Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Ảnh hưởng của phong cách sống đến sức khỏe tài chính

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Sự kiên nhẫn có thể là một động lực mạnh mẽ giúp bạn tăng cường tiết kiệm và đạt được sự ổn định về tài chính.

    - Bằng cách rèn luyện tính kiên nhẫn, lập mục tiêu tài chính cá nhân, và đưa ra những lựa chọn sáng suốt về chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư, bạn có thể xây dựng một tương lai tài chính thịnh vượng cho bản thân và gia đình mình.

    Tuy nhiên, phong cách sống và thói quen hàng ngày cũng tác động đáng kể đến sức khỏe tài chính cả trong ngắn hạn và dài hạn.

    Hãy cùng tìm hiểu những yếu tố nào trong phong cách sống của bạn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính cá nhân của mình trong bài sau nhé.

    1. Thói quen chi tiêu thông minh

    Phong cách sống đầu tiên và có lẽ là quan trọng nhất ảnh hưởng đến tài chính cá nhân là thói quen chi tiêu của chúng ta. Nếu như phong cách sồng của bạn làm cho bạn chi tiêu quá rộng rãi cho bản thân tại thời điểm hiện tại, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tài chính của bạn trong tương lai.

    Nhiều người thường chi tiêu quá tay vào những món đồ không cần thiết hoặc không đủ khả năng chi trả, có thể thậm chí dẫn đến thâm hụt ngân sách hàng tháng. Ví dụ, nhiều bạn nữ có thể muốn mua một chiếc túi sách hàng hiệu, hay các bạn nam muốn mua một chiếc điện thoại hiện đại nhất vì họ muốn theo kịp các đồng nghiệp của mình, nhưng việc này lại làm cho bạn mắc nợ một số tiền trong môt khoảng thời gian. 

    Việc lựa chọn phong cách sống phù hợp với tình trạng tài chính là rất quan trong. Chi tiêu thông minh và luôn chi tiêu ít hơn sô tiền bạn kiếm là nguyên tắc cơ bản nhất dẫn đến sự ổn định tài chính. Và để có thể quản lý chi tiêu tốt hơn, sẽ cần phải lập mục tiêu tài chính cá nhân và quản lý chi tiêu hàng tháng, hàng quý. 

    2. Lựa chọn nghề nghiệp và lập mục tiêu tài chính cá nhân

    Lựa chọn việc làm và nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tài chính cá nhân của mỗi người. Việc lựa chọn một công việc phù hợp với kỹ năng và sở thích là rất quan trọng.

    Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét khả năng kiếm tiền, tiềm năng phát triển, cơ hội thăng tiến từ công việc/ vị trí đó, bên cạnh nhận được một nguồn thu nhập ổn định. 

    Một số bạn trẻ khi mới ra trường thường băn khoăn không biết làm gì, hoặc công việc có phù hợp không? Về bản chất, ta sẽ chỉ có thể xác định được những thứ mà ta không thích, còn lai vẫn phải là thử với tâm thế chiến đâu hết mình. Nếu chỉ có tâm thế thử, sẽ rất dễ nản khi gặp một chút khó khăn, và có thể sẽ không nêm được trái ngọt của sự thành công, và từ đó cũng sẽ không tiến xa trong công việc và có thu nhập ổn định. 

    Việc chọn nghề nghiệp ổn định và tiềm năng cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung của chúng ta.

    3. Quản lý nợ

    Cách chúng ta tiếp cận và quản lý nợ là một khía cạnh quan trọng trong tài chính cá nhân. Mặc dù một số khoản nợ là không thể tránh khỏi, chẳng hạn như chi phí giáo dục, mua nhà hoặc xe hơi, nhưng việc vay nợ để sống cuộc sống vượt quá khả năng, vay nợ cho các hoạt động xa xỉ hoặc giải trí chắc chắn sẽ dẫn đến kho khăn tài chính trong tương lai. 

    Việc vay nợ có thể khiến chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần và không thể nào thoát ra được. Vì thế mà cách quản lý nợ của mỗi người sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể trong tình hình tài chính. Bằng cách thanh toán toàn bộ khoản vay phát sinh trong thẻ tín dung, thanh toán định ký, đầy đủ các khoản vay khác, và tránh phí trả chậm và giảm thiểu chi phí lãi vay là điều cần thiết.

