Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Vì sao bạn nên tiết kiệm ngay khi còn là sinh viên?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Tiết kiệm, tích lũy theo mục tiêu khi còn là sinh viên sẽ đem lại ý nghĩa vô cũng quan trọng cho hiện tại và cả tương lai của mỗi cá nhân.

    - Kết hợp lập mục tiêu tài chính cá nhân, tiết kiệm tích lũy theo mục tiêu và chi tiêu thông minh ngay từ thời sinh viên sẽ giúp bạn tận hưởng một cuộc sống có ý nghĩa.  

    Tiết kiệm, tích lũy theo mục tiêu là điều cần thiết đối với bất kỳ ai

    Tiết kiệm có thể là một việc không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với sinh viên - nhưng nó hoàn toàn có thể thực hiện được. Trên thực tế, nếu đang là sinh viên thì ai cũng muốn tiêu xài tiền của mình. Bởi đôi khi, tại thời điểm đó, tiêu tiền có thể là một "thú vui", bạn coi đó như một liệu pháp mang lại cảm xúc tích cực cho bản thân và như một cách để tận hưởng tuổi trẻ. Đó có thể là việc bạn mua quần áo mới, thưởng thức tại các quán ăn "sang chảnh", trải nghiệm cà phê đắt tiền, v.v.

    Mặc dù việc thi thoảng "hưởng thụ" không có gì là sai trái, song tiết kiệm vẫn là một kỹ năng nên có đối với mỗi sinh viên. Theo đó, kỹ năng tiết kiệm khi còn là sinh viên sẽ đem lại ý nghĩa vô cũng quan trọng cho hiện tại và cả tương lai của mỗi cá nhân.  

    Vì sao sinh viên cần tiết kiệm, tích lũy theo mục tiêu?

    Với tầm quan trọng của việc tiết kiệm như đã nêu ở trên, dưới đây là 9 lý do vì sao sinh viên nên học cách tiết kiệm tiền.

    1. Tiết kiệm, tích lũy cho mục tiêu Quỹ khẩn cấp

    Một trong những lý do chính để bạn tập thói quen tiết kiệm tiền kể từ khi còn là sinh viên là nhằm xây dựng được một “quỹ khẩn cấp”. Dù việc này tương đối đơn giản, song hầu hết mọi người đều không lập mục tiêu tài chính cá nhân và có sự chuẩn bị cho quỹ khẩn cấp của mình. 

    Nói một cách ngắn gọn, quỹ khẩn cấp là khoản tiền tương đương từ 3 - 6 tháng chi phí sinh hoạt của bạn, để dành phòng hờ cho các trường hợp khẩn cấp.

    Đối với những bạn sinh viên, ngoài tiền ăn và các hoạt động ngoại khóa thì bản thân cũng chưa phát sinh quá nhiều chi phí cần chi trả. Tuy vậy, lời khuyên là các bạn nên cố gắng tích lũy cho mục tiêu quỹ khẩn cấp của mình. Nó sẽ cần thiết cho những chi phí phát sinh bất ngờ, như chi phí về quê, học phí tăng, mua/sửa laptop, phương tiện di chuyển gặp vấn đề, bệnh tật, v.v. Nhờ quỹ khẩn cấp, bạn đã giảm thiểu những rắc rối và nợ nần có thể phải đối mặt từ các chi phí ngoài ý muốn.

    Không những thế, quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và bình tâm hơn, vì biết rằng, dẫu có đối mặt với điều gì bất trắc không lường trước thì tài chính cá nhân của bạn không là vấn đề quá rắc rối.

    2. Để xây dựng ý thức tiết kiệm tốt

    Lý do tiếp theo vì sao các bạn sinh viên nên tiêt kiệm chỉ đơn giản là để tập tính tiết kiệm từ sớm. Dành dụm một phần số tiền của mình là một trong những thói quen quan trọng nhất mà ai cũng cần học.

    Việc chi tiêu quá mức có thể dẫn đến những vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Mức lương hay số tiền bạn sở hữu không là yếu tố quyết định cho việc bạn “nên hay không nên” tiết kiệm. Lương cao, lương thấp hay thậm chí cả không có lương, bạn vẫn nên tập thói quen tiết kiệm. Hãy trích ra một khoảng tiền nhất định từ số tiền mình sở hữu và đưa vào một tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư.

    Càng về già, thu nhập của bạn sẽ tăng, và chi phí cũng vậy. Do đó, càng chần chừ, chờ đợi, thì về sau việc xây dựng thói quen tiết kiệm sẽ càng khó khăn. Nếu bạn lúc nào cũng xài hết 100% thu nhập của mình, thì bạn đang đặt tài chính cá nhân vào tình thế vô cùng nguy hiểm - không có nguồn tiền dự phòng vì không còn thu nhập khi về già.

    3. Tận dụng hiệu ứng "lãi kép"

    Việc tiết kiệm tiền từ khi còn là sinh viên sẽ tạo nên sự khác biệt lớn cho khoản tiền bạn sở hữu khi nghỉ hưu. Thực chất, nếu bạn biết sử dụng "thủ thuật" một cách hợp lý, bạn có thể về hưu sớm hơn mọi người xung quanh, còn được gọi là trào lưu "FIRE - Độc lập tài chính nghỉ hưu sớm".

    Vậy bạn có thể bắt đầu bằng cách nào? Hãy tận dụng hiệu ứng "lãi kép". Nói một cách đơn giản, lãi kép là khi bạn kiếm được tiền lãi ngay trên số tiền gốc tiết kiệm ban đầu và tiền lãi tích lũy từ các kỳ trước.

    Ví dụ, năm 20 tuổi, bạn gửi tiết kiệm 10 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng với lãi suất 5% được cộng dồn hàng năm. Năm thứ nhất, bạn nhận được 0.5 triệu đồng tiền lãi và tổng số tiền (cả gốc và lãi) là 10.5 triệu. Năm thứ hai, bạn sẽ nhận được 5% tiền lãi của tổng số tiền gốc 10.5 triệu, tức là 0.525 triệu đồng và tổng số tiền bạn có là 11.25 triệu đồng.

    Cứ như vậy, đến năm bạn 55 tuổi (thời hạn 35 năm), tổng số tiền cả gốc lẫn lãi của bạn nhân được sẽ là: 10 triệu đồng x (1 + 5%) 35 = 55.2 triệu đồng. Tức là số tiền của bạn đã tăng gấp 5.5 lần sau 35 năm, nhờ hiệu ứng lãi kép.

    Cơ chế "lãi chồng lãi" có thể tạo ra lợi nhuận ngày càng lớn dựa trên số tiền gốc ban đầu. Nên bắt đầu tiết kiệm càng sớm, tiền lãi tích lũy sẽ càng nhiều, và nó được cộng dồn vào tiền gốc để tiếp tục tạo ra tiền mới.


    4. Trả nợ

    Nếu bạn là sinh viên đại học, bạn có thể có một khoản vay sinh viên để tài trợ cho việc học của mình. Nếu bạn không phải là vay thì đây là lợi thế cho bạn.

    Tuy vậy, trong trường hợp đi vay, bạn nên dành dụm tiền từ bây giờ để góp vào trả dần những chi phí hiện tại hoặc tương lai liên quan đến học phí. Mặc dù bạn có thể tất toán khoản vay một lần sau khi tốt nghiệp, nhưng tại sao không bắt đầu trả dần dần từ sớm? Bắt đầu càng sớm, khoản nợ sẽ được xử lý càng nhanh, càng tốt.

    Nếu bạn là một sinh viên, hãy trích một tỷ lệ nhất định trong thu nhập mình để tiết kiệm, khuyến nghị là từ 15-20%, để bắt đầu trả dần khoàn nợ sinh viên của mình. Trên thực tế, có khá nhiều người gặp gánh nặng trong việc chi trả khoản nợ sinh viên của mình. Một khoản nợ (cả gốc và lãi vay) lớn đến mức họ không biết nên bắt đầu trả nợ từ đâu. Vì thế, cố gắng tránh rơi vào trường hợp này, nếu bạn biết bạn sẽ phải đối mặt với những khoảng nợ "khủng lồ" trong tương lai, hãy chuẩn bị trả nợ dần từ bây giờ.

    5. Tránh rơi vào trường hợp phải tìm việc làm ngay lập tức sau khi tốt nghiệp

    Việc tiết kiệm tiền với mỗi sinh viên là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những sinh viên không rõ mình làm nghề nào sau khi tốt nghiệp. Việc có trong tay một khoản tiết kiệm không nhỏ sẽ cho phép bạn linh hoạt hơn trong việc suy nghĩ kỹ lưỡng về công việc đúng, phù hợp với mình, thay vì trái với định hướng đã chọn ban đầu.

    Nếu bạn chưa có khoản tiết kiệm, đến một lúc nào đó bạn buộc phải miễn cưỡng chọn một công việc để có thu nhập, thay vì thực sự hứng thú với nó. Mặc dù điều đó không phải là quá tiêu cực, nhưng bạn cũng nên hạn chế càng sớm càng tốt, tránh để bản thân mãi chạy theo một công việc mà bạn không hề yêu thích chỉ vì đồng lương mà mó mang lại.

    Từng có câu nói rằng, tiền bạc không phải là tất cả, nhưng người có tiền là người có quyền tự do chọn những gì họ muốn thay vì những gì họ bắt buộc phải làm. Vì vậy, hãy tiết kiệm để cho phép bản thân có nhiều cơ hội hơn trong việc chọn lựa công việc yêu thích.

    6. Để hỗ trợ cho việc bổ sung kiến thức

    Bên cạnh giảm áp lực từ việc thanh toán khoản nợ sinh viên, việc để dành tiền từ sớm sẽ giúp bạn hỗ trợ cho việc bổ sung kiến thức, giúp ích cho tương lai mà bạn đang hướng tới.

    Có lẽ bạn muốn sở hữu một tấm bằng thạc sĩ? Tiến sĩ? Trường y? Trường luật? Lựa chọn là của bạn! Nhưng, sẽ tuyệt biết bao nếu bạn không phải đối mặt với áp lực từ mức học phí của các chương trình giáo dục này và có thể tự do theo đuổi đam mê của mình.

    7. Tận hưởng những trải nghiệm sống không hối tiếc

    Tuy nhiên, để cân bằng chất lượng cuộc sống, bên cạnh để dành tiền cho quỹ khẩn cấp, giáo dục, v.v. bạn cũng nên tiết kiệm cho một số trường hợp khác.

    Theo đó, hãy để dành tiền và sử dụng hợp lý cho những trải nghiệm sẽ đem lại giá trị đối với cuộc đời của bạn. Tất nhiên, chỉ có bạn mới biết được điều này có đem lại hạnh phúc cho bạn hay không, và chắc chắn rằng khi bạn tận hưởng, hãy chi cho những thứ đáng giá nhất thay vì những trải nghiệm tầm thường.

    Càng trưởng thành, bạn sẽ càng phải trách nhiệm hơn và cuộc đời sẽ càng nhiều thử thách. Do đó, bạn nên trải nghiệm cuộc sống, lắng nghe bản thân và tận hưởng tuổi trẻ chỉ có một trong đời của mình, với cách dùng tiền khôn khéo nhất.

    8. Để chuẩn bị cho tương lai của mình

    Một lý do khác sinh viên nên tiết kiệm tiền là để chuẩn bị cho tương lai của mình, bắt đầu tích lũy theo các mục tiêu tài chính trong cuộc đời. Tuổi sinh viên không kéo dài mãi mãi. Càng về già, các chi phí này chi phí nọ sẽ ập đến bạn, dù là bảo hiểm xã hội, thuế, dịch vụ… thì sự chuẩn bị nhằm đối mặt những chi phí trên vẫn là một việc nên làm. Cố vấn tài chính Tititada khuyên bạn hãy bắt đầu một lối sống cho cuộc sống tương lai của mình, tức là lập mục tiêu tài chính cá nhân, và tiết kiệm, tích lũy theo mục tiêu xa hơn như đám cưới, mua nhà, v.v. Dù việc này có thể khá xa vời nhưng chuẩn bị một tài khoản tiết kiệm sẵn sàng cho các quyết định trong tương lai sẽ là một ý tưởng tốt, giúp bạn nhẹ nhõm và phần nào giảm bớt được áp lực tài chính sau này.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán