Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

11 điều cần biết trước khi bắt đầu một thẻ tín dụng

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Có một chiếc thẻ tín dụng đầu tiên là một cột mốc quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân của bạn. Bạn có thể xem xét tới những loại thẻ dành cho người mới bắt đầu như Thẻ tín dụng sinh viên, Thẻ tính dụng ký quỹ, hay Thẻ tín dụng thông qua hợp đồng bảo hiểm.

    - Kiến thức tài chính cá nhân cơ bản vè thẻ tín dụng bạn cầnnắm rõ là lãi suất tín dụng, và các chi phí khác liên quan đến thẻ tín dụng để có thể giảm thiểu các mức chi trả của mình. Hãy duy trì số dự nợ dưới 30% tổng hạn mức khả dụng, và luôn thanh toán đúng hạn để có thể đạt được điểm tín dụng tốt nhất.

    Nhận được thẻ tín dụng đầu tiên là một cột mốc quan trọng, nó là một sự điều chỉnh lớn trong việc quản lý tài chính cá nhân của bạn. Bạn có thể đã kiến thức tài chính cá nhân về cách hoạt động của thẻ tín dụng và sử dụng nó một cách có trách nhiệm, nhưng có một vài chi tiết mà nhiều người thường hay bỏ qua vì chúng khá phức tạp để hiểu được hết. Việc hiểu rõ những thông tin chi tiết đó trước khi sở hữu một tấm thẻ này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền và xây dựng một báo cáo tín dụng một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

    Hãy bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về thẻ tín dụng với 11 điều sau đây nhé!


    1. Thẻ tín dụng tốt nhất không dành cho người mới bắt đầu

    Là một người mới bắt đầu sử dụng tín dụng, có thể bạn sẽ chưa đủ điều kiện để nhận một chiếc thẻ tín dụng tốt nhất, có nhiều ưu đãi và đặc quyền phong phú, như là hưởng mức lãi suất 0%. Các sản phẩm tín dụng tốt nhất đó chỉ dành cho những người có lịch sử tín dụng dài, và đáp ứng được các yêu cầu về một mức thu nhập nhất định và ổn định.

    Bạn có thể sẽ phải bắt đầu với loại thẻ có hạn mức tín dụng khá thấp, so với mức thu nhập của mình, trong lần đầu tiên mở thẻ, do những hạn chế về thông tin lịch sử tín dụng bạn cấp cho bên phát hành thẻ. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại thẻ, dành cho người lần đầu mở thẻ, vẫn cung cấp những ưu đãi xứng đáng và không tính phí hàng năm. Bạn có thể xem xét những loại thẻ khác nhau đó sau đây:

    - Thẻ tín dụng sinh viên, thường được hỗ trợ lãi suất 0% và có hạn mức trung bình từ 2-15 triệu đồng. Điều kiện mở thẻ thường là, sinh viên đại học năm 3 trở lên và có điểm học trung bình là 7 điểm.

    - Thẻ tín dụng ký quỹ (hay còn gọi là thẻ tín dụng có đảm bảo), thường yêu cầu một số tiền nhất định nộp vào thẻ ban đầu để làm tài sản đảm bảo cho hạn mức vay được cấp, do vậy nên lãi suất của thẻ này thường có mức lãi suất cạnh tranh hơn nhiều so với thẻ tín dụng thông thường.

    - Thẻ tín dụng phụ; bạn có thể đồng sở hữu thẻ với một người chủ thẻ khác, có thể là cha mẹ hay anh/chị của bạn, và qua đó có được mức lãi suất cũng như hạn mức tín dụng mà họ đang sẵn có.

    - Thẻ tín dụng thông qua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; một số ngân hàng hiện nay cho phép bạn sử dụng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (làm tài sản thế chấp) để mở thẻ tín dụng mà không cần chứng minh thu nhập.

    2. Khoản ký quỹ sẽ giúp việc sở hữu một thẻ tín dụng trở nên dễ dàng hơn

    Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đạt các điều kiện để được cấp thẻ tín dụng đầu tiên, thì hãy thử tìm tới loại thẻ tín dụng ký quỹ, hay thẻ tín dụng có đảm bảo. Thẻ này được thiết kế dành cho những người có lịch sử tín dụng xấu hoặc chưa từng sử dụng tín dụng.

    Để mở tài khoản, trước tiên bạn cần có một số tiền nhất định để nộp, hay được hiểu là đặt cọc, vào thẻ. Hạn mức tín dụng của bạn thường sẽ bằng với khoản tiền nộp vào đó của bạn. Tuy nhiên, hạn mức này cũng tùy thuộc vào tổ chức tín dụng và loại thẻ. Hầu hết các thẻ có đảm bảo đều cho phép bạn gửi nhiều tiền hơn nếu như bạn muốn nâng hạn mức tín dụng của mình cao hơn.

    Chậm trễ trong các khoản thanh toán có thể đồng nghĩa với việc mất khoản tiền gửi này, nghĩa là, đối với bất kỳ khoản đến hạn nào chưa được thanh toán, chúng sẽ được tự động khấu trừ vào khoản tiền gửi đảm bảo ban đầu của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn luôn thanh toán đúng hạn và chi tiêu dưới hạn mức của thẻ, bạn có thể tạo ra tín dụng tốt chỉ trong vòng vài tháng. Tại thời điểm đó, công ty phát hành có thể nâng cấp tài khoản của bạn lên thành thẻ tín dụng không có đảm bảo thông thường. Trong trường hợp này, tiền đặt cọc của bạn sẽ được hoàn lại.

    3. Chiếc thẻ tín dụng đầu tiên có thể giúp bạn xây dựng báo cáo tín dụng, hoặc ngược lại

    Một trong những lý do hàng đầu để bắt đầu sở hữu một chiếc thẻ tín dụng là để giúp xây dựng điểm tín dụng cá nhân. Tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận, nó có thể gây ra tác dụng ngược, phá huỷ mức độ tín nhiệm của bạn ngay từ lúc bắt đầu. Tất cả là phụ thuộc vào những gì bạn làm.

    Hàng tháng, công ty phát hành thẻ của bạn sẽ báo cáo hoạt động thẻ tín dụng của bạn cho các cơ quan tín dụng, nơi đánh giá và xếp hạng điểm tín dụng của bạn. Thông tin được báo cáo bao gồm liệu các khoản thanh toán của bạn có đúng hạn hay không và bạn đã sử dụng bao nhiêu trong khoản hạn mức tín dụng được cấp. Những lần thanh toán muộn hay sử dụng tối đa hạn mức thường được đánh giá là không tốt đối với điểm tín dụng của bạn.

    Để đảm bảo rằng báo cáo thẻ tín dụng của bạn trong tình trạng tốt nhất, hãy thanh toán đầy đủ và đúng hạn hàng tháng và giữ mức dư nợ ở mức thấp hơn hạn mức tín dụng của bạn. Các cố vấn tài chính cá nhân khuyên bạn  hãy luôn giữ số dư nợ tín dụng của bạn dưới 30% tổng hạn mức được cấp, để có thể dễ dàng đạt được mức điểm tín dụng cao nhất.

    4. Kiến thức tài chính cá nhân quan trọng: Hãy xem xét lãi suất và phí trước khi đăng ký

    Trước khi quyết định đăng ký mở thẻ, bạn nên xem xét, so sánh các mức lãi suất và phí của một vài công ty phát hành thẻ khác nhau. Chúng có thể bao gồm:

    - Phí thường niên, hoặc phí mà chủ thẻ phải thanh toán hàng năm; tuỳ công ty phát hành, có thể miễn phí hoặc giao động từ khoảng 100,000đ – 500,000đ/năm.

    - APR, hoặc lãi suất phần trăm hàng năm. Đây là lãi suất bạn sẽ trả cho các số dư bạn nắm giữ qua mỗi tháng. Lãi suất này hiện nay rơi vào khoảng từ 25% - 45% một năm, hay 2% - 3.75% một tháng.

    - Phí giao dịch nước ngoài, hoặc phí được tính khi giao dịch bên ngoài Việt Nam, thường sẽ ở mức 3%.

    - Phí trả chậm, được tính khi bạn thanh toán chậm, dù chỉ một ngày sau ngày đến hạn thanh toán, hoặc nếu bạn không thanh toán ít nhất số tiền tối thiểu khi đến hạn. Mức phí này thường dao động từ 4% đến 6% tính trên khoản dư nợ tối thiểu.

    Tuy nhiên, nên lưu ý là, sẽ có một số thông tin bạn sẽ không nhận được cho đến khi đăng ký. Ví dụ, trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không biết được hạn mức thẻ tín dụng của mình là bao nhiêu cho đến khi đơn đăng ký của bạn được chấp thuận.

    5. Những khoản phí thẻ tín dụng có thể tránh được

    Ngoài lãi suất vay, thẻ tín dụng thường có rất nhiều chi phí liên quan khác. Tuy nhiên bạn không phải quá quan tâm tới chúng. Và chúng có thể hoàn toàn được tránh khỏi nếu như bạn chỉ dùng thẻ cho những mục đích và nhu cầu tài chính cơ bản như mua sắm, ăn uống hoặc chi trả các hoá đơn thiết yếu. Đừng quá lo lắng về phí nếu như những điều sau đây áp dụng cho bạn:

    - Như đã nói trên, nếu sở hữu những loại thẻ như thẻ tín dụng ký quỹ hay thẻ sinh viên, bạn sẽ không cần bận tâm tới phí hàng năm hay mức lãi suất cao.

    - Phí trễ hạn sẽ không phải là vấn đề nếu bạn thanh toán đúng hạn.

    - Phí giao dịch nước ngoài cũng sẽ không có tác động gì đến bạn nếu như bạn chỉ dùng thẻ trong nước.

    - Phí vượt quá giới hạn cũng sẽ không thành vấn đề nếu như bạn chọn mức bảo vệ thấu chi khi mới mở thẻ, và thanh toán mức thấu chi này trong thời hạn quy định sẽ giúp bạn tránh được cả lãi suất.

    6. Lãi suất cũng hoàn toàn có thể tránh được

    Nói về các chi phí có thể tránh được, bất kể APR thẻ tín dụng của bạn có cao tới đâu, bạn cũng không phải trả bất kỳ mức lãi suất nào miễn là bạn thanh toán đầy đủ các khoản dư nợ của mình hàng tháng.

    Thường bạn sẽ có 45 ngày để thanh toán đầy đủ mà không phải chịu lãi. Cụ thể hơn, chu kỳ thanh toán thẻ tín dụng thường là 30 ngày, vào cuối chu kỳ, tổ chức phát hành thẻ sẽ gửi cho bạn một bảng sao kê thể hiện tất cả số dư nợ và các giao dịch trong tháng của bạn. Kể từ ngày nhận được sao kê, bạn sẽ có thêm 15 ngày sau đó để hoàn thành thanh toán tất cả số dư. Và sau tổng cộng 45 ngày, bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi trên tổng số dư nợ còn lại chưa được thanh toán. Số dư nợ và lãi vay có thể được tích luỹ từ tháng này sang tháng khác nếu như bạn không thanh toán đầy đủ.

    Do vậy, lãi suất thẻ tín dụng là hoàn toàn có thể tránh được, nếu bạn duy trì thanh toán các khoản dư nợ của mình đầy đủ và đúng hạn.

    7. Kiến thức tài chính cá nhân quan trọng:Bạn nên trả nhiều hơn mức thanh toán tối thiểu, và tốt nhất trả hết tiền nợ

    Mức thanh toán tối thiểu hàng tháng là số tiền tối thiểu mà bạn phải trả trên tổng dư nợ của bạn trong một kỳ sao kê (30 ngày). Bảng sao kê thẻ tín dụng thường sẽ hiển thị các khoản thanh toán đến hạn và số tiền tối thiểu bạn cần phải trả để giữ cho tài khoản của mình ở trạng thái tốt và không bị tính lãi.

    Trên thực tế, việc thanh toán ít hơn ở hiện tại sẽ đồng nghĩa với việc phải trả nhiều hơn trong tương lai, khi số dư có thể bị cộng dồn với lãi vay, hoặc thậm chí phí trả chậm. Số tiền thanh toán tối thiểu thường bao gồm lãi và phí của tháng trước (nếu có) và chỉ một phần nhỏ của số dư hiện tại. Vì vậy, khi bạn chỉ trả mức tối thiểu, bạn không thực sự thanh toán được bao nhiêu với tổng dư nợ hiện có của mình. Và khi điều này tiếp tục xảy ra, và bạn vẫn tiếp tục chi tiêu dựa vào thẻ tín dụng của mình, chẳng mấy chốc số dư nợ thẻ tín dụng của bạn sẽ trở thành quả cầu tuyết khủng lồ và vượt quá khả năng chi trả của bạn.

    Do vậy, các cố vấn tài chính cá nhân khuyên bạn đừng nên chỉ thanh toán mức tối thiểu hàng tháng, mà hãy cố gắng trả toàn bộ các khoản nợ phát sinh trong tháng của mình, hoặc ít nhật thánh toán nhiều nhất có thể vào đúng hạn để tránh tình trạng bị cuốn vào nợ chồng chất từ tháng này sang tháng khác. Ngoài ra, nếu bạn thanh toán toàn bộ nợ phát sinh trong tháng, thì bạn sẽ không phải trả lãi suất. 

    8. Kiến thức tài chính cá nhân quan trọng: Thanh toán chậm sẽ khiến bạn phải trả một cái giá rất đắt

    Tùy thuộc vào mức độ trả chậm thanh toán của bạn, bạn có thể phải đối mặt với:

    - Phí trả chậm, hay lãi chậm trả, tính trên tổng dư nợ chưa được thanh toán sau ngày đến hạn. Mức phí này thường dao động từ 4% đến 6% tính trên khoản dư nợ tối thiểu, và được tính như sau: Dư nợ x % Lãi chậm trả x Số ngày chậm trả.