    4. Nhà ở

    Nhà ở chiếm một tỉ lệ chi phí đáng kể trong thu nhập của mỗi người. Lựa chọn ở nhà mua hay thuê, nhà mặt đất hay chúng cư, vị trí của ngôi nhà đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chúng ta.

    Sức khỏe tài chính của bạn sẽ bị tổn thưởng nếu bạn mua nhà và sống ở khu đắt đỏ. Trong khi thuê nhà có thể là lựa chọn thông minh hơn nếu nó rẻ hơn so với mua, đặc biệt nếu bạn chưa có kế hoạch cho tương lai. Nhìn chung chi phí thuê nhà chi có thể chiếm khoảng 20-30% thu nhập của bạn. 

    Nếu vừa mong muốn sống trong khu hiện đai và chi phí vừa phải, có thể xem xet chia sẽ căn nhà với một nhóm bạn. Vẫn là tìm kiếm những phương án để có thể duy trì phong cách sống trong khoản tài chính cho phép.


    5. Chăm sóc sức khỏe

    Sức khỏe là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân, tuy nhiên chi phí cho mỗi lần khám và điều trị thì rất đắt đỏ. Việc lựa chọn hệ thống chăm sóc sức khỏe phù hợp có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí.

    Vì thế, bảo hiểm y tế sẽ là lựa chọn phù hợp, nó sẽ giúp chúng ta giảm thiểu việc chi trả các hóa đơn y tế đắt đỏ. Không những thế, duy trì thói quen sống lành mạnh sẽ giúp bạn có một sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như là tài chính tốt.

    6. Đời sống xã hội

    Đời sống xã hội đóng vai trò quan trọng đối với hạnh phúc và sự phát triển của chúng ta nhưng đồng thời nó cũng là một nguồn chi phí đáng kể. Việc đi chơi với bạn bè, tham gia các sự kiện và du lịch thường xuyên có thể gây áp lực lớn cho số dư tài khoản của bạn. Điều quan trọng là cần phải cân bằng giữa giao tiếp xã hội và chi tiêu theo khả năng của mình. Thay vì chi tiêu cho các hoạt động xa xỉ, bạn có thể tìm cho mình những hoạt động giải trí miễn phí hoặc có chi phí thấp như đi dã ngoại, xem phim tại nhà để tiết kiệm chi phí mà vẫn giữ được sự hào hứng và niềm vui của cuộc sống xã hội.

    7. Tài chính cá nhân tại Việt Nam

    Việt Nam là đất nước có chi phí sinh hoạt tương đối thấp, nhiều người sống với ngân sách thắt chặt và luôn cố gắng tiết kiệm mọi khoản chi tiêu không cần thiết. Họ cũng chọn ở chung hoặc ở cùng gia đình để tránh chi phí thuê nhà cao. Họ chọn thức ăn đường phố địa phương và sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì phương tiện cá nhân để tiết kiệm chi phí.

    Hơn nữa, người Việt Nam có văn hóa tiết kiệm rất mạnh mẽ, nhiều người dành ra một phần thu nhập hàng tháng tùy thuộc vào mức thu nhập, chi phí sinh hoạt và mục tiêu tài chính cá nhân để gửi tiết kiệm. Theo nghiên cứu của HSBC (2019), người Việt Nam tiết kiệm trung bình 13.9% thu nhập mỗi tháng và là một trong những quốc gia có ý định tiết kiệm cao nhất trên thế giới.

    Theo khảo sát của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam năm 2020, nợ tiêu dùng và nợ liên quan đến nhà ở là hai loại nợ phổ biến nhất của các hộ gia đình Việt Nam. Tỷ lệ nợ trên thu nhập bình quân của các hộ gia đình Việt Nam là 43%, cho thấy nhiều hộ gia đình Việt Nam có nghĩa vụ nợ cao hơn thu nhập của họ. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình Việt Nam cũng cho biết đang mắc nợ từ các khoản vay giáo dục và vay mua xe. Do đó, việc lập mục tiêu tài chính cá nhân, xem xet thói quen chi tiêu, và quản lý nợ sẽ giúp bạn có một sức khỏe tài chính ổn định.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán