Sinh viên mới ra trường xây dựng kế hoạch tài chính
26/12/24
Cách áp dụng phương pháp Kaizen cải thiện cuộc sống
18/12/24
Cách lập ngân sách chi tiêu hiệu quả
27/11/24
Mua trước, trả sau và thực trạng tại Hoa Kỳ
20/11/24
Những điều bạn cần biết về Cyber Monday
14/11/24
Những bài học dạy trẻ về tiền bạc
27/10/24
Cách tiết kiệm tiền lương và tích lũy đầu tư hàng tháng cho dân công sở
16/10/24
Quản lý tài chính cá nhân cho nhân viên văn phòng
20/08/24
Sinh viên mới ra trường xây dựng kế hoạch tài chính
26/12/24
Cách áp dụng phương pháp Kaizen cải thiện cuộc sống
18/12/24
Cách lập ngân sách chi tiêu hiệu quả
27/11/24
Mua trước, trả sau và thực trạng tại Hoa Kỳ
20/11/24
Những điều bạn cần biết về Cyber Monday
14/11/24
10 bài học tài chính từ những bộ phim Giáng sinh
11/11/24
Những bài học dạy trẻ về tiền bạc
27/10/24
Kiểm soát cảm xúc, làm chủ tài chính
23/10/24