    - Phí APR phạt. Hầu hết các thẻ tín dụng không còn tính phí APR phạt, nhưng một số khác thì vẫn còn. Phí APR phạt sẽ được áp dụng khi bạn thanh toán muộn, và nó sẽ tăng lãi suất vay thông thường của bạn lên thêm 30% hoặc hơn ngay lập tức cho các giao dịch mới. Và nếu thanh toán trễ hơn 60 ngày, phí APR phạt đó cũng có thể được áp dụng lên toàn bộ số dư chưa thanh toán hiện có của bạn.

    - Ảnh hưởng xấu đến mức độ tín nhiệm của bạn. Thanh toán trễ một ngày sẽ không ảnh hưởng bao nhiêu đến xếp hạng tín dụng của bạn. Nhưng nếu bạn trả chậm từ 30 ngày trở lên, điểm tín dụng của bạn có thể bị lao dốc từ đó.

    Bạn có thể cân nhắc thiết lập thanh toán tự động từ tài khoản ngân hàng của bạn để thực hiện thanh toán trên thẻ tín dụng của mình. Hoặc, nếu bạn lo lắng về việc thấu chi, hãy ghi lại ngày đến hạn thanh toán trên lịch như một lời nhắc nhở.

    9. Sử dụng tối đa hạn mức có thể làm giảm điểm tín dụng của bạn

    Tỷ lệ sử dụng nợ tín dụng thể hiện tỷ lệ dư nợ hiện có trong một chu kỳ trên tổng hạn mức tín dụng khả dụng của bạn. Đây là một yếu tố chính trong việc tính điểm tín dụng của bạn. Khi tỷ lệ sử dụng của bạn tăng lên quá cao, ví dụ như từ 75% trở lên, nghĩa là bạn sử dụng 15 triệu đồng trên tổng hạn mức 20 triệu đồng, thì điểm tín dụng của bạn có thể bị ảnh hưởng đáng kể theo thời gian, nếu việc này được duy trì.

    Tỷ lệ sử dụng nợ tín dụng của bạn càng thấp càng tốt. Để duy trì điểm tín dụng của bạn ở mức tốt, hãy cố gắng sử dụng ít hơn 30% tổng hạn mức khả dụng của bạn mọi lúc.

    10. Đối phó với gian lận, lừa đảo thẻ tín dụng không khó như bạn tưởng

    Nếu nỗi sợ bị gian lận, lừa đảo khiến bạn chần chừ trong việc kích hoạt chiếc thẻ tín dụng đầu tiên của mình, thì hãy hiểu rằng thẻ tín dụng hiện nay luôn cung cấp cho bạn nhiều tính năng chống gian lận nhiều hơn so với thẻ ghi nợ hay thẻ ATM. Bạn luôn có thể báo cáo cho ngân hàng của mình biết khi sự việc này xảy ra, và họ sẽ giúp bạn lấy lại số tiền đã mất, tuy điều đó sẽ mất khá nhiều thời gian để giải quyết.

    Một số lưu ý sau đây có thể thực sự hữu ích và cần phải được nắm rõ khi việc gian lận thẻ tín dụng xảy ra:

    - Đó là tiền của công ty phát hành thẻ đang bị đe dọa, không phải của bạn. Tổ chứ phát hành thường sẽ giải quyết những vấn đề này và giúp bạn xóa chúng khỏi số dư nợ của mình, thường là ngay lập tức sau khi được báo cáo.

    - Bạn không phải trả tiền. Đối với các giao dịch mua trái phép bằng thẻ tín dụng bạn sẽ được bảo vệ bởi các chính sách “không chịu trách nhiệm pháp lý” của các tổ chức phát hành cũng như các mạng thẻ tín dụng uy tín như Visa và Mastercard.

    - Huỷ thẻ và đăng ký một thẻ thay thế mới là tương đối dễ dàng. Sau khi bạn gọi cho nhà phát hành để trình bày với họ về gian lận trong tài khoản của bạn, họ sẽ hủy thẻ của bạn và gửi cho bạn một thẻ mới, và như vậy không ai có thể thực hiện giao dịch thông qua số thẻ cũ của bạn được nữa.

    11. Nếu bạn bị từ chối cấp thẻ tín dụng, công ty phát hành sẽ cho bạn biết lý do

    Việc bị từ chối cấp thẻ tín dụng là một điều đáng tiếc, nhưng bạn có thể học hỏi từ nó. Một số các tổ chức phát hành thẻ có thể sẽ gửi cho bạn lời giải thích về quyết định của họ. Những lý do bị từ chối thường là thu nhập của bạn quá thấp, thiếu lịch sử báo cáo tín dụng, có quá nhiều thẻ tín dụng ở những tổ chức khác, hoặc do tín dụng xấu. Biết rõ lý do mình bị từ chối có thể giúp bạn trong việc tìm cách cải thiện cơ hội để được chấp thuận vào lần sau.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán